Ngộ độc thuốc Paracetamol do dùng quá liều
Trung tâm Y tế huyện Phù Ninh vừa cấp cứu thành công người bệnh 25 tuổi, bị ngộ độc thuốc Paracetamol do dùng quá liều.
Bệnh nhân sau khi điều trị tích cực, sức khỏe đã ổn định.
Bệnh nhân là chị T.H.H, ở huyện Phù Ninh. Nữ bệnh nhân được đưa vào Trung tâm Y tế huyện sau khi uống hơn 20 viên thuốc paracetamol ở nhà.
Ngay sau khi uống thuốc, bệnh nhân bị đau bụng, nôn nhiều, tức ngực, khó thở, phải đi cấp cứu. Tại Trung tâm Y tế, bác sĩ nhanh chóng rửa dạ dày, truyền dịch bù nước, điện giải, dùng thuốc giải. Tới ngày 15/4, sau 5 ngày điều trị tích cực, người bệnh ổn định và đủ điều kiện xuất viện.
BSCKI. Trần Thạch Hải – Trưởng Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, Trung tâm Y tế huyện Phù Ninh cho biết: “Paracetamol có tính an toàn cao, ít tác dụng phụ khi được sử dụng đúng liều lượng và đúng cách, nhưng việc sử dụng quá liều Paracetamol có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như suy gan, suy thận, viêm tụy, hạ đường huyết và nhiễm acid lactic”.
Bác sĩ khuyến cáo, khi dùng thuốc, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc, không uống quá liều quy định. Nếu có biểu hiện hoặc nghi ngờ ngộ độc thuốc, cần đưa ngay người bệnh đến cơ sở y tế để được xử lý kịp thời.
Người phụ nữ 38 tuổi có máu đục như sữa
Chiều 5/12, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam cho biết các bác sĩ vừa cứu sống một nữ bệnh nhân 38 tuổi viêm tụy cấp, máu đục như sữa.
Theo đó, bệnh nhân N.T.T.H. (38 tuổi, quê xã Dĩnh Trì, TP. Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang) nhập viện trong tình trạng đau bụng tăng dần, kích thích nhiều. Sau khi được bác sĩ thăm khám và thực hiện xét nghiệm cần thiết, bệnh nhân được chẩn đoán viêm tụy cấp do tăng Triglyceride máu, biến chứng suy đa tạng.
Tiến hành chụp CT scan ổ bụng phát hiện hình ảnh viêm tụy cấp nặng, thâm nhiễm và có dịch ở quanh đuôi tụy. Hội chẩn khẩn giữa Khoa Hồi sức tích cực - chống độc và Khoa Nội tiêu hóa, các bác sĩ nhận thấy tình trạng bệnh nhân rất nặng, cần phải điều trị nội khoa tích cực và chỉ định thay huyết tương kịp thời để cứu sống bệnh nhân.
Bệnh nhận có máu đục như sữa vì viêm tụy cấp được cứu sống kịp thời. Ảnh: BVCC
Sau 5 ngày điều trị, bệnh nhân tỉnh táo, giảm đau bụng, nồng độ Triglyceride máu về mức bình thường, tình trạng viêm tụy cấp cải thiện. Bệnh nhân tiếp tục được chuyển và theo dõi nội khoa tại Khoa Nội tiêu hóa và dự kiến xuất viện trong 1 tuần tới.
Huyết tương của bệnh nhân được lấy ra có màu trắng đục như sữa. Ảnh: BVCC
Theo bác sĩ Nguyễn Bảo Chi, Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, bệnh nhân nữ này là trường hợp mắc bệnh hiếm gặp của viêm tụy cấp. Vì bệnh này rất ít gặp ở người trẻ là nữ, nguyên nhân thường gặp là do sỏi đường mật, nghiện rượu... Bác sĩ khuyến cáo để bảo vệ sức khỏe, người dân cần luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, hạn chế sử dụng thực phẩm giàu chất béo, dầu mỡ và nên kiểm tra sức khỏe định kỳ.
Cứu sống bệnh nhi nguy kịch do đuối nước Một bệnh nhi nhập viện cấp cứu trong tình trạng nguy kịch do đuối nước. Tuy nhiên, với sự điều trị tích cực của các y, bác sĩ Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc (Bệnh viện Sản - nhi tỉnh), đến nay, bé đã hồi phục hoàn toàn, không để lại di chứng. Chiều 2/4, bệnh nhi H.T.N.N (14 tuổi) ở...