Nghìn người đổ về Ngày hội cam và Ngày hội VH-TT huyện Phù Yên 2018
Ngày hội Cam và Ngày hội Văn hóa, Thể thao các dân tộc huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La lần thứ 2 năm 2018 được tổ chức từ ngày 17 – 18.11 tại Sân vận động huyện, đã thu hút hàng nghìn người dân đổ về tham quan và trải nghiệm.
Cây cam được trồng trên địa bàn huyện Phù Yên từ những năm 2000, khi những người con của quê hương Hưng Yên lên vùng đất Phù Yên xây dựng kinh tế mới, trong đó tập trung phát triển giống cam vinh và cam đường canh. Cây cam Phù Yên không chỉ giúp người nông dân xóa đói giảm nghèo mà còn giúp bà con trên toàn huyện vươn lên làm giàu tại địa phương.
Ông Yên, một trong những nông dân trồng cam ở Phù Yên, vui mừng khi năm nay vườn cam sai trĩu quả.
Năm 2017, huyện Phù Yên đã phối hợp với Sở NN&PTNT lập hồ sơ đề nghị Cục Sở hữu trí tuệ – Bộ khoa học và Công nghệ tổ chức thẩm định và Quyết định cấp Giấy chứng nhận nhãn hiệu “Cam Phù Yên”. Đây là nền tảng quan trọng để huyện Phù Yên tăng cường quản lý chất lượng sản phẩm cam, đồng thời mở rộng diện tích cây trồng trên địa bàn huyện, thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát nhằm kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định nhãn hiệu sản phẩm, sở hữu trí tuệ. Huyện Phù Yên phấn đấu đến năm 2020 diện tích trồng cam trên địa bàn đạt trên 500 ha và tiến tới xây dựng chỉ dẫn địa lý cam Phù Yên.
Các trái cam thơm ngon được trưng bày tại các gian hàng ở sân vận động huyện Phù Yên.
Ông Phạm Văn Yên, chia sẻ: Gia đình tôi có 1,2 ha cam Vinh. Từ lúc chuyển sang trồng cam cuộc sống của gia đình tôi đã khá giả lên nhiều. Tôi trồng cam tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật như không sử dụng các chất cấm, thuốc diệt cỏ, phân bón hóa học… Công việc chăm sóc cam có vất vả nhưng bù lại sản phẩm lại có chất lượng cao, cam có vị thơm, ngon ngọt đặc trưng mà ở các vùng khác không có.
Mặc dù trời mưa, nhưng vẫn có hàng nghìn du khách thập phương không ngại đường sá xa xôi đến tham gia Hội cam.
Tại Ngày hội cam năm nay, gia đình ông Yên cũng như các hộ thành viên sẽ tham gia một gian hàng trưng bày. Đây là cơ hội để gia đình và các thành viên HTX trồng cam Văn Yên quảng bá, giới thiệu sản phẩm cam sạch đến với nhiều người tiêu dùng và du khách thập phương trong tỉnh và ngoài tỉnh.Việc vinh danh những hộ trồng cam tại lễ hội năm 2018, sẽ làm nổi bật các sản phẩm cây ăn quả có múi chất lượng cao, khuyến khích phong trào thi đua sản xuất, xây dựng thương hiệu cam Phù Yên đến với người tiêu dùng trong nước và Quốc tế. Để đảm bảo chất lượng cam trưng bày, giới thiệu, quảng bá đến du khách trong và ngoài huyện, Phù Yên đã dựng các gian hàng cam, bưởi da xanh, bưởi diễn, vải thổ cẩm, thông thoáng, sạch sẽ… Việc kiểm định chất lượng sản phẩm đã được huyện giao cho Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện phối hợp với các đơn vị tham gia gian hàng tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện theo yêu cầu quy định của Ban tổ chức.
Đồng bào Mông xúng xính bộ áo truyền thông xuống tham quan trải nghiệm lễ hội cam Phù Yên 2018.
Ông Phan Qúy Dương, Trưởng phòng Nông nghiệp phát triển Nông thôn huyện Phù Yên, cho biết: Để đảm bảo cho ngày hội cam diễn ra thuận lợi, Trung tâm dịch vụ nông nghiệp đã thành lập đoàn kiểm tra, tuyên truyền, giám sát, hướng dẫn người dân đảm bảo an toàn thực phẩm. Qua đó, giúp người dân hướng tới sản phẩm được sản xuất tốt, bảo đảm cho người tiêu dùng.
Video đang HOT
Các gian hàng thổ cẩm được trưng bày trong lễ hội cam.
Trong khuôn khổ Ngày hội cam và Ngày hội Văn hóa, Thể thao các dân tộc huyện Phù Yên đã diễn ra nhiều hoạt động đặc sắc như: Thi trang trí Trại văn hóa của 27 xã, thị trấn; thi trình diễn trang phục truyền thống; thi các môn thể thao dân tộc và hiện đại; các trò chơi dân gian cho du khách trải nghiệm… Tổ chức thi tìm hiểu, giới thiệu kiến thức về cây ăn quả có múi; trưng bày giới thiệu sản phẩm cây ăn quả có múi, tham quan mô hình trồng cam…
Trong Ngày khai mạc hội cam đêm (17.11), Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La Cầm Ngọc Minh đã trao bằng khen cho những cá nhân, HTX đi đầu làm kinh tế giỏi trên địa bàn huyện.
Nhiều tiết mục văn nghệ múa khăn piêu của đồng bào Thái được trình diễn công phu đẹp mắt trong ngày khai mạc Hội cam 2018.
Chị Mùi Thị Ban, du khách đến từ thị trấn Bắc Yên (Sơn La), cho hay: Đây là lần đầu tiên tôi cùng bạn bè tham gia Ngày Hội cam ở huyện Phù Yên.Tôi thấy bầu không khí ở đây rất nhộn nhịp trông như những ngày du xuân vậy. Đặc biệt tôi thấy cam ở đây rất ngon, tôi đã mua cam về làm quà biếu cho người thân và bạn bè ăn thử.
Trong khuôn khổ Ngày hội cam còn diễn ra nhiều màn thi đấu bóng chuyền, kéo co… tại sân vận động huyện Phù Yên.
Việc tổ chức Ngày hội nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc trên địa bàn huyện; động viên tinh thần và tôn vinh những người nông dân hăng say sản xuất và lao động trên địa bàn huyện, tạo sự đoàn kết, giao lưu văn hóa giữa các dân tộc trong huyện nói riêng và tỉnh Sơn La nói chung. Thông qua các hoạt động của Ngày hội, góp phần quảng bá tiềm năng thế mạnh du lịch, thu hút du khách đến với Phù Yên.
Đồng thời, thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư, tạo cơ hội hợp tác phát triển giữa các doanh nghiệp, HTX sản xuất, kinh doanh cam trong huyện với các doanh nghiệp ngoài huyện, để giúp tiêu thụ sản phẩm; góp phần tạo việc làm ổn định và tăng thu nhập cho người nông dân trồng cam của huyện Phù Yên, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội của huyện.
Theo Danviet
Sơn La nói gì về việc vận động cán bộ đóng tiền xây tượng đài trăm tỷ?
Mới đây, tỉnh Sơn La đã ban hành kế hoạch vận động tất cả cán bộ trên địa bàn tỉnh đóng góp một số ngày lương để xây dựng Tượng đài Bác Hồ với kinh phí hàng trăm tỷ đồng. Chánh Văn phòng UBND tỉnh Sơn La đã có cuộc trao đổi với phóng viên Dân trí về nội dung này.
Thực hiện kế hoạch của Ban Vận động, ủng hộ thực hiện các dự án Khu vực quảng trường tại TP Sơn La (tỉnh Sơn La) theo Quyết định số 340/QĐ-UBND ngày 1/3/2018 của UBND tỉnh Sơn La, về việc xây dựng Tượng đài "Bác Hồ với nhân dân các dân tộc Tây Bắc", Ban Vận động đã phát động toàn bộ cán bộ công chức, viên chức trên toàn tỉnh Sơn La ủng hộ ít nhất mỗi năm 1 ngày lương (thực hiện trong 2 năm 2018 và 2019).
Khu Trung tâm hành chính, quảng trường, Tượng đài Bác Hồ đang triển khai xây dựng tại TP Sơn La (tỉnh Sơn La).
Ngay khi được phát động, kế hoạch "hô hào" cán bộ ủng hộ tiền đã vấp phải nhiều luồng ý kiến trái chiều.
"Là người công tác ở vùng sâu, vùng xa, rất ít khi có cơ hội được lên thành phố ngắm tượng đài mà vẫn phải cắt lương để ủng hộ; chưa được hỏi ý kiến đã phải chịu ép buộc" - một ý kiến gửi về báo Dân trí.
Dừng vận động, trả lại tiền cho cán bộ đã ủng hộ
Theo những người thợ đang thi công tại dự án này, khu vực đồi nhân tạo (trong ảnh) dự kiến sẽ là nơi đặt Tượng đài Bác Hồ.
Ngày 9/8, trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Nguyễn Văn Cảnh - Chánh Văn phòng UBND tỉnh Sơn La - cho biết: Kế hoạch trên của tỉnh Sơn La vận động cán bộ công chức, viên chức ủng hộ tiền chủ yếu là để trồng cây xanh trong khuôn viên quảng trường, chứ không phải để xây dựng Tượng đài Bác Hồ (?).
Lời giải thích của ông Cảnh không khớp với nội dung các văn bản của Tỉnh ủy cũng như của UBND tỉnh Sơn La: "...ủng hộ xây dựng tượng đài".
Cụ thể, tại công văn số 3414-CV/TU hồi tháng 6/2018 của Tỉnh ủy Sơn La có nêu rõ: "Thực hiện đúng chỉ đạo Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc không tổ chức vận động cán bộ, công chức, viên chức tham gia đóng góp, ủng hộ xây dựng tượng đài (đối với các đơn vị đã đóng góp ủng hộ, cần có hình thức hoàn trả hợp lý)".
Tương tự, tại công văn số 2467/UBND-KT ngày 23/7/2018 của UBND tỉnh Sơn La cũng có nội dung "Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các đơn vị không thực hiện vận động cán bộ công chức, viên chức tham gia đóng góp, ủng hộ xây dựng tượng đài và thực hiện hoàn trả lại kinh phí theo hướng dẫn của Sở Tài chính...".
Ao cá Bác Hồ đang được tỉnh Sơn La cải tạo, nâng cấp.
Về lý do tỉnh Sơn La dừng kế hoạch vận động nói trên, ông Cảnh giải thích: "Một mặt tránh dư luận xấu và tỉnh cũng đã tính toán lại thì thấy số tiền vận động từ cán bộ công chức, viên chức không nhiều nên đã dừng lại. Đối với những đơn vị, cá nhân nào đã ủng hộ tỉnh sẽ thoái trả lại theo đúng quy định".
Cũng theo ông Cảnh, hiện toàn tỉnh Sơn La có khoảng 30.000 cán bộ công chức, viên chức. Theo kế hoạch trên, mỗi người ủng hộ ít nhất 1 ngày lương, tương ứng số tiền là 200.000 đồng, với 30.000 người thì mỗi năm được khoảng 6 tỷ đồng, 2 năm được khoảng 12 tỷ đồng. Trong khi đó, số tiền để trồng cây xanh ở dự án trên khoảng 20 tỷ đồng.
"Hiện nay, số tiền cán bộ công chức, viên chức ủng hộ mới được khoảng 60 triệu đồng, chúng tôi sẽ hoàn trả lại số tiền này theo đúng quy định. Đồng thời, tỉnh cũng kết thúc giai đoạn một của việc vận động các doanh nghiệp bên ngoài ủng hộ dự án trên để tổng hợp lại và bàn bạc phương án cho giai đoạn tiếp theo. Còn vấn đề cây xanh chúng tôi đang huy động các tỉnh bạn ủng hộ" - ông Cảnh nói thêm.
Trồng cây xanh ở dự án này đang được tỉnh Sơn La huy động các tỉnh bạn ủng hộ.
Về câu hỏi xây dựng tượng đài "Bác Hồ với nhân dân các dân tộc Tây Bắc" tại dự án trên có kinh phí bao nhiêu tiền, ông Cảnh thông tin: Toàn bộ công trình này gồm tượng Bác, bức phù điêu, bệ,... dự toán khoảng 110 tỷ đồng. Tỉnh Lào Cai tài trợ 20 tấn đồng 9999 và đã đưa xuống Nam Định để đúc tượng Bác theo mẫu đã được Trung ương duyệt. Bức phù điêu được làm bằng đá có nguồn gốc từ tỉnh Thanh Hóa. Kinh phí xây dựng Tượng đài Bác Hồ và bức phù điêu do nguồn ngân sách của tỉnh Sơn La.
Công nhân, máy móc đang thi công các hạng mục của dự án.
Diện tích lớn của sân quảng trường đã được lát đá xong.
Trước đó, hồi tháng 8/2015, dư luận xôn xao về việc tỉnh Sơn La chuẩn bị xây dựng tượng đài "Bác Hồ với nhân dân các dân tộc Tây Bắc" với kinh phí 1.400 tỷ. Tuy nhiên, Ông Cầm Ngọc Minh - Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La - khẳng định, thông tin đó là không chính xác. Theo ông Minh, tượng đài chỉ là một hạng mục nhỏ với mức kinh phí dự kiến khoảng 200 tỷ đồng.
Ông Minh cho biết thêm, tổng số tiền 1.400 tỷ trong đề án nhắc tới bao gồm việc xây dựng một loạt công trình với tổng diện tích dự kiến khoảng 20ha, bao gồm: quảng trường (san lấp mặt bằng, hệ thống thoát nước, đường giao thông...), tượng đài Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc, xây mới Trung tâm hành chính của tỉnh, khu tái định cư và giải phóng mặt bằng, đền thờ Bác Hồ (dự kiến sẽ dùng nguồn vốn xã hội hóa) và bảo tàng, cây xanh,...
Nguyễn Dương
Theo Dantri
Sơn La: Mưa lũ làm 3 người mất tích, tàn phá xã nông thôn mới Theo thông tin từ Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La, từ ngày 18.7 đến nay, nhiều nơi xảy ra mưa to và kéo dài trên diện rộng, làm hư hỏng, sạt lở hơn 12 nhà dân ở các xã: Bắc Phong, Tân Phong, Suối Tọ, Tân Lang, Mường Lang; hư hỏng 30m tường cánh thượng lưu của phai Đồng...