Ngộ độc, tổn thương não do sưởi ấm bằng than trong phòng kín
Đốt than hoa sưởi ấm trong nhà vào ban đêm và đóng cửa đi ngủ, cả gia đình 4 người ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh phải nhập viện cấp cứu.
Cả nhà 4 người ngộ độc khí CO do đốt than hoa sưởi ấm trong nhà
Trung tâm Y tế huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) vừa tiếp nhận 4 bệnh nhân trong 1 gia đình (trong đó có 1 trẻ em và 1 trẻ sơ sinh), trú tại xã Việt Tiến, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh nhập viện với tình trạng khó thở, ý thức lơ mơ, nôn mửa do đốt than hoa sưởi ấm trong nhà vào ban đêm và đóng cửa đi ngủ.
Ngay khi tiếp nhận, các bệnh nhân nhanh chóng được chuyển vào Khoa Cấp cứu – Hồi sức tích cực và Chống độc để điều trị hồi sức tích cực, thở oxy dòng cao. Hiện tại, cả 4 bệnh nhân đều tỉnh táo và đang được theo dõi tiếp.
Tuyệt đối không được sưởi ấm bằng than tổ ong, củi, than hoa, … trong phòng kín
Nguy cơ ngộ độc, tổn thương não do sưởi ấm bằng than trong phòng kín
Khi đốt các nhiên liệu chứa các-bon như củi, than củi, than tổ ong, xăng dầu,… ở trong không gian mở thoáng thì nhiên liệu cháy hết và cơ bản tạo ra khí CO2 ít ảnh hưởng sức khỏe. Tuy nhiên, nếu đốt trong khu vực kín cửa, nhiên liệu cháy dở dang sinh ra khí CO lại là khí rất độc. Khí CO không màu, không mùi vị nên rất khó nhận biết, nhất là khi đang ngủ, mọi người sẽ dần lịm đi mà không biết gì.
Trong môi trường kín chứa nhiều khí CO tới mức gây độc, thường những người hít phải đều có khả năng ngộ độc, vì thế hầu hết đều có triệu chứng gần như nhau:
Dấu hiệu đầu tiên thường là: đau đầu, mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn, nôn, nhìn mờ, có thể có rối loạn hành vi, khó tập trung, kích thích, hưng cảm. Ở giai đoạn này nếu bệnh nhân được tách khỏi nguồn CO thì các triệu chứng có thể cải thiện sớm.
Ở giai đoạn nặng trong trường hợp ngộ độc nhiều ( nồng độ CO trong máu thường trên 30%), phát hiện muộn hoặc nhiễm độc ở người già có bệnh mạn tính như bệnh tim hoặc bệnh phổi mạn tính, hoặc phụ nữ mang thai do thai nhi nhạy cảm đặc biệt với khí CO. Lúc này thường thì người bệnh đã có tổn thương não, tổn thương tim và cơ.
Video đang HOT
Bệnh nhân có thể ngất, co giật, biểu hiện một số dấu hiệu ngoại tháp như run tay chân hay rối loạn trương lực cơ, nhìn mờ, hôn mê. Tình trạng hôn mê có thể cải thiện nhanh chóng nhưng cũng có thể để lại di chứng nặng nề ở khoảng từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 40 sau khi tiếp xúc, thậm chí tử vong.
Bệnh nhân trên 30 tuổi tăng nguy cơ xuất hiện biến chứng. Hôn mê, trạng thái thực vật kéo dài, rối loạn nhận thức. Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể gặp di chứng kín đáo: tâm thần kinh, giảm trí nhớ, tập trung, rối loạn cảm xúc, có thể tới 47%.
Theo những số liệu nghiên cứu khoa học cho thấy, kể cả những trường hợp nhẹ nhất trong những trường hợp người bị ngộ độc khí CO, có tới khoảng gần 50% sẽ gặp những biến chứng về sức khỏe tâm thần, thần kinh, tổn thương não sau này. Nhẹ nhất có thể là suy giảm trí nhớ các mức độ khác nhau, thậm chí có thể là hôn mê, hoặc mất trí nhớ hoàn toàn.
Bệnh nhân ngộ độc khí CO được điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai.
Để phòng ngộ độc, tuyệt đối không đốt các loại nhiên liệu như than tổ ong, củi, than hoa, khí gas,… để trong không gian kín. Nếu bắt buộc phải sử dụng thì không được sử dụng trong phòng kín, nên để mở cửa thoáng để có lưu thông khí đầy đủ. Tốt nhất là chọn phương pháp khác để sưởi ấm.
Cần sử dụng các thiết bị sưởi ấm theo khuyến cáo và đảm bảo các điều kiện thông gió an toàn. Định kỳ hàng năm kiểm tra tất cả các thiết bị khí đốt, đảm bảo các thiết bị gas và lò sưởi trong tình trạng tốt.
Thực hiện nghiêm túc hướng dẫn, khuyến cáo về an toàn phòng cháy chữa cháy trong sử dụng máy phát điện.
Không sử dụng các phương tiện, thiết bị sử dụng động cơ đốt trong (chạy máy phát điện, chạy phát ô tô, xe máy) tại không gian kín, như tầng hầm hoặc nhà để xe.
Có biện pháp kiểm tra nồng độ khí độc trước khi xuống các khu vực giếng sâu, hầm lò.
Nếu phát hiện người bị ngạt khí cần mở rộng cửa để làm thoáng khí, trường hợp bệnh nhân thở yếu, bất tỉnh, hoặc tim phổi không còn thì cần tiến hành hô hấp nhân tạo hoặc ép tim (cấp cứu ngừng tuần hoàn) sau đó đưa tới cơ sở y tế gần nhất. Tại các bệnh viện, bệnh nhân sẽ được cấp cứu điều trị tiếp.
Nhập viện tâm thần do lạm dụng thuốc lá điện tử
Nam bệnh nhân bị rối loạn hoang tưởng ảo giác và nhiều bệnh lý khác sau khi sử dụng thuốc lá điện tử trộn thêm cần sa.
Viện sức khỏe tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) mới đây đã tiếp nhận một trường hợp nam bệnh nhân 26 tuổi chịu hậu quả rối loạn tâm thần do lạm dụng thuốc lá điện tử có trộn cần sa.
Bệnh nhân cho biết cách thời gian vào viện 5 tháng có cãi nhau với vợ. Sau mâu thuẫn trên, vợ anh đã nộp đơn ly hôn.
Nam bệnh nhân bị rối loạn tâm thần do thuốc lá điện tử
Rối loạn tâm thần do thuốc lá điện tử
Trước hành động dứt khoát muốn chia tay của vợ, bệnh nhân rơi vào trạng thái buồn chán, không muốn nói chuyện, giao tiếp với ai.
Nam bệnh nhân cho biết trong suốt thời gian này, bệnh nhân không thể tập trung làm việc khiến công việc cũng "xuống dốc".
Để giải tỏa những cảm xúc trên, bệnh nhân đã dùng cần sa pha vào tinh dầu thuốc lá điện tử để hút. Bệnh nhân ngồi hút thuốc cả đêm, rồi ngủ gục trên giường cả buổi sáng, bỏ làm. Mẹ bệnh nhân phát hiện ra và bắt bỏ hút thuốc nhưng bệnh nhân không nghe nên gia đình đưa anh vào Viện Sức Khỏe tâm thần điều trị.
Bác sĩ Vũ Văn Hoài, Đơn nguyên sử dụng chất và y học hành vi, Viện Sức khỏe tâm thần cho biết nam bệnh nhân được chẩn đoán rối loạn tâm thần hành vi do sử dụng cần sa. Việc dùng thuốc lá điện tử trộn thêm cần sa không chỉ gây nghiện, dẫn đến các rối loạn hoang tưởng ảo giác mà còn kéo theo nhiều bệnh lý cơ thể khác.
Trước đó, tại đây cũng tiếp nhận và điều trị cho nữ bệnh nhân trẻ tuổi (ở Hà Nội) có các hành vi bất thường do hút thuốc lá điện tử quá nhiều. Theo chia sẻ của gia đình, bệnh nhân bắt đầu hút thuốc lá điện tử từ 4 năm trước. Càng ngày hút nhiều hơn, cơ thể lúc nào cũng trong trạng thái mơ màng, mệt mỏi, đờ đẫn.
Mẹ của bệnh nhân phát hiện con gái hay nói chuyện không liên quan, khi mọi người gọi hay nói chuyện thì không tập trung hoặc trả lời chậm. Gia đình đã đưa bệnh nhân đi khám và được chẩn đoán rối loạn tâm thần, hành vi do sử dụng thuốc lá điện tử.
Nhiều chất gây ung thư có trong thuốc lá điện tử
Các bác sĩ cho biết sử dụng thuốc lá điện tử đang có xu hướng gia tăng nhanh ở người trẻ. Lý do chính khiến người dùng sử dụng thuốc lá điện tử là tò mò, hương vị ngon hơn thuốc lá, ý định cai thuốc lá hoặc giảm hút thuốc lá.
Bác sĩ Hoài lưu ý thêm trong thuốc lá điện tử có chất lỏng EC, chứa nicotine dạng lỏng có nồng độ cao. Việc sử dụng nicotine nồng độ cao có liên quan đến ngộ độc, có thể đe dọa tính mạng của người dùng và gây tử vong. Sử dụng nicotine thường dẫn đến các triệu chứng bao gồm nhức đầu, trầm cảm, khó chịu, lo lắng và suy giảm khả năng tập trung.
"Ngoài ra, việc sử dụng thuốc lá điện tử dễ khiến người dùng nghiện thêm các chất gây nghiện khác ví như cần sa. Việc sử dụng thuốc lá điện tử có chứa nicotine làm tăng khả năng sử dụng cần sa gấp 3,5 lần"-bác sĩ Hoài thông tin.
Khảo sát của Bộ Y tế mới đây cho thấy tại gần 700 cơ sở y tế, riêng năm 2023 đã có 1.224 ca nhập viện do sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng. Các triệu chứng khi nhập viện bao gồm dị ứng, ngộ độc, tổn thương phổi cấp, đột quỵ não. Số ngày điều trị trung bình từ 1-6 ngày; có 5% số bệnh nhân sau điều trị vẫn để lại di chứng...
Thuốc lá điện tử có thành phần gây nghiện và độc hại cho người sử dụng
Theo Bộ Y tế, chỉ trong vòng 2 năm, tỉ lệ sử dụng thuốc lá điện tử trong học sinh 13-15 tuổi đã gia tăng hơn 2 lần từ 3,5% năm 2022 lên 8,0% năm 2023. Theo thống kê, tỉ lệ hút thuốc của nhóm từ 15 - 24 tuổi là 7,3%; từ 25 - 44 tuổi là 3,2%; từ 45 - 64 tuổi là 1,4%.
Các chuyên gia cảnh báo đối với lứa tuổi học sinh, sinh viên, việc sử dụng thuốc lá điện tử còn kéo theo nhiều tác hại khác như: việc hút thuốc lá điện tử tác động trực tiếp và dài hạn đến não bộ, đặc biệt vùng vỏ não trước trán - khu vực phát triển mạnh ở thời kỳ học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông. Các vùng não này xử lý quá trình nhận thức và cảm xúc, động lực, khả năng lập kế hoạch, sự tập trung chú ý.
Người đàn ông 41 tuổi tử vong sau chầu nhậu Nam bệnh nhân được chuyển đến bệnh viện trong tình trạng hôn mê, ngừng tuần hoàn. Mặc dù đã được các bác sĩ cứu chữa nhưng người đàn ông tử vong do ngộ độc Methanol quá nặng. Ngày 6/12, Khoa chống độc (Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An) cho biết, khoa vừa tiếp nhận 2 bệnh nhân ngộ độc methanol. Cụ...