Ngịch lý ‘The Farewell’: Có nên nói dối với những người thân yêu về cái chết
Hãy tưởng tượng bạn phát hiện ra người thân yêu của bạn sắp chết, nhưng bạn phải giữ bí mật.
Đó là một câu hỏi hóc búa về đạo đức, đạo diễn/nhà văn người Mỹ gốc Hoa Lulu Wang đã tìm thấy chính mình vào sáu năm trước, khi cô biết người bà yêu dấu của mình bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi giai đoạn 4. Giữ truyền thống lâu đời của Trung Quốc về việc không tiết lộ bệnh nan y cho người già, gia đình của Wang đã quyết định không nói với bà của mình (hay còn được gọi là Nai Nai), rằng bà chỉ còn ba tháng để sống. Thay vào đó, họ nhanh chóng dàn dựng một lễ cưới của người anh họ của cô tại quê hương Trường Xuân, Trung Quốc, để mọi người có thể tụ tập để nói lời tạm biệt.
Đó là một câu chuyện đầy cảm xúc được Wang khám phá một cách tinh tế trong bộ phim hài hước và cảm động sâu sắc của cô ấy – The Farewell – được khán giả và nhà phê bình yêu thích với 99% đánh giá tích cực trên Rotten Tomatoes và 17,1 triệu đô la tại phòng vé mùa hè. Bộ phim được mong đợi là một trong những ứng cử viên sáng giá cho tượng vàng Oscar, với nhiều dự đoán trên trang web GoldDerby.com tại các đề cử cho hình ảnh đẹp nhất và nữ diễn viên xuất sắc nhất cho Awkwafina, người đã ra mắt ấn tượng với vai Billi, một phiên bản trong tiểu thuyết của Wang.
Được giáo dục dưới nền văn hóa phương Tây, do đó mà phong tục này là hoàn toàn mới đối với Wang: ‘ Tôi không biết đó là văn hóa phổ biến ở đây – tôi nghĩ nó chỉ đặc biệt với gia đình tôi. Nhưng sau khi chia sẻ câu chuyện của mình trên một tập của This American Life vào năm 2016, ‘ Tôi đã hiểu được mức độ phổ biến của nó, bởi vì tôi bắt đầu nhận được email và tin nhắn trên phương tiện truyền thông xã hội từ mọi người trên khắp thế giới.’
Theo một nghiên cứu năm 2017 được công bố trên tạp chí y tế Supportive Care in Cancer, việc lưu giữ thông tin về chẩn đoán giai đoạn cuối là phổ biến ở các nước châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản và Singapore, cũng như một số nước phương Tây, bao gồm Tây Ban Nha, Ý và Hy Lạp.
Ở các nền văn hóa chú trọng vào gia đình nhiều hơn là chuẩn mực xã hội, thường là thành viên gia đình – không phải bệnh nhân – nhận chẩn đoán từ bác sĩ và có quyền quyết định làm gì với thông tin đó – phó giáo sư nhân chủng học tại Đại học Brandeis Anita Hannig cho biết.
‘ Có ý kiến về ‘món nợ hiếu thảo’ cho rằng, bạn nợ bố và mẹ vì họ đã dành cả cuộc đời để chăm sóc bạn, vì vậy khi một người bị bệnh, gia đình có trách nhiệm chăm sóc họ’, Hannig nói. ‘ Những quyết định này (về chăm sóc sức khỏe) sau đó được phân chia trong gia đình và ý tưởng tự chủ này được chuyển sang người thân.’
Billi ban đầu chán ghét sự dối trá. Nhưng cô bắt đầu nhìn nhận lại sau một cuộc thảo luận đau lòng với người chú của mình (Jiang Yongbo), ông nói rằng điều đó thuộc vào trách nhiệm của gia đình, gia đình phải gánh vác gánh nặng cảm xúc cho Nai Nai (Zhao Shuzhen), người không cần thêm bất kì nỗi sợ nào có thể làm suy giảm sức khỏe thể chất.
Sự cân nhắc chu đáo đó về sức khỏe tinh thần của một người bắt nguồn từ một triết lý của Trung Quốc được gọi là ‘chongxi’, niềm tin rằng về cơ bản bạn có thể gột rửa bất hạnh bằng niềm vui.
‘ Trong nhiều nền văn hóa, có quan niệm rằng nếu bạn nói với ai đó chẩn đoán của họ, điều đó có thể khiến họ từ bỏ’, Hannig nói. ‘ Về cơ bản, ý tưởng này cho rằng tin xấu báo hiệu một kết cục xấu, và những lời nói đó có thể lấy mạng bạn theo nghĩa đen. Tất nhiên, điều đó hoàn toàn trái ngược với nền y học phương Tây’.
‘ Người Mỹ có suy nghĩ tiến bộ hơn về tính thực tế và cảm thấy không thoải mái với chủ đề về cái chết’, Jon Radulovic – phó chủ tịch truyền thông của National Hospice – cho biết ‘ Chúng ta được tiếp cận với nền công nghệ y tế lớn hơn nhiều quốc gia khác trên thế giới, vì vậy mọi người có quyền được tiếp tục điều trị và điều trị miễn là có sự can thiệp y tế. Chúng ta không nghĩ về chất lượng cuộc sống.’
Đôi khi, gia đình của Wang đã thực hiện các biện pháp cực đoan để che giấu chẩn đoán của Nai Nai khỏi bà như việc loại bỏ các loại thuốc trị ung thư dưới dạng vitamin và thay đổi kết quả xét nghiệm với Wite-Out để mô tả các khối u của bà chỉ là những khối u lành tính. Các bác sĩ của Nai Nai thậm chí đã trở nên đồng lõa trong lời nói dối, theo yêu cầu của gia đình cô.
‘ Nếu bà bị ho và muốn đi gặp bác sĩ, họ sẽ nói với bà rằng, ‘Ồ, đó chỉ là một bệnh nhiễm trùng’ và cho bà uống một số loại thuốc kháng sinh’, Wang nói.
Ngoài ra còn có nhiều mâu thuẫn cá nhân vượt ra khỏi khả năng chăm sóc: Nếu ai đó tiếp tục sống cuộc sống của họ mà không biết gì về bệnh tình của mình, bạn có đang cướp mất cơ hội để nói lời tạm biệt đúng đắn với họ không? Hay những mong muốn mà người bệnh muốn được thực hiện và nhìn thấy, họ còn cơ hội để làm nó hay không?
‘ Mỗi cá nhân đều có quyền để đối phó với cái chết sắp xảy ra của mình theo cách họ chọn, vì vậy việc che giấu sự tồn tại của một căn bệnh nan y đang gây bất lợi lớn cho người sắp chết’, Larry Samuel – một nhà sử học văn hóa người Mỹ viết về tâm lý của cái chết. ‘ Nhìn thấy sự kết thúc, nói lời tạm biệt, hay nói cách khác là sắp xếp mọi thứ theo trật tự là những cách thiết yếu để chúng ta có thể hoàn thành chương cuối cùng của cuộc đời, đồng thời giúp đưa cái chết vào cuộc trò chuyện một cách nhẹ nhàng nhất.’
Ở góc độ đạo đức, ‘ Tôi không nghĩ mọi người nên nói dối về sức khỏe của mình’, Wang nói . ‘Tôi vẫn cảm thấy rất mâu thuẫn về mặt đạo đức đối với lời nói dối này, và liệu nó đúng hay sai.’
Nhưng cá nhân, cô thấy lời nói dối đó là một sự may mắn: Ở cuối The Farewell, một tiêu đề tiết lộ rằng Nai Nai thật vẫn còn sống rất khỏe. Không có lời giải thích y tế nào về lý do tại sao cô ấy đã tồn tại lâu hơn thời gian ước tính, mặc dù chẩn đoán của cô ấy thực sự chính xác.
‘ Bà ấy 86 tuổi và ốm, vì vậy bạn có thể tin rằng sức khỏe của bà rất mong manh’, Wang nói. ‘ Chúng tôi biết bà đang ở bờ vực của cái chết và tôi cố gắng trò chuyện với bà nhiều nhất có thể và dành thời gian để gặp bà bất cứ khi nào tôi có thể.’
Nai Nai Facetimes thường xuyên cùng Wang và đến thăm trường quay The Farewell khi nó đang trong quá trình thực hiện vào năm ngoái, mặc dù cho đến ngày nay, bà vẫn không biết tên phim hay bộ phim nói về điều gì. Wang nói với Nai Nai đó là một bộ phim hài về lễ cưới của gia đình, ‘ về mặt kỹ thuật, chúng tôi đã không nói dối bà ấy về điều đó‘, cô nói với một tiếng cười.
‘ Lời nói dối đã cho phép tôi dành nhiều thời gian với bà của mình hơn kể từ lúc tôi 6 tuổi, và bà có thể nhìn thấy việc tôi đạo diễn và thực hiện toàn bộ bộ phim này thực sự có ý nghĩa với bà’, Wang nói. ‘ Tuy nhiên, bà biết rằng bộ phim ra mắt ở Hoa Kỳ và đã hỏi, ‘Khi nào bà có thể xem nó?’ Vì vậy, gia đình tôi đang phải đối phó với tất cả những điều đó, và vẫn có những ý kiến khác nhau trong gia đình về việc chúng tôi có nên cho bà xem hay không.’
Ngay cả bây giờ, Wang vẫn tự hỏi, ‘ Nó có thực sự hiệu quả không? Có phải lời nói dối là một phần thiết yếu – hay là lý do chính – mà tại sao bà đã sống lâu như vậy? Và nếu bây giờ chúng ta nói với bà sự thật và bà được xem bộ phim hay bất kì điều gì đó xảy ra, liệu tôi có cảm thấy tội lỗi và tinh thần trách nhiệm rằng bằng cách nào đó tiết lộ sự thật giờ đã có tác động tiêu cực đến bà?’
‘Đó không phải là câu hỏi mà tôi thực sự có thể trả lời, nhưng đó là những điều mà tôi tiếp tục vật lộn.’
Trailer phim.
Theo saostar
Douban 'Lời từ biệt': Khán giả nước ngoài đánh giá cao hơn Trung Quốc
Lời từ biệt (The Farewell) với nội dung xoay quanh một gia đình có người bà bị mắc căn bệnh ung thư quái ác hiện đang là bộ phim điện ảnh "làm mưa làm gió" khắp các rạp chiếu phim tại Trung Quốc trong những ngày qua.
Tựa đề "Lời từ biệt" ( The Farewell) nghe có vẻ khá bi ai nhưng cốt truyện lại hoàn toàn ngược lại.
Phim lấy bối cảnh là một gia đình Trung Quốc nhiều thế hệ: có người sống ở quê, có người sống ở Mỹ... Cuộc sống đang yên ả trôi qua thì bỗng dưng một ngày nọ, cả gia đình biết bà nội họ bị mắc căn bệnh ung thư, vì tình yêu thương chân thành, cả gia đình quyết định giấu không cho bà biết. Nhưng chỉ riêng nữ chính Billi ( Awkwafina) từ nhỏ lớn lên ở Mỹ là phản đối, cô cho rằng bà nội có quyền được biết về tình trạng sức khỏe cũng như căn bệnh của bà.
Gia đình Billi lấy một đám cưới giả làm cái cớ để cả nhà từ New York trở về Trung Quốc đoàn tụ khi biết tin người bà của họ chỉ còn sống được vài tuần ngắn ngủi. Và cũng từ đây, trong gia đình họ xảy ra những cuộc xung đột về văn hóa Tây - Trung mang lại tiếng cười ấm áp cho khán giả.
Bộ phim được cải biên từ chính câu chuyện có thật xảy ra trong gia đình đạo diễn Vương Tử Dật (Lulu Wang), cũng nhờ câu chuyện này mà Vương Tử Dật được một tạp chí lớn tại Trung Quốc bình chọn là một trong những đạo diễn được chú ý nhất trong năm 2019.
Lời từ biệt được công chiếu lần đầu tiên tại LHP Sundance ngày 25/01/2019, sau đó được công chiếu tại Mỹ vào ngày 12/07/2019. Bộ phim đạt 8,0 điểm trên douban với 30,1% đánh giá 5 sao và phần lớn là đánh giá 4 sao (44,5%).
[ 5 sao] Kịch bản phim rất hay, mang đậm hương vị Trung Quốc. Diễn viên đặc biệt là nữ chính diễn xuất cực kỳ tự nhiên, cho dù không nói cũng vẫn có thể truyền đạt tình cảm và tư tưởng. Cốt truyện được xử lý theo hướng hài hước dựa trên những khác biệt về văn hóa Mỹ - Trung. Có rất nhiều phân cảnh lạ lẫm đối với người Mỹ như cảnh ồn ào náo nhiệt ở hôn lễ, những cảnh này đã mang lại tiếng cười vui vẻ cho khán giả mỹ.
[ 5 sao] Tự nhiên mà chân thật, thật tự hào về Awkwafina, cô ấy thực sự là ngôi sao sáng ngời của Châu Á.
[ 5 sao] Xem từ đầu đến cuối vẫn không nhớ ra được đã đọc câu chuyện tương tự như thế này ở đâu. Sau khi wiki mới biết là câu chuyện của Lulu Wang phát trên This American Life vào năm 2016, câu chuyện khi đó do chính Lulu Wang viết rồi đọc lại. Một điều rất đáng an ủi là sau 3 năm nữ đạo diễn này đã tiến bộ rất nhiều. Nhạc phối và ngôn ngữ thị giác đều rất tốt, quả không hổ danh là nữ đạo diễn có cả học vị văn học lẫn học vị âm nhạc. Nói một cách khác, chúng ta nên kể về câu chuyện mà bản thân mình cảm thấy nó xứng đáng được kể lại, chứ không phải kể chuyện theo trào lưu được yêu thích của Hollywood. Lulu Wang cố lên!
[ 5 sao] Kỳ thực phim được xây dựng dựa trên cảm nhận của chính đạo diễn - một người di dân từ khi còn rất nhỏ, cho nên điểm số do các khán giả Mỹ đánh giá rõ ràng cao hơn so với khán giả Trung Quốc. Với người Trung Quốc mà nói, câu chuyện có thể hơi giả tạo, nhưng với một lưu học sinh như mình mà nói nó lại vô cùng chân thực. Diễn viên đều diễn xuất quá tốt.
[ 4 sao] 3.5 sao dành cho tác phẩm của đạo diễn, dưới ngòi bút của tác giả, Trung Quốc hiện được khắc họa khá là gần gũi. Tuy nhiên cách xây dựng cốt truyện và nhân vật cùng cách kể chuyện lại có phần cũ kỹ. Người nước ngoài xem có thể phá lên cười vì những khác biệt về văn hóa trong phim, nhưng người Hoa xem phim có thể sẽ không thích. Nhưng chung quy lại thì một câu chuyện được kể theo cách chân thực vẫn là câu chuyện dễ khiến người khác cảm động nhất.
[ 3 sao] Câu nói : "Ở phương tây, sinh mệnh là của cá thể, nhưng ở phương đông, sinh mệnh là của tập thể". Chính câu này đã thể hiện điều mà cả bộ phim muốn diễn đạt. Phim không hài hước như mình nghĩ, phần lớn là những khác biệt và bất đồng giữa văn hóa Mỹ - Trung. "Bất giác, ông nội không còn, ngôi nhà cũ cũng không còn, đến bà nội cũng sắp không còn nữa", đoạn cuối bà nội nhìn chiếc xe chầm chậm rời đi, phân cảnh này mới là phân cảnh lấy đi nước mắt của mình... Có lẽ cái chết không phải đến từ một căn bệnh, mà là đến từ một nỗi sợ hãi...huhu
Theo saostar
The Farewell - Lời từ biệt: Câu chuyện xúc động về tình cảm gia đình gốc Á nhưng gây sốt ở Hollywood Lời từ biệt kể câu chuyện "cười ra nước mắt" theo đúng nghĩa đen về một đại gia đình đông đúc quyết định che giấu sự thật căn bệnh ung thư phổi thời kì cuối của người bà thân thương. Trong dòng chảy hối hả của cuộc sống, mỗi người đều luôn có cho riêng mình một nơi để về, một nơi để...