Ngộ Không trong các game MOBA – Đâu là ‘Tề Thiên Đại Thánh’ sát nhất với nguyên tác Tây Du Kí?
‘Đại Thánh’ mỗi game lại một vẻ nhưng số lượng Tôn Ngộ Không sát nhất với kiệt tác Tây Du Kí chỉ đếm trên đầu ngón tay mà thôi.
Có lẽ do hạn chế của nền tảng di động mà Ngộ Không của Liên Quân Mobile có bộ kỹ năng quá đơn giản và không mang tính “biến hóa” như nguyên tác trong Tây Du Kí. Nội tại của Ngộ Không Liên Quân Mobile là đòn đánh sẽ được cường hóa mỗi khi dùng kỹ năng, chiêu thứ nhất dù có tên là “Phân Thân Thuật” nhưng lại cho khả năng tàng hình chứ không phải là Phân Thân thực sự.
[Tâm điểm tướng] Ngộ Không – Tề thiên đại thánh – Garena Liên Quân Mobile
Kỹ năng thứ 2 giúp cho Ngộ Không tăng mạnh chỉ số phòng thủ, chiêu cuối vung gậy tấn công kẻ địch xung quanh và làm choáng thì mang màu sắc của một kỹ năng mở giao tranh. Có thể nói Ngộ Không của Liên Quân Mobile là một “Đại Thánh” cục súc, dựa vào độ trâu bò để giành lợi thế so với đối thủ, khác hẳn với hình tượng biến hóa, dùng mưu trí để đánh lừa người khác của Tôn Ngộ Không trong nguyên tác.
Ngộ Không của Liên Quân Mobile có phần dữ tợn, cục súc khác với hình tượng lanh lợi trong Tây Du Kí
Độ chuẩn so với nguyên tác: 3/10
Sang tới thế giới của HoN, “đại thánh” của chúng ta có thể nói là đã mang một chút màu sắc của Tôn Ngộ Không thực sự với bộ kỹ năng cực kì cơ động với chiêu Q – Illusive Dash và W – Heavenly Vault cho quá nhiều khả năng lướt và di chuyển linh hoạt. Hơn nữa một hình tượng nổi tiếng là cưới Cân Đẩu Vân cũng được HoN làm khá tốt khi chiêu cuối Flying Nimbus cho Monkey King của trò chơi này tốc độ di chuyển ngoài giao tranh rất lớn, đúng với tính chất “đi mây về gió”.
Hero Spotlight: Monkey King
Tuy nhiên cũng giống với trường hợp của Liên Quân Mobile, Monkey King của HoN mang quá nhiều màu sắc chiến đấu thông thường mà không thể hiện được sự tinh ranh, đánh lừa người khác của Tôn Ngộ Không trong Tây Du Kí. Đúng là vị tướng này chơi rất thích, cực kì cơ động và giàu sát thương, tuy nhiên để nói là kế thừa Tôn Ngộ Không trong Tây Du Kí thì quá khó để chấp nhận.
Hầu Vương của HoN đã lối chơi lả lướt, linh hoạt gần hơn với nguyên tác
Độ chuẩn so với nguyên tác: 4.5/10
Một trong những yếu tố khiến cho Ngộ Không của LMHT được đánh giá cao hơn về độ chuẩn so với 2 trò chơi kể trên là vị tướng này này có khả năng phân thân. Thậm chí nó còn được nâng cấp lên sau lần nâng cấp gần đây khi phân thân của Ngộ Không còn có thêm khả năng đánh thường, dùng kỹ năng như tướng chính.
WUKONG REWORK Gameplay Guide – League of Legends
Tuy nhiên điều này cũng không khiến cho Ngộ Không của LMHT sở hữu hình tượng chuẩn nhất so với nguyên tác do các kỹ năng còn lại của vị tướng này luôn là tả xung hữu đột như một vị chiến thần thực sự. Trong khi đó thì “đại thánh” ở trong nguyên tác dù có thể chất siêu phàm thật nhưng hiếm khi nào dùng nó để đè bẹp đối thủ mà sử dụng trí thông minh của mình mà khiến đối thủ tự đưa mình vào bẫy.
Khả năng phân thân có thể đánh thường, dùng kỹ năng là điểm cộng lớn nhất của Ngộ Không LMHT
Độ chuẩn so với nguyên tác: 6/10
2. Smite
Đại Thánh của tựa game Smite đã thêm vào 2 chi tiết khiến cho Ngộ Không của họ tiến gần hơn so với nguyên tác, một là khả năng kéo dài của cây Gậy Như Ý để tấn công và chuyện vị tướng này có thể biến hình thành những con vật thay vì chỉ dừng lại ở tướng. Hơn nữa chiêu cuối của Ngộ Không này còn lợi dụng đặc điểm của game Smite, chơi ở góc nhìn thứ nhất, để mang lại lợi thế đặc biệt khi giúp chú khỉ này nhảy lên một đám mây, để lại một phân thân ở dưới mặt đất và quan sát kẻ địch.
SMITE – God Reveal: Sun Wukong, The Monkey King
Tuy nhiên điểm trừ của Ngộ Không trong Smite đó là chiêu biến hình có phần “treo đầu dê bán thịt chó”. Mang cái tên cực kì mĩ niều là “72 Phép biến hóa” tuy nhiên thực tế thì nó chỉ cho phép Ngộ Không biến thành 3 còn vật là Đại Bàng, Hổ và Bò mà thôi.
“Đại thánh” của tựa game Smite sở hữu khả năng biến hóa và đưa hình ảnh kéo dài Gậy Như Ý để tấn công giống trong nguyên tác
Độ chuẩn so với nguyên tác: 7/10
1. DOTA2
Để nói đâu là “Đại Thánh” chuẩn xác nhất so với nguyên tác thì phải kể tới DOTA2. Tựa game của Valve thậm chí còn miêu tả vị tướng này với đầy đủ những tính cách điển hình của Tôn Ngộ Không như lanh lợi, khôn ngoan, có phần tự mãn về danh hiệu “Mỹ Hầu Vương” của mình ngay từ video giới thiệu tướng. Về bộ kỹ năng, điều khiến cho Monkey King vượt trội hơn hẳn chính là khả năng trèo cây như một con khỉ thực thụ, tận dụng lợi thế đặc biệt về mặt địa hình của DOTA2.
Monkey King Teaser
Tuy nhiên 2 điểm khiến cho vị tướng DOTA2 giống với Tôn Ngộ Không chính ở chiêu cuối Wukong’s Command và nội tại Jingu Mastery (tạm dịch là Kim Cô Bổng Pháp), đề cập tới yếu tố võ thuật trong sức mạnh của “đại thánh” chứ không chỉ là thể chất đơn thuần. Chiêu cuối của Monkey King thậm chí còn gọi ra một đoàn quân khỉ giống như trong truyện lúc Tôn Ngộ Không thổi những chiêu lông của mình để biến thành nhiều phân thân vậy, điều không một tựa game nào làm được.
Bứt lông trên người và tạo ra phân thân, hành động quen thuộc của “Tề Thiên Đại Thánh” được Valve làm quá xuất sắc khi mang Monkey King vào DOTA2
Độ chuẩn so với nguyên tác: 8.5/10.
Timi 'muối mặt' thừa nhận bản gốc của Liên Quân Mobile đã 'đạo nhái ý tưởng' trắng trợn
Bản gốc của Liên Quân Mobile vẫn được Timi đầu tư mạnh để sản xuất tướng và các mẫu skin mới nhưng cộng đồng thì khá hoài nghi...
Vương Giả Vinh Diệu (King of Glory/Honor of Kings) là bản gốc của Liên Quân Mobile. Trò chơi này vẫn đang là game MOBA trên di động số 1 Trung Quốc. Trong khi đó, Liên Quân Mobile với tên quốc tế là Arena of Valor được Tencent tự hào khoe rằng sở hữu 200 triệu người chơi trên khắp thế giới.
Thế nhưng với những tín đồ game MOBA khắp mọi nơi thì họ luôn có cảm giác hoài nghi về các nội dung trong Vương Giả Vinh Diêu cũng như Liên Quân Mobile. Liệu bao nhiêu nội dung được sản xuất dựa trên chất xám của đội ngũ thiết kế hay họ chỉ chuyên 'đạo ý tưởng'?
Rất nhiều những nội dung xuất hiện trong Vương Giả Vinh Diệu từ lâu đã bị nghi ngờ.
Các nội dung mà cộng đồng nghi ngờ không đơn thuần chỉ là kỹ năng tướng mà ngay cả tạo hình tướng, skin cũng đều có vấn đề. Mới đây thôi, không để cộng đồng hoài nghi thêm khi Timi chính thức thừa nhận hành vi 'đạo nhái' của các nhân viên tới từ team thiết kế.
Timi cũng cam kết rút toàn bộ các bản Concept cũng như Hoạt ảnh có 'vấn đề' khỏi kế hoạch. Cụ thể thì skin bị dính phốt 'vi phạm bản quyền' là skin dành cho vị tướng trợ thủ Dao (Yao).
Tướng trợ thủ Dao khi ở dạng người.
Tướng trợ thủ Dao khi ở dạng hươu.
Vị tướng này chưa được chuyển thể vào Liên Quân Mobile dạng hoàn chỉnh, nhưng sở hữu năng lực biết hóa thú như Liliana, 'nhập hồn' với đồng đội như Zip và sát thương lan ra nhiều mục tiêu như Laville.
Hành vi vi phạm của đội ngũ thiết kế skin Dao được cho là họ mượn ý tưởng dựa trên loạt art Sơn Hải Kinh của họa sĩ Suze. Cần nói thêm, Dao là tướng hỗ trợ có cơ chế chuyển hóa sang dạng hươu. Khi hoạt cảnh của skin mới này xuất hiện thì cư dân mạng Trung Quốc đã chỉ ra hàng loạt những chi tiết tương đồng đáng kể với các tác phẩm của họa sĩ Suze. Trong đó, hoạt cảnh hươu 'bừng tỉnh' kéo dài trong 3 giây được chính Timi thừa nhận 'đạo nhái'.
Bản concept skin mới của Dao.
Hoạt cảnh kéo dài trong 3 giây của skin mới khiến cộng đồng xôn xao.
Đội ngũ thiết kế skin Dao (hình trái) đã mượn ý tưởng dựa trên loạt art Sơn Hải Kinh của họa sĩ Suze (hình phải)
Timi sau đó đã gửi lời xin lỗi tác giả Suze và hứa xử phạt nội bộ, đồng thời gỡ toàn bộ những nội dung liên quan có sai phạm. Vì dính vào scandal này mà skin Dao mới có thể sẽ trễ ngày ra mắt, dự kiến sẽ vào ngày 27/4 tới. Không những vậy, sự cố liên quan tới 'bản quyền hình ảnh' hay 'đạo ý tưởng' của Vương Giả Vinh Diệu cũng ít nhiều ảnh hưởng trực tiếp tới Liên Quân Mobile.
Nên nhớ, tựa game có tên quốc tế là Arena of Valor này đã dính quá nhiều 'phốt', từ việc bê nguyên các trăm thiết kế tướng - skin của HoN cho tới phát triển các tính năng 'ăn theo' những dòng game MOBA nổi tiếng.
Timi đã đưa ra một tuyên bố xin lỗi trên trang web chính thức, thừa nhận rằng thực sự có vấn đề đạo ý tưởng của Vương Giả Vinh Diệu.
Quyết Một Phen
Steam: CS:GO vượt mặt Dota 2 với kỷ lục 1,3 triệu lượng người chơi cùng lúc Hiện tại, số lượng người chơi CS:GO vẫn chưa dừng lại trên nền tảng Steam. Lần đầu tiên trong lịch sử, Counter-Strike: Global Offensive (CS:GO) đã vượt mặt Dota 2 về số lượng người chơi cùng thời điểm. Theo đó, đã có hơn 1,3 triệu người chơi tựa game FPS lão làng trong esports. Trước đây, MOBA luôn là tựa game có nhiều...