Ngộ độc thực phẩm có thể dẫn đến sảy thai
Biến chứng ngộ độc thực phẩm Listeria có thể dẫn đến sảy thai trong thời kỳ đầu và trong thời kỳ thai kỳ sau đó, nó có thể dẫn đến sinh non và thai chết lưu.
Ngộ độc thực phẩm gây ra khi bạn ăn phải thực phẩm bị ô nhiễm, hư hỏng hoặc độc hại bị nhiễm vi khuẩn, vi rút và ký sinh trùng.
Những sinh vật truyền nhiễm này có thể tiếp xúc với thực phẩm tại thời điểm chế biến hoặc sản xuất và làm ô nhiễm nó.
Ở nhà, nếu thực phẩm chưa được xử lý hoặc nấu không đúng cách, ô nhiễm thực phẩm có thể xảy ra.
Không nên ăn các sản phẩm nếu chúng còn sống hoặc chưa chín để phòng tránh ngộ độc thực phẩm (Ảnh: theo boldsky).
Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm
Vi khuẩn: Các vi khuẩn như E.coli, Salmonella và Listeria là những nguyên nhân phổ biến nhất gây ngộ độc thực phẩm.
Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC), Salmonella gây ra 1,2 triệu bệnh thực phẩm, 23.000 ca nhập viện và 450 ca tử vong ở Mỹ mỗi năm.
Hai loại vi khuẩn ít được biết đến khác có thể gây ô nhiễm thực phẩm là Campylobacter và Clostiridium botulinum (botulism).
Virus: đặc biệt là norovirus, còn được gọi là virus Norwalk, gây ra hơn 19 triệu trường hợp ngộ độc thực phẩm mỗi năm. Virus viêm gan A cũng có thể lây truyền qua thực phẩm.
Ký sinh trùng: Ngộ độc thực phẩm do ký sinh trùng không phổ biến nhưng vẫn có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của bạn.
Triệu chứng ngộ độc thực phẩm
Các triệu chứng khác nhau tùy thuộc vào nguồn lây nhiễm. Khoảng thời gian để các triệu chứng xuất hiện chỉ từ 1 giờ đến dài nhất là 28 ngày.
Các triệu chứng như sau: Bệnh tiêu chảy, chuột rút bụng, ăn mất ngon, nôn, sốt nhẹ, nhức đầu…
Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người lớn tuổi: Họ dễ bị ngộ độc thực phẩm vì hệ thống miễn dịch của họ yếu.
Các yếu tố nguy cơ ngộ độc thực phẩm
Phụ nữ mang thai: Những thay đổi trong quá trình trao đổi chất và tuần hoàn có thể làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm ở phụ nữ mang thai.
Những người mắc bệnh mãn tính: Các bệnh mãn tính như bệnh gan, AIDS và tiểu đường có thể làm giảm phản ứng miễn dịch của bạn.
Biến chứng ngộ độc thực phẩm
Video đang HOT
Mất nước là biến chứng nghiêm trọng nhất của ngộ độc thực phẩm. Biến chứng ngộ độc thực phẩm Listeria có thể dẫn đến sảy thai trong thời kỳ đầu mang thai và trong thời kỳ thai kỳ sau đó, nó có thể dẫn đến sinh non và thai chết lưu.
Các chủng vi khuẩn E.coli có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng, gây tổn thương niêm mạc của các mạch máu nhỏ trong thận gây suy thận.
Ngoài ra, người lớn tuổi, những người có khả năng miễn dịch yếu và trẻ em dưới 5 tuổi có nguy cơ mắc biến chứng này cao hơn.
Chẩn đoán ngộ độc thực phẩm
Chẩn đoán được thực hiện dựa trên tiền sử chi tiết của cá nhân, người đó đã bị bệnh bao lâu, các triệu chứng và thực phẩm được ăn.
Dựa trên các triệu chứng, bác sĩ thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán như xét nghiệm phân và xét nghiệm máu để xác định nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm.
Xét nghiệm nước tiểu cũng được thực hiện để xem liệu một cá nhân có bị mất nước do ngộ độc thực phẩm hay không.
Ngộ độc thực phẩm có thể được điều trị tại nhà và nó thường được giải quyết trong vòng ba đến năm ngày.
Điều trị ngộ độc thực phẩm
Giữ cho cơ thể đủ nước mọi lúc và uống nước điện giải để duy trì sự cân bằng chất lỏng trong cơ thể bị mất do tiêu chảy và nôn mửa.
Thuốc kháng sinh được bác sĩ kê toa nếu bạn bị ngộ độc thực phẩm vi khuẩn.
Ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn Listeria gây ra đòi hỏi phải điều trị bằng kháng sinh tiêm tĩnh mạch khi nhập viện.
Thuốc không kê đơn như loperamid và bismuth subsalicylate có thể giúp kiểm soát tiêu chảy và buồn nôn.
Những gì không nên ăn khi bạn bị ngộ độc thực phẩm
Thực phẩm giàu chất béo, sản phẩm sữa, thực phẩm cay và chiên, thực phẩm có chứa gia vị, thực phẩm có hàm lượng đường cao.
Ngoài ra, để ngăn chặn ngộ độc thực phẩm bạn không nên ăn các sản phẩm nếu chúng còn sống hoặc chưa chín.
Luôn rửa trái cây và rau quả trước khi ăn hoặc nấu ăn. Rửa tay trước khi ăn hoặc nấu thức ăn và không tiêu thụ sữa chưa tiệt trùng.
An Nhiên
Theo boldsky/giaoduc.net
Được dự đoán không thể mang thai vì sở hữu 2 âm đạo, 2 tử cung, bà mẹ khiến bác sĩ ngạc nhiên khi lập loạt kì tích
Bà mẹ được chẩn đoán không bao giờ có thể làm mẹ khi chào đời với dị tật hiếm gặp: 2 âm đạo, 2 tử cung. Thế nhưng cuộc sống luôn đem đến những bất ngờ.
Lauren Cotter (34 tuổi, ở Australia) sinh ra với một trong những dị tật bẩm sinh cực kỳ hiếm gặp: 2 âm đạo, 2 tử cung và các bác sĩ chẩn đoán việc mang thai của cô là "bất khả thi", nhưng kì tích đã xảy ra...
Mang thai 2 bé ở 2 phần tử cung khác nhau
Năm 16 tuổi, Lauren Cotter được chẩn đoán khác thường về dị tật mà mình mắc phải. Trước đó 2 năm, Lauren phải chịu đựng những kỳ kinh nguyệt vô cùng đau đớn. Khi kết quả siêu âm cho thấy Lauren mắc hội chứng hiếm gặp, bác sĩ tiết lộ rằng, việc cô mang thai gần như là "bất khả thi".
Tuy nhiên, Lauren đã chọn phẫu thuật để loại bỏ phần chia đôi tử cung của mình. Nhờ đó, cô vẫn có thể duy trì đời sống tình dục bình thường như bao người khác. Mặc dù vậy, tử cung của Lauren vẫn không thể đạt được trạng thái hợp nhất nguyên vẹn. Điều này làm tăng nguy cơ cô bị sảy thai hoặc thai chết lưu.
Lauren chào đời với 2 âm đạo, 2 tử cung.
Lauren gặp gỡ ông xã của mình năm 17 tuổi. Sau khi hai người kết hôn năm 2012, Lauren đã thú thật với chồng về hội chứng lạ mà mình gặp phải. " Từ rất sớm, Ben và tôi đã tính chuyện có con. Anh ấy thực sự rất muốn làm cha", Lauren chia sẻ trên PA Real Life. " Tôi biết mình phải cởi mở và trung thực, phải kể cho anh biết, sinh con có lẽ là điều bất khả với tôi".
Bất kể kết quả có ra sao, Ben khẳng định, anh vẫn một lòng yêu thương, ủng hộ vợ. May mắn đã đến khi mới chỉ sau 1 năm thành hôn, cặp đôi đã đón nhận tin vui: Lauren mang bầu.
" Thực tế là chúng tôi thấy việc thụ thai không hề khó chút nào", Lauren nhớ lại. " Tôi không chắc tại sao lại thế hay nguyên nhân có thể nằm ở việc tôi có tới hai âm đạo. Nhưng chúng tôi cũng hiểu rằng, con đường phía trước rất gập ghềnh. Cả hai đều cố gắng để không đặt quá nhiều hi vọng".
Lauren mất cả tuần để thử đi thử lại que thử thai trước khi chắc chắn mong ước của mình đã trở thành hiện thực. " Mỗi ngày qua đi, vạch báo có thai trên que thử lại càng đậm hơn. Cho tới lúc tôi biết rõ rằng, mình đã mang bầu".
Tháng 6/2014, Lauren sinh hạ con gái đầu lòng Amelie bằng phương pháp sinh mổ. Cô bé hoàn toàn khoẻ mạnh, cân nặng hơn 3kg.
Một năm rưỡi sau, Lauren và Ben quyết định sẽ tăng dân số cho tổ ấm nhỏ của mình. Một lần nữa, họ không hề gặp rắc rối nào trong việc thụ thai. Chỉ 2 tháng sau, Lauren phát hiện mang bầu bé trai Harvey. Cậu bé lớn lên ở tử cung bên trên của mẹ - đây là điểm khác biệt so với chị gái Amelie.
" Khi mang thai lần đầu, Amelie thành hình ở tử cung bên phải của tôi. Do đó, chúng tôi mặc định phía bên trái tử cung không có giá trị gì. Nhưng sự thực không phải như vậy", Lauren kể. Và bé Harvey đã hình thành ở tử cung bên trái.
Harvey chào đời ở tuần thứ 33, cũng bằng phương pháp sinh mổ. Tuy nhiên, bé chỉ nặng gần 2,2kg và gặp khó khăn trong việc nuốt ngay từ khi sinh ra. Sau 3 tuần nằm viện, Harvey đã được về nhà với bố mẹ và chị.
Phân biệt tử cung bình thường và tử cung đôi.
Tiếp tục mang thai song sinh khi cấy que tránh thai được 3 tuần
Không lâu sau khi đón thành viên nhí thứ hai, Lauren quyết định dùng biện pháp tránh thai - que cấy. Biện pháp này được bác sĩ khuyến nghị dựa trên tiền sử bệnh của cô. " Viên uống tránh thai làm cho tôi bị đau đầu. Tôi cũng không thể dùng vòng tránh thai. Vì vậy, que cấy rốt cuộc là lựa chọn duy nhất còn lại", Lauren tiết lộ.
Hiệu quả tránh thai của que cấy được Uỷ ban Dịch vụ Sức khoẻ và Dân sinh Mỹ khẳng định lên tới 99%. Nhưng điều bất ngờ đã xảy ra khi Lauren mang thai song sinh khi mới chỉ cấy que tránh thai khoảng 3 tuần.
" Nói sốc không thôi thì cũng chưa đủ để mô tả cảm giác lúc đó", Lauren nhớ lại. " Suốt 17 năm bên nhau, tôi chỉ mang bầu khi cả hai vợ chồng đều lên kế hoạch có con. Nhưng giờ thì chúng tôi lại có thêm bé và bất ngờ hơn nữa, là cặp song sinh".
Lauren trong lần sinh mổ 2 bé song sinh.
Maya và Evie chào đời ở tuần thứ 27.
Cặp song sinh đáng yêu đã 15 tháng tuổi.
Khi mang thai một bé, mọi việc có vẻ suôn sẻ với Lauren. Nhưng với trường hợp song thai, các bác sĩ lo ngại về những nguy hiểm có thể xảy ra cho cả mẹ lẫn thai nhi.
" Bác sĩ của tôi không hề giấu giếm điều gì. Bác sĩ cũng không dám chắc thai kỳ của tôi sẽ diễn tiến ra sao". Kết quả là Lauren được chỉ định phải đặc biệt giữ gìn và nghỉ ngơi hoàn toàn khi bước vào tuần thai thứ 19.
Nhưng đúng vào tuần thai 27, hai bé gái Maya và Evie chào đời, cân nặng lần lượt là 2,6kg - 2,4kg. Ban đầu, Evie gặp nhiều khó khăn hơn để sinh tồn bởi bé mắc chứng thoát vị hoành bẩm sinh (CDH) - cơ hoành không thể giữ cho ruột của bé ở đúng vị trí. Chỉ mới 5 ngày tuổi, Evie đã phải trải qua phẫu thuật mà theo nhận định của bác sĩ, sẽ giúp mang lại cho bé 50% cơ hội sống sót.
Giờ đây, cặp song sinh đáng yêu đã 15 tháng tuổi. Còn anh trai kế Harvey, 3 tuổi và chị cả Amelie, 5 tuổi.
Bà mẹ 4 con hiện làm giáo viên tiểu học tại Melbourne. Trước đó, cô đã đề nghị cắt bỏ ống dẫn trứng trong lần sinh mổ thứ ba để tránh bất cứ bất ngờ nào nữa. Lauren tâm sự: " Ben và tôi đúng là một cặp siêu 'mắn'. Chúng tôi vô cùng hạnh phúc với mọi chuyện".
Hai tử cung (hay còn gọi là tử cung đôi) - uterus didephys - chỉ hiện tượng tồn tại 2 hệ sinh sản trong một cơ thể: 1 tử cung, cổ tử cung và âm đạo chia làm đôi, mỗi bên có kích thước bằng một nửa so với một tử cung khỏe mạnh bình thường. Theo các nhà nghiên cứu, tỷ lệ bé gái sinh ra có tử cung đôi là 1/3.000.
Nguồn: NYT, Daily
Theo Helino
Một số triệu chứng cho thấy bạn đang bị ngộ độc thực phẩm Ngộ độc thực phẩm là do ăn phải thực phẩm nhiễm vi khuẩn, virus. Các triệu chứng ngộ độc có thể xuất hiện ngay lập tức hoặc vài tuần sau khi ăn. Buồn nôn: Triệu chứng này thường xuất hiện vài tiếng sau khi ăn, nhưng cũng có thể biểu hiện ngay khi ăn phải thức ăn nhiễm độc. Uống nước hoặc trà...