Nghiên cứu việc nghỉ Tết năm 2020, trong đó có mô hình Tết Singapore
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ mới đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao Bộ LĐTB&XH nghiên cứu việc nghỉ Tết để có thể áp dụng từ năm 2020
Chiều 31/1, chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1/2019, Thủ tướng lưu ý một số vấn đề trước, trong và sau Tết Nguyên đán. Người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh: “Nhiệm vụ của chúng ta, các cấp, các ngành, các địa phương hiện nay là tập trung lo Tết cho dân để bảo đảm Tết an toàn, vui tươi, tiết kiệm. Phải bảo đảm cung ứng đầy đủ hàng hóa Tết, đừng để Tết thiếu hàng cho người dân”.
Đồng thời Thủ tướng cũng yêu cầu các cấp, các ngành tập trung lo Tết cho người vùng khó khăn, vùng xa, vùng sâu, vùng bị thiên tai, bảo đảm mọi thành phần xã hội đều được hưởng Tết vui tươi, lành mạnh, an toàn. “Những ngày còn lại (từ nay đến Tết) các địa phương đều phải thúc đẩy kiểm tra, đừng để người dân nào không có Tết”, Thủ tướng nói.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định rằng cùng với việc cung ứng đầy đủ hàng hóa, cần tập trung quản lý thị trường, chống buôn lậu, gian lận thương mại, đặc biệt là chống vận chuyển, đốt pháo trái phép. Một yêu cầu rất lớn hiện nay là mở một chiến dịch xử lý các loại tội phạm để bảo đảm an toàn cho người dân. Đặc biệt là đổi mới cách làm, biện pháp để giảm thiểu tai nạn giao thông.
Bên cạnh vui Tết và lo Tết cho người dân, cần lo sản xuất, đời sống kinh doanh, dịch vụ để đẩy mạnh phát triển, để ngay sau Tết bắt tay ngay vào việc, không được chậm trễ, chểnh mảng, kể cả cơ quan hành chính, dịch vụ. Hạn chế những mặt tiêu cực của lễ hội trong dịp Tết và sau Tết.
Video đang HOT
Thủ tướng giao Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội nghiên cứu việc nghỉ Tết sang năm (2020), trong đó có mô hình Singapore.
Diễn ra cùng thời điểm với Viêt Nam, Tết Nguyên đán ở Singapore là một trong những ngày lễ trọng đại nhất trong năm. Những ngày Tết ở Singapore thường diễn ra Lễ hội mùa xuân với 3 sự kiện nổi bật: Lễ hội Hoa đăng, Lễ hội Singapore River Hongbao và Lễ hội đường phố Chingay cùng nhiều hoạt động khác. Tuy nhiên, kì nghỉ Tết Nguyên đán của người dân Singapore chỉ kéo dài từ 2 đến 3 ngày tùy năm.
Theo
Chi chế độ trợ cấp, phụ cấp người có công với cách mạng
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 101/2018/TT-BTC quy định quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng và người trực tiếp tham gia kháng chiến do ngành Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý.
Ảnh minh họa
Thông tư này quy định về quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng và người trực tiếp tham gia kháng chiến, tham gia chiến tranh bảo vệ tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, giúp bạn Lào, người được cử làm chuyên gia sang giúp Lào và Campuchia (gọi chung là người trực tiếp tham gia kháng chiến)do ngành Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý từ nguồn ngân sách trung ương đảm bảo, bố trí trong dự toán chi ngân sách nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH).
Thông tư nêu rõ về chi chế độ trợ cấp, phụ cấp. Theo đó chi trợ cấp hàng tháng đối với: Cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân tham gia kháng chiến chống Mỹ có dưới 20 năm công tác trong Công an nhân dân đã thôi việc, xuất ngũ về địa phương theo Quyết định số 53/2010/QĐ-TTg; quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong quân đội, đã phục viên, xuất ngũ về địa phương theo Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg và Quyết định số 38/2010/QĐ-TTg...
Trợ cấp một lần đối với: Quân nhân, cán bộ đi chiến trường B, C, K trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước không có thân nhân phải trực tiếp nuôi dưỡng và quân nhân, cán bộ được Đảng cử lại miền Nam sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954 theo Nghị định số 23/1999/NĐ-CP; người được cử làm chuyên gia sang giúp Lào và Campuchia theo Quyết định số 57/2013/QĐ-TTg và Quyết định số 62/2015/QĐ-TTg.
Đối với điều dưỡng tại nhà: Mức chi thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 53 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP; phương thức chi trực tiếp cho đối tượng được hưởng.
Đối với điều dưỡng tập trung, mức chi bao gồm: Tiền ăn trong thời gian điều dưỡng, gồm: ăn sáng, ăn 2 bữa chính (trưa và chiều) và ăn bồi dưỡng thêm (nếu có); thuốc bổ và thuốc chữa bệnh thông thường; quà tặng cho đối tượng (bằng tiền hoặc hiện vật).
Các khoản chi phí về điện, nước sinh hoạt hoặc mua xăng dầu chạy máy phát điện, lọc nước (đối với các cơ sở chưa có hệ thống điện lưới và nước sạch), vệ sinh môi trường, sửa chữa điện, nước,thuê dịch vụ phục vụ công tác điều dưỡng được thanh toán theo số lượng đối tượng được điều dưỡng thực tế, định mức tối đa 320.000 đồng/người/lần.
Về chi cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình:Cấp tiền để đối tượng mua phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình theo niên hạn sử dụng theo quy định .
Đối tượng được hưởng chế độ cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình khi đi làm dụng cụ chỉnh hình, phương tiện trợ giúp được hỗ trợ một lần tiền ăn và tiền tàu xe (bao gồm cả lượt đi và về), mỗi niên hạn 01 lần. Mức hỗ trợ theo đơn giá 5.000 đồng/km nhân với khoảng cách từ nơi cư trú đến cơ sở y tế gần nhất đủ điều kiện về chuyên môn kỹ thuật cung cấp dụng cụ chỉnh hình, nhưng tối đa không quá 1.400.000 đồng/người.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01-01-2019.
T.Quang
Theo PLO
Xử lý người đe dọa, mua chuộc người tố cáo hoặc lợi dụng tố cáo để vu khống Trường hợp người tố cáo rút tố cáo mà người giải quyết tố cáo xét thấy hành vi bị tố cáo có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc có căn cứ xác định việc rút tố cáo do bị đe dọa, mua chuộc hoặc người tố cáo lợi dụng việc tố cáo để vu khống, xúc phạm, gây thiệt hại cho người...