Nghìn người ngồi kín đường dự lễ cầu an tại chùa Phúc Khánh
Trong sân chùa chật ních người, ghế được rải kín phía ngoài cửa, đoạn đường cầu vượt Ngã Tư Sở tắc nghẽn trước giờ lễ cầu an chùa Phúc Khánh.
Khoảng 19h ngày 10.2 (ngày 14 tháng Giêng), đại lễ cầu an chùa Phú Khánh chính thức bắt đầu. Tuy nhiên, ngay từ 16h, nhiều người dân đã đến chật kín chùa để giữ chỗ hành lễ. Đoạn đường cầu vượt Ngã Tư Sở tắc nghẽn từ khoảng 17h.
Bà Trần Thị Ninh, 73 tuổi, Thanh Xuân, Hà Nội cho biết, bà phải đến đây từ lúc 15h để ngồi chờ sẵn. “Tôi phải cố đi từ sớm, vì chẳng đủ sức chen. Trước lúc đi tôi đã chuẩn bị sẵn bánh mì và nước để ăn luôn tại chỗ. Cứ đứng lên mà không nhờ giữ là mất chỗ”.
Đến chùa lúc 17h chiều, nhưng chị Nguyễn Thu Thanh, 30 tuổi, cũng không thể tìm được chỗ ngồi bên trong. “Hôm nay tôi xin về sớm để qua chùa làm lễ vậy mà đến đã chật kín”, chị Thanh chia sẻ.
Lễ cầu an năm nay, chùa Phúc Khánh chuẩn bị nhiều bãi đỗ xe miễn phí cho người dân. Ghế ngồi cũng được nhà chùa xếp để người dân không phải đi thuê như những năm trước.
Một số hình ảnh tại lễ cầu an chùa Phúc Khánh, Đống Đa, Hà Nội:
Từ 16h chiều, lối vào chùa đã đóng hẹp lại để hạn chế số người vào trong sân
Năm nay, nhà chùa phát ghế ngồi miễn phí cho người dân để hành lễ bên ngoài chùa
Khoảng 17h30 hàng nghìn người ùn ùn đổ về khu vực chùa Phúc Khánh khiến tuyến đường ùn tắc
Video đang HOT
Cổng chùa chật kín người ngồi chờ đến giờ hành lễ
Người đi bộ di chuyển khó khăn giữa dòng xe kẹt cứng
Các phương tiện phải nhích từng bước để đi qua đây
Khoảng 18h, dòng người đổ về mỗi lúc một đông hơn
Nhiều người đã ngồi chờ sẵn ở dải phân cách cầu vượt
Nhiều gia đình đưa cả con nhỏ đi lễ cầu an đầu năm.
Đến giờ lễ cầu an, hàng nghìn người ngồi chật kín từ ngã ba Thái Thịnh đến đường Láng
Lòng đường Tây Sơn, đoạn qua chùa Phúc Khánh không còn chỗ trống
Người dân ngồi cả lên xe của công an phường để cầu an
Nhiều trẻ nhỏ được bố mẹ đưa đến vái vọng cầu an
Chen chúc lấy lộc chùa sau lễ cầu an
Nhiều người đến muộn phải đứng cách chùa hàng trăm mét để vái vọng.
Theo Danviet
Dâng sao giải hạn, ai đỡ nổi hạn mà sì sụp khấn vái?
Không thánh thần nào giải hạn được cho kẻ quan tham, cho lũ trộm cướp, nếu được, thì chắc giờ cái ác đã nhấn chìm nhân loại.
Vào năm mới, mơ ước cho mình, gia đình mình một năm hanh thông trong công việc, an lành và phúc phận là điều ai cũng mong muốn. Từ ngàn xưa, cha ông đã biến cái mong muốn ấy thành lễ dâng sao giải hạn ở chùa chiền, đình thờ, hay chính tại bàn thờ gia tiên với ước muốn điều lành tới, an nhiên trong đời sống, lễ bạc lòng thành, dâng lễ trong thanh tịnh, trong tâm thế an nhiên hoà hợp với thời khắc chuyển dịch sang xuân, như một nét văn hoá thiên về nội tâm.
Để giảm nhẹ vận hạn người xưa thường làm lễ cúng vào đầu năm (tốt nhất là hàng tháng) tại nhà ở ngoài trời với mục đích cầu xin thần sao phù hộ cho bản thân, con cháu, gia đình"...Để bước vào một năm mới, việc biện một lễ nhỏ, thanh bạch, một nén hương thơm, đi vào chùa, đứng trước bàn thờ gia tiên, giữa không gian đêm đầu năm tự mình cầu an lành cho mình, cho gia đình, doanh nghiệp...lời cầu đó như là lời hứa hẹn, như là một quyết tâm, như là cách thể hiện bản lĩnh, thể hiện tâm thế, thể hiện ý chí để hoàn thành những công việc của năm mới...tốt thôi, không sao hết.
Không thánh thần nào giải hạn được cho kẻ quan tham, cho lũ trộm cướp, nếu được, thì chắc giờ cái ác đã nhấn chìm nhân loại.
Không thánh thần nào có thể cứu được mạng sống của ta, nâng đỡ được sự hanh thông trong công việc, làm ăn, kinh doanh, học tập, nếu được, chắc nhân loại thành tỉ phú, thành ngôi sao điện ảnh, thành xuất chúng.
Không thánh thần nào giúp biến báo kẻ vô đạo đức, kẻ gian manh, kẻ lừa đảo để luôn che mắt thiên hạ, bá chủ thiên hạ, nếu được, chắc thiên hạ đại loạn.
Nếu giải được hạn sao xấu thì hẳn chả cần bệnh viện mỗi khi lâm bệnh; chả cần tu dưỡng nếu muốn thành tài; chả cần đổ mồ hôi sôi nước mắt nếu muốn giàu có...
Hòa thượng Thích Thiện Bảo - Phó ban hoằng pháp Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng ban thông tin - truyền thông Phật giáo TP.HCM nói trên báo Tuổi Trẻ:Việc cúng sao giải hạn không phải là văn hóa Phật giáo. Đây là theo tập tục dân gian vốn có từ thời xưa, khi mà con người cảm thấy quá bé nhỏ trước thiên nhiên, bị đủ loại bệnh hoạn mà chưa tìm ra thuốc chữa, rồi cho là vì các vị thần trừng phạt nên sợ sệt mà tưởng tượng ra - từ thần Sấm, thần Sét, thần Cây Đa, Cây Đề, thần Hổ, thần Rắn, thần Núi, thần Sông...
Đạo Phật chủ trương con người là chủ nhân quyết định vận mệnh chính mình, theo đó, Đức Phật dạy: "Không ai làm cho chúng ta thanh tịnh, không ai làm cho chúng ta ô uế, chính chúng ta làm cho chúng ta thanh tịnh và cũng chính chúng ta làm cho chúng ta ô uế". Cho nên việc cúng sao giải hạn hoàn toàn không phù hợp giáo lý truyền thống của đạo Phật.
Trong kinh Di giáo của nhà Phật, trước khi Đức Phật nhập niết bàn, Ngài cũng dạy người đệ tử Phật nên tránh không được xem tướng lành dữ, nhìn sao trên trời để suy lường vận mệnh nên hư. Những việc xem ngày giờ tốt xấu đều chẳng nên làm...Thực tế hiện giờ đang xảy ra điều gì vậy?
Biển người ngồi sì sụp khấn vái trong ngày lễ giải hạn đầu năm ở Hà Nội
Năm nào cũng như năm nào, cứ đến ngày 8 tháng giêng ở nhiều chùa, hàng ngàn người đứng tràn từ trong sân chùa ra tới đường phố, tràn lên cả cầu vượt, dâng sao giải hạn. Nếu văn hoá đạo Phật không có việc giải hạn cúng sao thì sao nhà chùa lại duy trì và dẫn dụ người dân tới chùa, mỗi tờ đăng ký giải hạn kèm theo hàng trăm ngàn phí, để làm cái gì thế, để giải hạn cho chúng dân hay lợi dụng sự mê tín của dân chúng để tạo nguồn thu, có xứng đáng với Di giáo của nhà Phật không?
Ngành văn hoá Hà Nội, Hội Phật giáo Việt Nam không thể làm ngơ thêm nữa. Hình ảnh hàng ngàn người sì sụp khấn vái ở ngay trung tâm thủ đô trong mê muội và cuồng tín nó chỉ có thể làm xấu đi hình ảnh một Thủ đô văn hiến, một thủ đô đang phấn đấu hoà nhập thế giới văn minh.
Liệu có thánh thần nào đủ sức để cưu mang, giải hạn cho hàng ngàn con người này? Và sau đó, sau khi được giải hạn, trong số họ, chắc chắn có bọn thảo khấu, bọn quan tham, bọn côn đồ, liệu sẽ được an toàn và giấu mặt đến hết đời? Chỉ còn lại sự mụ mị tệ hại của mê tín dị đoan, của sự cuồng tín đến tệ nạn mà thôi.
Và nhiều nơi nữa đều như thế, ào ào người đi xin lộc, xin giải hạn, xin ấn cầu quan, cầu chức, cầu tiền, cầu danh lợi, nó phản ánh hình thái xã hội bế tắc, mất niềm tin, lười biếng, cậy nhờ thánh thần, mất lòng tin ngay cả bản thân mình là mất hết, không tin được vào mình thì còn tin gì trên đời này nữa, nó còn phản ánh thói a dua, làm bùng phát căn bệnh "đồng phục", ỷ lại, duy ý chí và cuồng tín.
Theo Danviet
Hàng nghìn người ngồi lòng đường "giải hạn" đầu năm Tối 4/2 (mùng 8 tháng Giêng), chùa Phúc Khánh (Đống Đa, Hà Nội) tổ chức khoá lễ giải hạn sao La Hầu. Do diện tích chùa khiêm tốn, hàng nghìn Phật tử và người dân đã ngồi dưới lòng đường hàng giờ đồng hồ làm lễ. Buổi lễ bắt đầu lúc 17h. Là ngày làm lễ riêng cho những người bị sao La...