Nghiên cứu về mối liên quan giữa viêm cơ tim và vaccine ngừa COVID-19
Cơ quan Quản lý dược phẩm châu Âu (EMA) đã phát hiện mối liên quan có thể có giữa chứng viêm cơ tim hiếm gặp và vaccine ngừa COVID-19 của các hãng Pfizer/BioNTech và Moderna, đồng thời khuyến cáo những người có lịch sử rối loạn máu hiếm gặp tránh tiêm vaccine của Johnson & Johnson.
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Lesbos, Hy Lạp. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Trong thông báo ra ngày 9/7, ủy ban an toàn của EMA nêu rõ các bệnh liên quan đến tim, trong đó có viêm cơ tim và viêm màng ngoài tim, phải được nêu trong tác dụng phụ có thể gặp phải đối với hai loại vaccine của Pfizer/BioNTech và Moderna, sản xuất theo công nghệ mRNA. Theo ủy ban trên, những nguy cơ nói trên chủ yếu xảy ra trong 14 ngày đầu sau tiêm và thường xuất hiện sau khi tiêm mũi thứ hai và ở nam giới trưởng thành trẻ tuổi. Điều này phù hợp với những phát hiện được giới chức y tế Mỹ đưa ra hồi tháng trước.
Bên cạnh đó, EMA cũng khuyến cáo những người có tiền sử hội chứng rò rỉ mao mạch (CLS) không được tiêm vaccine một liều của Johnson & Johnson. Tháng 6 vừa qua, EMA cũng đã yêu cầu phải thêm CLS vào phần tác dụng phụ của vaccine ngừa COVID-19, do AstraZeneca sản xuất.
Hàn Quốc đẩy nhanh tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 của AstraZeneca
Hàn Quốc sẽ đẩy nhanh việc tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 của hãng dược AstraZeneca (Anh) sau khi Cơ quan quản lý Dược phẩm của Liên minh châu Âu (EMA) khẳng định về "sự an toàn và hiệu quả" của chế phẩm này.
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 của hãng AstraZeneca tại một trung tâm y tế ở Seoul. Ảnh: AFP/TTXVN
Trước đó, ngày 18/3, EMA khẳng định vaccine của AstraZeneca không gây ra hiện tượng đông máu sau khi tiêm chủng. Theo cơ quan này, lợi ích của vaccine trong việc bảo vệ con người khỏi nguy cơ tử vong và nhập viện do bệnh COVID-19 lớn hơn nhiều so với những rủi ro tiềm tàng.
Kết luận của EMA được đã phần nào xóa tan những nghi ngại về sự an toàn và tác dụng phụ của vaccine AstraZeneca tại nhiều nước trên thế giới, trong đó có Hàn Quốc. Quốc gia Đông Bắc Á này đã ghi nhận 2 trường hợp nghi bị cục máu đông liên quan tới vaccine của AstraZeneca. Một trong hai bệnh nhân này đã tử vong và giới chức y tế cho rằng nhiều khả năng là do bệnh lý nền.
Trong khi đó, Cơ quan Phòng ngừa và Kiểm soát dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) cho biết 1 người đàn ông được ghi nhận mắc cục máu đông sau khi tiêm vaccine của AstraZeneca. Người này hiện đang được điều trị tại bệnh viện và trong tình trạng ổn định. Tuy nhiên, KDCA cho biết Hàn Quốc vẫn sẽ triển khai kế hoạch tiêm chủng vaccine của AstraZeneca dù cho biết sẽ theo dõi chặt chẽ đánh giá của EMA. KDCA cũng đã cam đoan rằng các sản phẩm của AstraZeneca là an toàn và cam kết sẽ thông báo ngay cho người dân về bất kỳ trường hợp nghi ngờ gặp phải phản ứng phụ nào.
Trước đó, Hàn Quốc đã quyết định triển khai tiêm chủng vaccine của AstraZeneca cho những người ngoài 65 tuổi nhằm đẩy mạnh chiến dịch tiêm chủng trên toàn quốc khi các nghiên cứu mới ở nước ngoài cho thấy hiệu quả của nó. KDCA cho biết đã có hơn 659.470 người được tiêm mũi đầu tiên kể từ cuối tháng 2, chiếm 1,46% trong tổng số 52 triệu dân của nước này.
Sau khi EMA có kết luận cuối cùng về vaccine của AstraZeneca, nhiều nước châu Âu gồm Đức, Pháp và Italy tuyên bố nối lại việc tiêm chủng vaccine của AstraZeneca từ ngày 19/3. Tương tự, Lítva và Latvia, hai quốc gia vùng Baltic, cũng thông báo sẽ nối lại việc tiêm chủng vaccine của AstraZeneca từ sáng 19/3 sau thông báo mới nhất của EMA. Bộ trưởng Y tế Lítva Arunas Dulkys cho biết sẽ cùng tổng thống, thủ tướng và chủ tịch quốc hội nước này tiêm vaccine của AstraZeneca nhằm tạo dựng niềm tin của công chúng đối với chế phẩm này.
Dịch COVID-19: WHO châu Âu kêu gọi tiếp tục tiêm vaccine của hãng AstraZeneca Ngày 18/3, người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khu vực châu Âu Hans Kluge nhấn mạnh l việc tiêm vaccine ngừa COVID-19 của hãng AstraZeneca (Anh) mang lại lợi ích lớn hơn bất kỳ nguy cơ nào, do đó các quốc gia và vùng lãnh thổ ở châu Âu nên tiếp tục sử dụng loại vaccine này. Vaccine ngừa...