Nghiên cứu tế bào gốc nuôi cấy rìa giác mạc để mang lại ánh sáng cho nhiều người
Các nhà nghiên cứu của Bộ môn Mô – Phôi (Trường ĐH Y Hà Nội) và Khoa Kết giác mạc ( Bệnh viện Mắt Trung ương) đã nghiên cứu, sử dụng công nghệ tế bào gốc nuôi cấy giác mạc từ rìa giác mạc.
Đột phá cho ngành nhãn khoa Việt
Tốn thương giác mạc là một bệnh lý thường gặp trong nhãn khoa. Nguyên nhân gây tổn thương giác mạc rất khác nhau nhưng đều làm mất độ trong của giác mạc và gây giảm thị lực ở nhiều mức độ khác nhau. Trong một số trường hợp, vùng rìa giác mạc – nơi cư trú của tế bào gốc biểu mô giác mạc cũng bị tốn thương, di chứng để lại cho bệnh nhân là hội chứng suy giảm tế bào gốc của biểu mô giác mạc.
Hậu quả của hội chứng này làm mất độ trong của giác mạc do màng xơ mạch từ phía kết mạc xâm lấn qua vùng rìa lên bề mặt của giác mạc, loét biểu mô giác mạc khó hàn gắn, tróc biểu mô giác mạc tái phát.
Để điều trị hội chứng suy giảm tế bào gốc của biểu mô giác mạc, các nhà nhãn khoa đã sử dụng các phương pháp khác nhau: Ghép kết mạc rìa tự thân, ghép giác – củng mạc rìa từ giác mạc tử thi, ghép màng ối.
Kết quả điều trị khá tốt, đặc biệt với những trường hợp tốn thương một mắt. Tuy nhiên với các kỹ thuật này, mảnh mô dùng để ghép lấy từ bên mắt lành hoặc từ mắt tử thi cần có một diện tích khá lớn hoặc cần toàn bộ giác mạc.
Trong vài năm gần đây, y – sinh học hiện đại đã đạt được những thành tựu lớn trong việc đối mới mô bằng ghép tế bào gốc. Trong nhãn khoa, công nghệ tạo tấm biểu mô giác mạc từ việc nuôi cấy tế bào gốc vùng rìa giác mạc trên thực nghiệm và trên người đã có những thành công nhất định. Ghép tấm biểu mô giác mạc nuôi cấy mang lại hiệu quả tốt cho việc phục hồi cấu trúc và chức năng của giác mạc.
Video đang HOT
Nghiên cứu tế bào gốc nuôi cấy rìa giác mạc để mang lại ánh sáng cho nhiều người
Xuất phát từ nhu cầu thực tế trong nước, nhiều bệnh nhân bị hội chứng suy giảm tế bào gốc vùng rìa cần được điều trị và với mong muốn đưa ra được một phương pháp hiện đại điều trị hội chứng này, PGS.TS Nguyễn Thị Bình, nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Mô – Phôi, Trường Đại học Y Hà Nội, đã mất gần 10 năm đằng đẵng tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu nuôi cấy tế bào rìa giác mạc và ứng dụng trong điều trị một số tốn thương giác mạc”.
Đề tài của nhóm của PGS Bình đã thực hiện nuôi tạo và cấy ghép thành công hàng trăm ca tổn thương bề mặt nhãn cầu. Tỷ lệ thành công từ 65-80%, mức tương đương các quốc gia tiên tiến trên thế giới.
Khi bắt đầu nghiên cứu, PGS Bình cho biết bắt tay vào cái gì họ cũng khó khăn. Từ nguồn tài chính cho đến các nguyên liệu hỗ trợ. Cái khó ló cái khôn, nhóm của PGS Bình thậm chí vì đam mê khoa học còn bỏ cả tiền túi ra để thực hiện.
Sau bao nỗ lực, họ đã thành công khi công bố công trình khoa học “made in Việt Nam” và được nhận Giải thưởng cao quý Kovalevskaia năm 2014.
Mang lại ánh sáng cho bệnh nhân
Để tạo ra những tấm biểu mô của giác mạc, các nhà khoa học đã phải lấy tế bào gốc của chính bệnh nhân, tiến hành nuôi cấy từ 18-20 ngày trong môi trường vô khuẩn. Môi trường nuôi cấy đặc biệt này đã có bổ sung những chất phù hợp để tế bào gốc phát triển thành tấm biểu mô.
Việc nuôi tạo tấm biểu mô hoàn toàn mới so với các phương pháp đang áp dụng trên thế giới với quy trình đơn giản, rẻ tiền và không sử dụng chất liệu có nguồn gốc động vật bởi dễ bị nhiễm protein xâm nhập vào tế bào nuôi.
Nếu trường hợp bệnh nhân bị tổn thương một mắt sẽ lấy tế bào gốc từ vùng rìa giác mạc bên lành. Còn nếu bị tổn thương cả 2 mắt sẽ lấy tế bào gốc từ biểu mô niêm mạc miệng. Sau khi nuôi cấy thành công tấm biểu mô sẽ ghép tự thân vào giác mạc cho bệnh nhân. Ghép tự thân là phương pháp rất hiệu quả, bệnh nhân không phải dùng thuốc để chống thải loại. Việc ghép mô giác mạc này do các bác sĩ ở Bệnh viện Mắt trung ương thực hiện.
Điều đặc biệt, nhóm nghiên cứu đã tìm ra quy trình rẻ hơn nhiều so với chi phí ở nước ngoài, ước tính là 1/10, khoảng 10-15 triệu đồng cho cả ca điều trị (15 bệnh nhân mà nhóm nghiên cứu đã ghép và điều trị vừa qua là hoàn toàn miễn phí) – một tin rất vui với người bệnh.
TS.BS Vũ Tuệ Khanh – Bệnh viện Mắt trung ương cho biết rất nhiều bệnh nhân cần ghép giác mạc nhưng hiện nay nguồn hiến giác mạc ở Việt Nam còn hạn chế. Giải pháp dùng tấm biểu mô được nuôi cấy từ tế bào gốc là phương án tối ưu để khắc phục các tổn thương ở giác mạc như loét giác mạc, bỏng giác mạc. Tấm biểu mô sẽ làm trong giác mạc bị tổn thương, không cho các tổ chức mô, xơ, mạch máu tấn công bề mặt giác mạc.
Ngoài hỏng giác mạc do bỏng vôi, nhiều bệnh nhân bị tổn thương giác mạc do bệnh di truyền (đục giác mạc bẩm sinh, suy giảm tế bào nguồn biểu mô giác mạc bẩm sinh), khô mắt, dị ứng thuốc, dùng kính sát tròng không đúng cách… cũng đã nhìn thấy ánh sáng nhờ ứng dụng từ nghiên cứu trên của nhóm PGS Bình.
Cây đinh bắn vào mắt người đàn ông
Bệnh nhân nam, 49 tuổi, ở Duy Xuyên, Hà Nam, sơ ý bị súng bắn đinh bắn vào mắt, được chuyển đến Bệnh viện Mắt Trung ương điều trị.
Theo bác sĩ Trần Khánh Sâm, Phó trưởng khoa Giác mạc, Bệnh viện Mắt Trung ương, bệnh nhân nhập viện hôm 2/7, bị cây đinh dài 3 cm xuyên thấu nhãn cầu, tổn thương giác mạc, mống mắt, vỡ thủy tinh thể, xuyên củng mạc sau.
Nam bệnh nhân đã được phẫu thuật lấy đinh, khâu giác mạc, tiêm kháng sinh.
Bác sĩ Trần Trung Kiên, Phó trưởng khoa Chấn thương, cho biết đây là chấn thương nghiêm trọng, may mắn bệnh nhân và người nhà không tự ý rút đinh mà đến bệnh viện sớm để được cấp cứu. Sau phẫu thuật rút đinh, bệnh nhân sẽ trải qua ca phẫu thuật lần hai để thay thủy tinh thể, theo dõi tổn thương vùng dịch kính (bộ phận nằm sau thủy tinh thể).
Bác sĩ Kiên tiên lượng thị lực của người bệnh chỉ phục hồi một phần.
Chiếc đinh cắm vào mắt trái của bệnh nhân. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.
Điều trị chấn thương mắt rất phức tạp, tốn kém và mất nhiều thời gian song kết quả thường không như mong muốn, thị lực của bệnh nhân chỉ phục hồi một phần, có trường hợp mất thị lực.
Bác sĩ khuyến cáo người lao động tuân thủ các quy định an toàn trong khi làm việc, đeo kính bảo hộ để tránh tai nạn xảy ra. Khi gặp chấn thương, có dị vật hay vật nhọn đâm vào mắt, không nên tự ý lấy dị vật ra mà nhanh chóng tới bệnh viện để được điều trị.
Bí quyết giúp phụ nữ sau khi sinh con tránh "xuống cấp" sức khỏe Bệnh "thời công nghệ" khiến cho phụ nữ sau sinh đối mặt với những vấn đề xấu về sức khỏe thể chất hoặc tinh thần, trong đó nhiều bệnh có nguy cơ kéo dài suốt đời. Ảnh minh hoạ Tiến sĩ-bác sĩ Trần Thị Hoa, người từng nghiên cứu và điều hành các chương trình đào tạo về Sức khỏe Bà mẹ Trẻ...