Ngộ độc thực phẩm mùa nắng nóng: Hiểm nguy từ những thói quen
Mùa hè là mùa cao điểm xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm. Ngoài nguyên nhân khách quan về chất lượng thực phẩm, cách chế biến, sử dụng thức ăn chưa khoa học cũng có thể là nguy cơ.
Biết rồi vẫn mắc
Lưu trữ thức ăn từ sáng tới chiều tối, thậm chí để qua đêm trong môi trường bên ngoài hay tích trữ đủ thứ thức ăn sống – chín, rau củ, thịt cá… trong tủ lạnh là thói quen của nhiều bà nội trợ và các nhà hàng kinh doanh ăn uống. Thói quen tưởng vô hại này thực ra lại gây rất nhiều tác động tiêu cực, khiến nguy cơ người dân bị ngộ độc thực phẩm tăng cao.
Chuyên gia thực phẩm Nguyễn Duy Thịnh cho hay, trong môi trường nắng nóng, nhiều loại vi khuẩn có khả năng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, như vi khuẩn E.coli, vi khuẩn Shigella gây đau bụng, tiêu chảy, ngộ độc đường ruột. Các thực phẩm có nguồn gốc động vật, giàu đạm và dầu như hải sản, thịt, sữa có nguy cơ ôi thiu cao, nếu để bên ngoài môi trường, nhiệt độ cao, vi khuẩn phát triển nhanh, dẫn đến thực phẩm nhanh bị hư hỏng, biến chất, nấm mốc.
Video đang HOT
Ngoài ra, nếu để thức ăn đã chế biến mà không che đậy kỹ, cẩn thận, các loại côn trùng có cánh (đa phần là ruồi) đậu vào thức ăn và đẻ trứng, trứng sau đó sẽ nở ra giòi. Thời tiết nóng nực hiện nay càng tạo điều kiện cho giòi phát triển nhanh.
“Thói quen tích trữ nhiều thực phẩm, để lẫn đồ tươi sống với thức ăn đã qua chế biến trong tủ lạnh mà một số người đang sở hữu cũng tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm chéo, do tiếp xúc giữa các thực phẩm”, chuyên gia Nguyễn Duy Thịnh lo ngại.
Thậm chí, một số người còn có tâm lý “tiếc của”, thấy thực phẩm có mùi bất thường nhưng vẫn đun nóng lại, hoặc gột bỏ chỗ bị hỏng để sử dụng. Đây là thói quen rất nguy hiểm. Một thói quen nữa cũng không tốt trong ngày hè mà nhiều người đang mắc phải là thức ăn đã chế biến, sau bảo quản không đun nóng lại, mà ăn ngay.
Tại một số cơ sở kinh doanh ăn uống, qua quan sát, phóng viên nhận thấy, nhiều nhân viên chế biến sẵn sàng dùng tay để bốc thức ăn sống, chín. Các loại dao, thớt cũng không phân biệt, đồ nào dùng cho thực phẩm chín, đồ nào chỉ dùng chế biến thức ăn tươi sống. Một số cơ sở còn coi sàn nhà là tủ bếp khi thực phẩm được vứt bừa bãi trên nền đất, có khi còn cạnh cả nhà vệ sinh, bồn cầu.
Tự bảo vệ bản thân
Mùa hè nóng bức nên mọi người thường ưa thích món ăn nguội, mát. Nhưng để an toàn, chuyên gia khuyến cáo phải đảm bảo thời gian làm nguội và dùng thức ăn trong vòng không quá 2 giờ sau khi nấu. Với thức ăn đã nấu chín, cất trữ trong tủ lạnh, khi đem ra sử dụng lại, phải đun sôi ít nhất ở 70 độ C.
Bác sĩ Nguyễn Văn Tiến, Trung tâm Giáo dục truyền thông dinh dưỡng (Viện Dinh dưỡng) cho hay, để phòng tránh ngộ độc thực phẩm do các vi khuẩn gây bệnh, người dân cần đun chín kỹ thực phẩm, không sử dụng đồ ăn tái, sống; thịt, cá sau khi nấu không còn màu hồng, đỏ. Với rau quả ăn sống, cần phải rửa kỹ dưới vòi nước, ngâm nước muối 0,9% trước khi ăn.
Với thời tiết mùa hè nắng nóng, thực phẩm rất dễ hỏng. Vì vậy, chuyên gia khuyên người tiêu dùng chỉ nên mua và sử dụng thực phẩm trong ngày, không nên dự trữ quá nhiều thực phẩm trong tủ lạnh. Đối với thực phẩm đông lạnh, cần rã đông hoàn toàn trước khi nấu. Không để lẫn, chế biến lẫn các thực phẩm sống với thực phẩm chín; ăn chín, uống sôi, hạn chế tối đa việc sử dụng thực phẩm sống, tái.
“Khi chế biến thực phẩm, cần đảm bảo vệ sinh tay, vệ sinh dụng cụ ăn uống, dụng cụ chế biến, sử dụng nguồn nước sạch. Nên ăn ngay sau khi chế biến, nếu chưa sử dụng, thì cần bảo quản kỹ thực phẩm bằng cách che, đậy bằng hộp đựng, lồng bàn, tủ lạnh, tránh ruồi, muỗi, nhặng. Nếu để sau 2 giờ, thì phải hâm nóng lại trước khi sử dụng. Không nên để thực phẩm qua đêm và hâm đi hâm lại nhiều lần”, bác sỹ của Viện Dinh dưỡng đưa ra lời khuyên.
Bà Trần Việt Nga, Phó cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) nhấn mạnh, để sử dụng thực phẩm an toàn, người dân cần tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất để bảo đảm chất lượng như đã ghi trên nhãn sản phẩm, theo đúng vòng đời của sản phẩm. Khi có dấu hiệu ngộ độc thực phẩm, cần dừng ngay việc sử dụng thực phẩm nghi ngờ và tới khám tại cơ quan y tế gần nhất, tuyệt đối không tự mua và sử dụng thuốc, tránh nguy cơ bệnh tăng nặng.
Đồng Nai: nghi ngộ độc thực phẩm quy mô lớn
Từ rạng sáng ngày 22/6 đến chiều 25/6, Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Khánh (Đồng Nai) đã cấp cứu cho 158 người với các triệu chứng nghi ngộ độc thực phẩm.
Ảnh minh hoạ: TTXVN
Một số bệnh nhân cho biết, chiều tối 22/6, họ mua bánh mì có nhân pate, chả, đồ chua, rau.tại một tiệm ở thành phố Long Khánh. Sau khi ăn, nhiều người có các biểu hiện như đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, kiết lỵ, sốt nên được người nhà đưa đi cấp cứu tại bệnh viện.
Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Khánh cho biết, các bệnh nhân ăn bánh mì cùng một thời điểm nhưng cóc biểu hiện ngộ độc nặng, nhẹ khác nhau.
Hiện tại, sức khoẻ của các bệnh nhân đã ổn định. Một số người đã được xuất viện, một số đang được theo dõi, điều trị tại bệnh viện.
Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Đồng Nai đã lấy mẫu xét nghiệm để xác định nguyên nhân vụ việc.
Người phụ nữ bị tê liệt tứ chi sau khi ăn sam biển hiện ra sao? Sau khi ăn sam biển luộc, người phụ nữ ở Cà Mau có biểu hiện bị tê liệt tứ chi, cơ thể tím tái. Một người phụ nữ ở Cà Mau bị tê liệt tứ chi, người tím tái sau khi ăn sam biển. (Ảnh minh họa) Chiều 15/6, thông tin từ Bệnh viện Đa khoa huyện Cái Nước (Cà Mau) cho biết,...