‘Ngõ cụt’ của những thần đồng bóng đá Việt
Văn Quyến, Ánh Cường đều không phát huy được tài năng thiên bẩm trong khi đàn em Thái Sung đang vướng bi kịch.
“ Thần đồng bóng đá” Thái Sung đang miệt mài trên ghế dự bị, phải bơm bóng, xách nước cho đồng đội. Giới chuyên môn đang lo ngại nếu không thay đổi môi trường phù hợp, Sung có thể rơi vào lối mòn của không ít đàn anh cũng từng là “thần đồng” trước đây…
Thần đồng chuyên dự bị
Văn Quyến chói sáng nhưng sớm đánh mất mình khi còn trẻ. Ảnh: KL.
Văn Quyến từng được gọi là “thần đồng bóng đá”. Năm 16 tuổi, cậu bé chăn trâu, cắt cỏ bỗng vụt sáng với màn trình diễn ấn tượng ở vòng chung kết U16 châu Á tại Việt Nam. Tiếp đà, có lúc Quyến trở thành ngôi sao của làng bóng với những màn trình diễn ấn tượng như bàn thắng đến từ sự ngẫu hứng vào lưới U23 Hàn Quốc hay thi đấu tưng bừng tại SEA Games 2003. Ở tuổi đôi mươi, có lẽ chưa có cầu thủ nào nhiều hợp đồng quảng cáo như Quyến lúc bấy giờ.
Nhưng sau năm 2005, thời điểm xảy ra sự cố bán độ ở SEA Games trên đất Philippines, Văn Quyến bắt đầu chu kỳ đi xuống không phanh. Tài năng bẩm sinh không thể “cứu” Quyến trên bước đường dài sự nghiệp với nhiều lận đận và chuyện sinh hoạt hậu trường. Từ ngôi sao, Quyến phải cố gắng để có một chỗ đứng ở các CLB.
Nhiều đội bóng giang tay cho anh cơ hội như đội bóng quê hương Nghệ An, Sài Gòn Xuân Thành, Ninh Bình. Tuy nhiên, Quyến “béo” không thể nào trở lại như xưa và vị trí của anh luôn là ghế dự bị từ năm này qua năm khác. Cuối mùa giải 2014 vừa qua, anh tuyên bố giải nghệ, cưới vợ và tìm đường hướng làm ăn mới, khép lại đời cầu thủ của một “thần đồng bóng đá”.
Từ sao sân cỏ đến sao sân phủi
Ánh Cường tìm vui ở sân phủi. Ảnh: Bongdaplus.
Cùng lứa với Văn Quyến ở U16 Việt Nam còn có một tiền đạo gây sốt suốt năm 2000 là Ánh Cường. Tại giải đấu ở Đà Nẵng bấy giờ, Ánh Cường vụt sáng và trở thành niềm hy vọng trong lòng người hâm mộ, có thể tiếp bước các tiền đạo đàn anh nổi tiếng. Tuy nhiên, thời gian tỏa sáng của anh quá ít ỏi và suốt chặng đường dài sau đó là những thăng trầm của cầu thủ quê Kỳ Anh, Hà Tĩnh.
Video đang HOT
Ánh Cường trải qua khá nhiều CLB sau thời điểm 2000 như Hòa Phát, Khánh Hòa, Hà Tĩnh (hạng Nhì). Nhưng ở các đội bóng này, anh không có quá nhiều đóng góp. Tài năng của Cường cứ lụi tàn dần, phong độ tụt dốc và sau thời gian thi đấu cho Hà Tĩnh, anh tuyên bố giải nghệ cách đây vài năm.
Chia tay bóng đá sân cỏ, giờ Ánh Cường tập trung cho gia đình và đá sân “phủi”. Với đôi chân khéo léo của mình, cầu thủ sinh năm 1984 không khó để trở thành ngôi sao trên sân nghiệp dư. Còn với sân cỏ, tất cả chỉ còn là miền ký ức đẹp.
Messi Việt Nam đi bơm bóng, xách nước
Vận may từng đến với Thái Sung nhưng hiện tại, anh đang phải sống mòn. Ảnh: KL.
“Messi Việt Nam” hay “thần đồng bóng đá” là những mỹ từ nhiều người hâm mộ đặt cho Thái Sung. Năm 2010, Sung là cầu thủ từng vượt qua 27.000 thí sinh trong nước và 40 thí sinh quốc tế để được suất học bóng đá tại Học viện Aspire Qatar trong ba năm.
Tại đây anh cùng các đồng đội từng lọt vào chung kết giải trẻ châu Âu mở rộng và thua đội trẻ CLB Sporting Lisbon. Với riêng Thái Sung, anh được các nhà tuyển trạch Sporting Lisbon mời về thi đấu cho đội trẻ của họ. Nhưng anh không thể đi vì vướng hợp đồng với đội bóng chủ quản Đà Nẵng ký khi anh 16 tuổi.
Tuy nhiên hiện nay, sau khi về nước năm 2012, anh lại chuyên ngồi trên ghế dự bị và đứng trước nguy cơ thui chột tài năng. Có lúc, Thái Sung từng gây sốt một thời phải đá cho đội hạng nhì Kon Tum mùa 2014 sau khi không thể khẳng định vị trí ở đội bóng quê hương. Tới giải U21 quốc tế mới kết thúc, Sung chủ yếu “chạy vặt” cho đội bóng với công việc tiếp nước, ướp lạnh nước cho các đồng đội.
Ngay khi về nước năm 2012, cầu thủ 19 tuổi này từng có nhiều cơ hội thể hiện trong màu áo U19 Việt Nam, CLB Đà Nẵng. Dù vậy, nơi nào anh cũng không thể “bật” lên để trở thành ngôi sao sáng với lý do thường trực là “không phù hợp lối chơi”.
Anh được đánh giá cao ở trình độ kỹ thuật và tư duy chiến thuật nhưng hạn chế về thể hình, khả năng tranh chấp cũng như một số yếu tố khác để thành cầu thủ lớn. Sung muốn tìm đến môi trường khác để có cơ hội ra sân nhưng bị ràng buộc với đội bóng chủ quản Đà Nẵng nên chấp nhận cảnh “sống mòn”.
Theo VNE
Bầu Đức và những tủi hận cay đắng vì bóng đá
Từng không được đối tác tiếp chuyện, thất bại nặng nề với thương vụ Lee Nguyễn, ông Đức vẫn quyết tâm làm bóng đá quyết liệt.
Ông Đức đang là bầu bóng đá hot nhất Việt Nam. Để có thể thành công như hiện tại, ông bầu gốc Bình Định trải qua không ít lần cay đắng. Nhưng những thất bại ban đầu lại là nghị lực để ông tiến tới những thành công rực rỡ sau đó...
Bầu Đức nhiều năm lăn lộn đóng góp cho bóng đá Việt. Ảnh: Kỳ Lân.
Hoàng Anh là ai? Gia Lai ở đâu?
Năm 2002, bầu Đức có quyết định gây chấn động làng bóng đá Đông Nam Á khi mua Kiatisak về đá giải hạng Nhất Việt Nam (năm này, HAGL chưa lên V-League). Thương vụ lớn về bóng đá đầu tiên ông thực hiện với nhiều gian nan của một kẻ "chẳng ai biết mình là ai mà lại đi làm chuyện như không tưởng".
Sau này bầu Đức tâm sự, bấy giờ ông bị dư luận trong nước đánh giá "tay này chắc chơi ngông thôi". Sang Thái Lan, bầu Đức cũng không thể gặp ngay ngôi sao số một của bóng đá khu vực khi đó vì họ không tiếp ông - một người còn vô danh trong làng bóng. Quá trình kiên trì đến "lỳ lợm" của ông mang lại kết quả là các cuộc gặp mặt. Kiatisak đã bị ông thuyết phục và đồng ý qua Việt Nam thi đấu với nhiều khoản ưu đãi mà đến các CLB ở Singapore, Indonesia... cũng chào thua. Khi đó, báo Thái Lan giật tít: Hoàng Anh là ai? Gia Lai ở đâu?
Vượt qua những cay đắng ban đầu, bầu Đức có thương vụ chuyển nhượng thành công nhất cho đến nay. Vượt ngoài khuôn khổ bóng đá, đây là cú áp phe giúp công việc làm ăn của ông bước sang trang mới với sự phát triển tính bằng cấp số nhân.
HAGL chưa thể mời Arsenal
Năm 2007, bầu Đức có chuyến qua Anh để bàn về việc hợp tác với CLB Arsenal. Tại đây, với sự nhiệt tình và cầu thị, ông được ban lãnh đạo CLB này tiếp đón nồng hậu. Bầu Đức có nhã ý đặt vấn đề mời CLB lừng danh này qua Việt Nam thi đấu giao hữu. Nhưng HLV Wenger nói thẳng rằng HAGL chưa đủ trình để mời đội bóng của ông sang thi đấu vì khoảng cách quá chênh lệch. Điều này làm vị Phó chủ tịch VFF rất thấm thía.
HLV người Pháp gợi ý cho ông cách để rút ngắn cách biệt đó là đào tạo trẻ. Và học viện HAGL Arsenal JMG ra đời sau đó không lâu. Sau 7 năm đào tạo, hiện nay khóa một của học viện đang làm say mê hàng triệu người hâm mộ và mở ra cánh cửa sáng cho bóng đá Việt Nam.
Lee Nguyễn và '98% HAGL vô địch V-League'
Năm 2009, Lee Nguyễn là thương vụ bầu Đức dành nhiều công sức đầu tư và chịu tốn kém thứ hai sau thương vụ Kiatisak. Mục tiêu khi lấy cầu thủ Việt kiều đang nổi đình nổi đám ở Mỹ là muốn HAGL tìm lại thời hoàng kim. Tuy nhiên, thực tế lại không như vậy. Đây là vụ làm ăn thất bại của ông khi chỉ một mùa sau đó, Lee Nguyễn phải rời đội bóng vì lý do nội bộ với HLV Kiatisak.
Sau đó, bầu Đức gần như ít xuất hiện và có những tuyên bố mạnh mẽ như trước. Ông âm thầm theo dõi, chăm sóc lứa cầu thủ của học viện để chờ ngày đưa HAGL trở lại. Ngày đó đang đến rất gần khi Công Phượng và các đồng đội chuẩn bị dự V-League 2015.
Ông Đức nếm đủ cay đắng khi làm bóng đá. Ảnh: Kỳ Lân.
Cầu thủ bây giờ nhiều đứa càng lớn càng mất dạy
Lời trần tình chứa đựng nhiều cay đắng của bầu Đức cách đây vài năm, trong cuộc gặp gỡ giữa các ông bầu diễn ra tại TP HCM. Ông kể về những thói hư, tật xấu của nhiều cầu thủ tinh tướng, hạch sách, chạy theo đồng tiền. "Cầu thủ mình đào tạo nhiều công sức nhưng khi đủ lông đủ cánh lại đưa ra yêu sách rồi nơi khác trả cao hơn là bay mất".
Bài học này theo ông mãi đến bây giờ. Đó là lý do ông quyết "bao bọc" các cầu thủ U19 HAGL cho dù họ đã ở gần tuổi đôi mươi. Tiền bạc của cầu thủ ông đều gửi về cho gia đình, ông cấm treo thưởng nóng trước trận hay trước giải, bắt các cầu thủ phải học hành đàng hoàng...
Nếu không thay đổi, HAGL rút khỏi V-League
Bầu Đức từng nghẹn ngào phát biểu vào thời điểm sôi sục thay đổi của bóng đá Việt Nam tháng 9/2011. Ông cho rằng nếu VFF không thay đổi những yếu kém hiện nay thì ông, dù rất yêu bóng đá, cũng sẽ rút lui khỏi V-League và chỉ tập trung làm bóng đá trẻ. Ông chỉ ra các yếu kém của ban tổ chức giải, ban kỷ luật, trọng tài... và cả cách quản lý, điều hành của VFF.
Sau đó, bầu Đức bắt đầu tham gia trong các tổ chức bóng đá như Phó chủ tịch HĐQT VPF, rồi Phó chủ tịch VFF nhằm chung tay giải quyết các vấn đề ông từng chỉ ra.
Thất bại này do tôi đến 70%
Một lần cay đắng khác của bầu Đức là khi lần đầu tiên ngồi ghế trưởng đoàn U19 Việt Nam tại vòng chung kết U19 châu Á. Tại đây, trước khi gặp U19 Hàn Quốc trận mở màn, ông có bài động viên các cầu thủ. Nhưng nó lại gây tác dụng ngược khiến các cầu thủ thường ngày vẫn vui vẻ trò chuyện với ông bị tâm lý, đôi chân nặng nề không thể thi đấu tốt và thua 0-6.
Ông nói bản thân cả đêm không ngủ được vì trằn trọc tìm lý do thất bại. Cuối cùng, bầu Đức thấy nguyên nhân ở mình khi cứ mỗi lần có mặt trên sân là đội thua, dù ông cho rằng mình không "duy tâm". Ông quyết định không xuất hiện cùng đội để các cầu thủ giải tỏa tâm lý. Ở giải U21 quốc tế tại Cần Thơ, "lời nguyền" ông có mặt là thầy trò ông Giôm thua được hóa giải.
Theo VNE
VFF nêu 'sáng kiến', ngoại binh mất đất sống Liên đoàn muốn tiết kiệm chi phí cho các CLB với đề xuất hạn chế số lượng ngoại binh và cầu thủ nhập tịch. Theo ý kiến từ VFF, từ mùa giải 2015, các CLB tại V-League chỉ được đăng ký hai và sử dụng hai ngoại binh trên sân, CLB ở giải hạng Nhất không dùng ngoại binh. Ngay cả những cầu...