‘Nghiện ma túy không phải là tệ nạn’
Cục Phòng chống Tệ nạn xã hội ( Bộ Lao động Thương binh Xã hội) cho biết đang xây dựng Đề án đổi mới công tác cai nghiện theo quan điểm coi nghiện ma tuý không phải là tệ nạn, mà là bệnh mãn tính mang tính xã hội.
Theo bà Đỗ Thị Ninh Xuân, Cục phó Phòng chống Tệ nạn xã hội, trước đây nghiện ma túy bị coi là tệ nạn xã hội và phải bắt buộc chữa trị. “Giờ nghiện ma túy được xem là bệnh mãn tính của não nên phải chữa trị và hiệu quả chữa trị tự nguyện sẽ cao hơn. Mục tiêu của chữa trị là giúp người bệnh giảm sử dụng ma túy về liều lượng, thời gian, tần số, hình thức sử dụng”, bà Xuân nói.
Nữ Cục phó Phòng chống tệ nạn xã hội phân tích, khi không bị xem là tệ nạn, người nghiện sẽ giảm bớt mặc cảm cộng đồng, dễ dàng đến nơi cai nghiện tự nguyện hơn. Từ đó sẽ tăng cơ hội cho họ được sử dụng dịch vụ chữa trị lâu dài, khuyến khích được họ đi cai nghiện.
Nghiện ma túy được xem là bệnh mãn tính chứ không phải tệ nạn xã hội. Ảnh minh họa: Nguyệt Triều.
Video đang HOT
Phó cục trưởng Lê Đức Hiền cũng cho rằng bản chất nghiện ma túy là bệnh tâm thần mãn tính và một trong những điều quan trọng nhất là phải đi sâu vào các biện pháp y tế, tức là chữa bệnh cho họ. Ngoài ra, các biện pháp xã hội khác như tư vấn, giáo dục hướng nghiệp, tạo công ăn việc làm và kỹ năng tái hòa nhập cộng đồng cũng cần thực hiện đồng bộ.
Đối với người nghiện nặng làm ảnh hưởng đến cộng đồng thì vẫn phải xử lý hành chính, đồng thời chú ý các biện pháp y tế giáo dục. “Cảm cúm nhức đầu chữa là được, nhưng phục hồi người nghiện phải dần dần từng bước. Trên thế giới, kể cả nước phát triển không phải cứ cai nghiện là được ngay, họ vẫn có tái nghiện”, ông Hiền nói.
Theo Cục Phòng chống Tệ nạn xã hội, đến tháng 9/2012, số người được cai nghiện là 16.000. Trong 9 tháng, 4.200 người nghiện ma túy được dạy nghề, hơn 2.000 người cai nghiện và quản lý sau cai được hỗ trợ vốn, tạo việc làm. Cả nước xây dựng mới 483 xã phường lành mạnh không có mại dâm, ma túy.
Theo VNE
Đề xuất chỉ tăng lương tối thiểu 15% năm 2013 trong khu vực doanh nghiệp
Năm hiệp hội ngành hàng lớn của Việt Nam vừa ký văn bản chung gửi đoàn ĐBQH TP.HCM để kiến nghị điều chỉnh lương tối thiểu trong khu vực doanh nghiệp năm tới giảm còn 15% so với 2 phương án Bộ Lao động Thương binh Xã hội đề xuất là 36% và 25%.
Những doanh nghiệp có số lượng lao động nhiều nhất ở Việt Nam đã ký tên vào văn bản này là Hiệp hội Dệt may, Hiệp hội Da giày, Hiệp hội thủy sản, Hiệp hội đồ gỗ mỹ nghệ và Hiệp hội bông sợi.
Trong văn bản gửi đi từ ngày 17.10, các hiệp hội này dẫn phương án tăng lương tối thiểu từ năm 2013 mà Bộ Lao động Thương binh Xã hội đã gửi các tỉnh, thành để lấy ý kiến về 2 mức tăng: 36% hoặc 25%, và nhận định "tăng lương tối thiểu là một quyết định có tác động rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh ngành và quốc gia".
Các hiệp hội này tính toán: Với phương án tăng lương tối thiểu 36%, chi phí lao động của doanh nghiệp sẽ tăng các năm từ 2013 - 2016 theo tỷ lệ tương ứng là: 125%, 161%, 208% và 273%. Nếu tăng 25% thì tỷ lệ tăng chi phí tương ứng theo các năm nói trên lần lượt là 118%, 140%, 169% và 205%.
Năm hiệp hội này đồng kiến nghị năm 2013 áp dụng mức tăng lương tối thiểu 15%, thời gian áp dụng tăng lương tối thiểu và lương cơ bản là quý 1 hoặc quý 2 hằng năm.
Nếu áp dụng tăng 15%, chi phí lao động mà các hiệp hội này tính toán sẽ tăng từ 2013 - 2016 lần lượt là 111%, 123%, 138% và 154%.
Khẳng định sự đồng thuận và ủng hộ quan điểm phải càng ngày càng nâng cao thu nhập để cải thiện đời sống cho người lao động, song đại diện năm hiệp hội này cũng lưu ý "khi tăng lương tối thiểu cho người lao động cần cân nhắc những tác động đến năng lực cạnh tranh quốc gia" so với nhiều nước trong khu vực đang có mặt hàng xuất khẩu, thị trường tương đồng như Việt Nam.
"Chúng tôi kiến nghị cần nhanh chóng thành lập Hội đồng Tiền lương quốc gia như chủ trương đã đề ra nhằm xây dựng được các bản chỉ số đánh giá cơ bản, phân tích năng lực cạnh tranh quốc gia để có quyết định tốt nhất cho người lao động và quốc gia", bản kiến nghị viết.
Thông tin từ bản kiến nghị cho thấy, hiện tại kim ngạch xuất khẩu của 5 ngành hàng này đạt gần 34 tỉ USD, chiếm gần 35% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước và giải quyết công ăn việc làm cho gần 5 triệu lao động.
Theo TNO
Cháy xưởng gỗ tại Đồng Nai: Chi phí chữa trị hơn 1 tỉ đồng Ngày 31.10, 6 CN bỏng nặng trong số 20 nạn nhân của vụ cháy tại xưởng gỗ Đức Tâm vẫn đang nằm trong phòng chăm sóc đặc biệt của khoa Phỏng-Tạo hình, BV Chợ Rẫy. CN đang điều trị tại khoa Phỏng-Tạo hình, BV Chợ Rẫy sáng 31.10. 9 CN trong số nạn nhân còn lại đã được chuyển sang phòng thường, 5...