Nghiện smartphone có thể teo cơ ngón tay
Theo Bệnh viện ĐH Y Dược TP HCM, ngày càng nhiều người đến khám do đau cổ bàn tay, các ngón tay, đau mỏi vùng vai… Bệnh lâu ngày sẽ để lại di chứng như teo cơ ngón tay.
Bác sĩ Nguyễn Đức Thành, khoa Chấn thương chỉnh hình, ĐH Y dược TP HCM cho biết nguyên nhân gây ra các bệnh lý trên do sử dụng điện thoại, máy tính bảng thường xuyên.
Theo bác sĩ Thành, các bệnh nhân này trên đa số là dân văn phòng. Ngoài việc sử dụng máy tính người bệnh còn dùng điện thoại thường xuyên. Biểu hiện bệnh chủ yếu là đau ở bàn tay, cột sống cổ, cột sống thắt lưng, vai.
Việc sử dụng các thiết bị công nghệ và cố định một tư thế sẽ gây tác động lớn lên dây chằng, gân cơ vùng xương cổ, vai và vùng thắt lưng, cũng như các dây chằng, gân cơ ở vùng cổ tay, bàn tay.
Khi khởi phát, người bệnh sẽ có cảm giác đau nhức ở phần gốc ngón tay, cử động nhiều tay không duỗi ra được. Các ngón tay đều có thể bị nhưng thường gặp nhất là ở ngón tay cái. Trường hợp nhẹ có thể điều trị bằng thuốc, nặng phải phẫu thuật để giải phóng, làm rộng bao gân.
Bác sĩ Thành đang khám cho bệnh nhân bị tê tay do dùng các thiết bị điện tử thời gian dài trong ngày. Ảnh: Khánh Trung.
Ở giai đoạn thứ phát, người bệnh sẽ đau ở vùng cổ tay. Do tư thế sử dụng smartphone cổ tay thường gấp và xoay vào trong quá mức gây kích thích viêm bao gân vùng gân, lâu dần bao gân bị hẹp lại gây ra đau và hạn chế vận động. Đây cũng là bệnh phổ biến nhiều người mắc phải.
Khi sử dụng các thiết bị điện tử lâu ngày người dùng sẽ có cảm giác tê tay như kiến bò, không thể làm việc. Bệnh này có thể gây hậu quả và để lại di chứng teo cơ ngón tay. Gặp phải những triệu chứng như trên người bệnh sẽ phải phẫu thuật.
“Đối với các bệnh lý gân, cơ tthường ít để lại di chứng nhưng làm cho người bệnh đau đớn kéo dài, ảnh hưởng đến công việc và chất lượng cuộc sống. Đối với những bệnh liên quan đến thần kinh với các biểu hiện đau, tê, chèn ép thần kinh, nếu điều trị không kịp thời sẽ để lại di chứng lâu dài hoặc vĩnh viễn. Khi đó dây thần kinh chèn ép lâu ngày, gây thoái hóa nặng”, bác sĩ Thành cho biết.
Để phòng bệnh và điều trị, bác sĩ khuyến cáo người dùng phải giảm tổng thời gian dùng các thiết bị công nghệ trong một ngày, thay tư thế, nghỉ giải lao và vận động để giảm sức căng.
Người dùng nên phân phối lực cầm, bấm điện thoại lên cả hai tay hoặc đặt điện thoại lên bàn, làm giảm áp lực lên gân cơ, dây chằng của bàn tay.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, người dùng nên tập những bài thể dục chuyên biệt cho bàn tay dưới sự tư vấn và hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa xương khớp hoặc vật lý trị liệu. Những bài tập này giúp làm khỏe các gân cơ, dây chằng và cũng có tác dụng phòng bệnh.
Khi có biểu hiện tê nhức bàn tay, có cảm giác kiến bò, người dùng phải đi khám bác sĩ chuyên khoa để phát hiện kịp thời.
Khánh Trung
Theo Zing
Những con đường có 1-0-2 dành riêng cho các con nghiện smartphone
Lúc mà mọi phương pháp xử phạt giao thông trở nên vô dụng trước tin nhắn điện thoại thì buộc phải có cách khác để bảo vệ các con nghiện smartphone.
Nhắn tin có thể coi là một căn bệnh khó chữa trong thời đại smartphone. Người ta có thể nhắn tin bất kỳ lúc nào, bất kỳ nơi đâu, bất chấp mọi nguy hiểm dù là đường phố đông đúc. Khi mà mọi hình thức xử phạt cũng không thể có tác dụng thì đành chấp nhận "sống chung với nghiện" thôi
Dưới đây là những cách đặc biệt là nhiều nơi trên thế giới đã áp dụng để "bảo vệ" người nghiện nhắn tin.
1. Cầu thang đặc biệt phân làn nhắn tin
Trên thế giới có nhiều kiểu người nhưng tại Đại học Utah Valley, Mỹ, 30.000 sinh viên chia thành 3 kiểu người: Người đi bộ, người chạy nhanh và... người nhắn tin. Và tại tất cả các cầu thang trong trường học đều được chia thành đúng 3 làn rõ rệt: Đi - chạy - nhắn tin. Mặc dù cùng một bậc cầu thang đó nhưng rõ ràng mức độ nguy hiểm của mỗi làn là khác nhau rồi.
Cầu thang dành cho người nhắn tin - có vẻ khá nguy hiểm.
2. Đẳng cấp cao hơn: Vải hè chia làn cho người nhắn tin
Năm 2014, một thành phố tại Trung Quốc đã quyết định sẽ làm hẳn một làn đường dành riêng cho những người nghiện nhắn tin trên vỉa hè. Về cơ bản, khi bạn bước trong làn này sẽ thoải mái nhắn tin, lướt web,... mà không sợ bị người khác chặn đường hay đâm sầm vào nhau.
Chính quyền thành phố cũng tuyên bố người đi bộ bình thường không nên đi vào làn đó vì "sự an toàn cho chính bản thân mình". Làn được được nhận biết bằng một biểu tượng điện thoại di động. Mặc dù vậy, có vẻ ý tưởng này không được nhiều sự ủng hộ.
Làn đường cho nghiện tin nhắn tại Trung Quốc.
3. Công ty điện thoại làm làn đường cho người nhắn tin cực độc
Năm 2015, một doanh nghiệp bán điện thoại di động tại Bỉ, đã quyết định chi tiền đầu tư làm làn đường cho người nhắn tin tại thành phố Antwerp. Làn đường được đánh dấu bằng dòng chữ: "Làn đi bộ cho người nhắn tin". Người đi vào làn này có thể thoải mái nhắn tin mà không sợ gây nguy hiểm cho người khác. Động cơ của việc làm này là nhiều người đã hỏng điện thoại vì va chạm với người khác.
Tuy nhiên, con đường cũng không thực sự thẳng cho lắm và còn nguy hiểm hơn nếu người nhắn tin không chú ý.
Con đường nhắn tin cong đột ngột thật hiểm.
4. Cột đèn êm ái tại London
Năm 2008, thành phố London, Anh quyết định thử nghiệm lắp đệm bảo vệ cho cột đèn để tránh người ham nhắn tin va chạm. Chiếc gối chống va chạm được đặt trên những cây cột điện ở phía đông London, nơi ghi nhận nhiều chấn thương do vừa đi vừa nhắn tin cao nhất nước Anh.
Va chạm với đệm có thể êm ái hơn so với cột đèn.
Những đoạn đường được kẻ vạch sẵn chỉ để dành cho những người cả ngày dán mắt vào điện thoại.
Khi có phương tiện giao thông đi qua những chiếc đèn nhấp nháy để cảnh báo những người đang dán mắt vào điện thoại không được qua đường.
Cột điện cũng được "mặc áo" vì những con nghiện smartphone.
Không ít biển báo được dựng lên vì những vụ tai nạn không đáng có do người nghiện smartphone gây ra. "Hãy chú ý khi đi bộ qua đường, việc cập nhật Facebook có thể làm sau cũng không sao".
Theo Vân Anh / Trí Thức Trẻ
Phụ nữ dễ nghiện smartphone gấp 2 lần nam giới Một ngày mới của cô Kim Ji-yeon (25 tuổi) bắt đầu bằng việc kiểm tra Instagram, để xem mọi người bình luận về status đêm trước lúc ngủ của cô như thế nào. "Tôi thường đăng một cái gì đó trước gi tôi đi ngủ", Ji-yeon nói. "Việc này rất thú vị khi thức dậy, tôi sẽ xem mọi người đã bình luận...