Ngộ độc, nguy cơ ung thư do thói quen uống quá nhiều nước mỗi ngày
Nếu uống quá nhiều nước vượt khả năng xử lý của thận sẽ gây ra tình trạng ngộ độc nước, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến tử vong.
Nghiên cứu của các nhân viên y tế tại Đại học bang New York ở Mỹ cho thấy uống quá nhiều nước mỗi ngày sẽ làm tăng nguy cơ ung thư bàng quang.
Các chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới chỉ ra rằng uống hơn 4 lít nước mỗi ngày có thể gây ngộ độc, tổn thương chức năng não và thậm chí tử vong. Đồng thời, uống quá nhiều nước có thể gây hại cho thận nên uống nhiều nước không phải lúc nào cũng tốt hơn.
Theo khuyến nghị, người lớn có thể duy trì quá trình trao đổi chất cơ bản bằng cách uống 7 đến 8 ly nước (1500 đến 1700 ml) mỗi ngày. Nhưng khi cơ thể ở trạng thái không khỏe mạnh phải điều chỉnh tùy theo tình hình cụ thể.
Ảnh minh họa
Người bị sốt nên uống bao nhiêu ml nước mỗi ngày?
Khi cơ thể nóng lên, lỗ chân lông mở ra và đổ mồ hôi quá nhiều sẽ dẫn đến mất một lượng nước lớn. Do đó, cần phải bổ sung thêm nước, nhưng nhiều hơn không phải lúc nào cũng tốt hơn.
Khi lượng nước nạp vào vượt xa lượng nước thải ra, dư thừa, nước sẽ bị giữ lại trong cơ thể gây loãng huyết tương và làm giảm nồng độ ion natri trong huyết tương. Hiện tượng này là “hạ natri máu do pha loãng”. Các triệu chứng có thể bao gồm nhức đầu, buồn ngủ, mờ mắt, co giật chân tay và thậm chí có thể gây tử vong trong trường hợp nặng.
Video đang HOT
Vì vậy, nên kiểm soát tổng lượng nước uống vào dưới 3000 ml và nên uống theo từng phần. Nước mật ong, nước muối nhẹ, nước dừa, nước chanh, nước điện giải,… cũng có thể điều chỉnh tùy theo điều kiện cá nhân.
Tăng axit uric máu và bệnh gút
“Hướng dẫn về Thực phẩm và Dinh dưỡng cho Người lớn bị Tăng axit uric máu và Bệnh gút” chỉ ra: Uống nước thường xuyên và đều đặn có thể thúc đẩy quá trình bài tiết axit uric, vì vậy những người bị tăng axit uric máu và bệnh gút nên uống càng nhiều càng tốt nếu chức năng tim và thận của họ là bình thường. Nên uống 2000~3000ml mỗi ngày. Vì việc tăng lượng nước uống sẽ giúp tăng lượng nước tiểu, có thể giúp làm loãng và đào thải lượng axit uric dư thừa ra khỏi cơ thể.
Ảnh minh họa
Người có chức năng thận bất thường
Một nghiên cứu lâm sàng trên “Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ” bao gồm 631 bệnh nhân mắc bệnh thận mãn tính cho thấy so với những bệnh nhân duy trì lượng nước uống bình thường, những bệnh nhân tăng lượng nước uống hàng ngày từ 1.000 đến 1.500 ml hoặc giảm lượng nước uống hàng ngày từ 250 đến 500 ml, không có thay đổi đáng kể về chức năng thận sau 1 năm theo dõi.
Điều này cho thấy, nếu không có chống chỉ định đặc biệt thì nhu cầu uống nước của bệnh nhân mắc bệnh thận mãn tính không khác gì người bình thường.
“Hướng dẫn về Thực phẩm và Dinh dưỡng cho Người lớn mắc Bệnh thận Mãn tính” cũng chỉ ra rằng đối với những người mắc bệnh thận mãn tính không bị phù nề và lượng nước tiểu bình thường thì lượng nước uống hàng ngày cũng giống như người bình thường là 1500 ~ 1700 ml. Tuy nhiên, đối với những bệnh nhân thận mãn tính bị phù nề và lượng nước tiểu ít, họ cần lập kế hoạch lượng nước uống dựa trên lượng nước tiểu hàng ngày và tình trạng mất nước khi lọc máu, đồng thời bù đắp lượng nước họ tiêu thụ.
Người bị suy tim
Đối với những người bị suy tim mãn tính, các chuyên gia về quản lý năng lực suy tim khuyến cáo rằng lượng tiêu thụ có thể giống như người bình thường, 1500ml đến 2000ml mỗi ngày, có thể đáp ứng quá trình trao đổi chất của cơ thể mà không làm tăng gánh nặng cho tim.
Tuy nhiên, đối với những người bị suy tim cấp tính, lượng chất lỏng tiêu thụ dưới 1.500 mỗi ngày là phù hợp.
Nước là nguồn sống. Uống nước theo hoàn cảnh của bản thân sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.
Triệu trứng của loại ung thư phổ biến thứ 3 trong hệ tiết niệu
Ung thư thận là ung thư phổ biến thứ 3 trong các loại ung thư hệ tiết niệu, chỉ xếp sau ung thư tuyến tiền liệt và ung thư bàng quang.
6 tháng trước, bà P.Q.P. (54 tuổi, Bạc Liêu) đến bệnh viện gần nhà khám sức khỏe định kỳ. Bác sỹ siêu âm bụng nhận thấy thận trái của bà có một khối nang. Nghĩ là nang đơn giản, lành tính, bác sỹ hẹn bà 6 tháng sau quay lại tái khám.
Ung thư thận là ung thư phổ biến thứ 3 trong các loại ung thư hệ tiết niệu, chỉ xếp sau ung thư tuyến tiền liệt và ung thư bàng quang.
Đúng lịch hẹn, 6 tháng sau, bà P. quay lại bệnh viện siêu âm, phát hiện nang thận trái chảy máu, có chồi bên trong, nghi ác tính nên giới thiệu bà đến bệnh viện đa khoa khác để khám chuyên sâu.
Kết quả CT xác định, khối u ở thận trái của bà là dạng ung thư tế bào thận, có xâm lấn cơ thắt lưng, kích thước 6cm. Khối u nằm ở rốn thận, nơi tập trung động mạch và tĩnh mạch thận, không thể bảo tồn thận. Do đó, sau khi hội chẩn với bác sỹ khoa Ung bướu và khoa Tiết niệu, bác sỹ Trúc chỉ định mổ mở cắt toàn bộ thận trái.
Theo bác sỹ Phạm Thanh Trúc, khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM, chụp cắt lớp vi tính (CT) có tiêm thuốc cản quang nhằm chẩn đoán ung thư thận rõ ràng, chính xác hơn.
Riêng với ung thư thận, nếu trên CT hoặc MRI (chụp cộng hưởng từ) đã xác định rõ ràng là u ác tính như trường hợp bà P., có thể bỏ qua bước sinh thiết. Trong trường hợp này, sinh thiết tiềm ẩn nhiều nguy cơ như gây chảy máu, sinh thiết không đúng vào vùng ung thư, thu thập không đủ mẫu, gây viêm thận mạn tính... khiến kết quả sinh thiết không đủ độ tin cậy.
Ngoài ra, trên ảnh chụp CT nhận thấy chức năng cả hai thận của người bệnh đều tốt. Người bệnh không mắc các bệnh nền có nguy cơ suy thận cao như tiểu đường hay cao huyết áp. Do đó, cũng không cần làm xét nghiệm xạ hình thận (xét nghiệm đánh giá chức năng thận trước phẫu thuật cắt thận).
Tổ chức ghi nhận ung thư thế giới (GLOBOCAN), thống kê năm 2022 có 434.840 ca mắc mới ung thư thận và gần 155.953 trường hợp tử vong. Ung thư thận là ung thư phổ biến thứ 3 trong các loại ung thư hệ tiết niệu, chỉ xếp sau ung thư tuyến tiền liệt và ung thư bàng quang.
Cùng thời điểm tại Việt Nam, GLOBOCAN ghi nhận ung thư thận là ung thư tiết niệu thường gặp thứ hai, chỉ sau ung thư tuyến tiền liệt, với 2.246 ca mắc mới và 1.112 trường hợp tử vong.
Nguyên nhân gây ung thư thận hiện chưa được làm rõ. Tuy nhiên, có một số yếu tố làm tăng nguy cơ hình thành ung thư thận gồm: thói quen hút thuốc lá, thường xuyên tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại; người thừa cân - béo phì; người bệnh tăng huyết áp, suy thận mạn đang lọc máu; có người thân mắc ung thư thận; lạm dụng các loại thuốc giảm đau; mắc một số bệnh di truyền nhưng ít gặp như bệnh Von Hippel-Lindau (rối loạn thần kinh da di truyền hiếm gặp, đặc trưng bởi các khối u lành tính và ác tính ở nhiều cơ quan).
Bác sỹ Trúc cho biết ung thư thận thường không gây triệu chứng, người bệnh chỉ tình cờ phát hiện nhờ các chẩn đoán hình ảnh khi kiểm tra sức khỏe, tương tự trường hợp bà P. Một số trường hợp, người bệnh có thể xuất hiện dấu hiệu đau hông lưng, tiểu ra máu... Nếu người bệnh có thêm triệu chứng đau nhức xương hoặc ho dai dẳng, khả năng cao ung thư đã di căn.
Phẫu thuật là phương pháp điều trị ung thư thận được ưu tiên. Trường hợp khối u còn nhỏ, chưa di căn, có thể chỉ cần cắt một phần thận. Tuy nhiên, với khối u lớn và nằm gần các mạch máu chính của thận như trường hợp bà P., bác sỹ buộc cắt toàn bộ quả thận.
Nếu ung thư thận đã bước sang giai đoạn di căn, ngoài phẫu thuật cắt toàn bộ thận và khối u, người bệnh cần điều trị bổ sung như xạ trị, hóa trị, liệu pháp nhắm trúng đích hoặc liệu pháp miễn dịch.
Bác sỹ Trúc khuyên mọi người, nhất là những người thuộc nhóm có nguy cơ cao như đã nêu trên, cần khám sức khỏe định kỳ 6-12 tháng/lần để sớm phát hiện ung thư thận và điều trị phù hợp.
Đừng chỉ ăn quả, lá của cây này mọc um tùm được mệnh danh là 'siêu thực phẩm' hàng đầu Một loại cây không chỉ quả của nó giàu vitamin C mà lá cũng có thể dùng làm trà. Loại lá này được mệnh danh là 'siêu thực phẩm' và được coi là một trong những thực phẩm chống oxy hóa hàng đầu. Những lợi ích đáng ngạc nhiên của lá ổi đối với sức khỏe Mọi người thường mua quả ổi vì...