Nghiên cứu tại Anh cho thấy: ô nhiễm không khí cũng là nguyên nhân tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú
Nếu không tự giác bảo vệ môi trường thì chính bạn sẽ là những người phải sống giữa một bầu không khí độc hại, ô nhiễm và nguy cơ mắc bệnh ung thư có thể xuất hiện bất cứ lúc nào.
Một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến bệnh ung thư phổi hay ung thư ở vòm họng phải kể đến tình trạng ô nhiễm không khí. Mới đây, các nhà nghiên cứu tại Anh còn tìm thấy mối liên hệ giữa những hóa chất có trong khói bụi với các hormone nội tiết tố của nữ giới, từ đó họ nhận định rằng, đây cũng là một trong những nguyên nhân độc hại góp phần làm tăng nguy cơ ung thư vú.
Khí thải trong giao thông vốn chứa nhiều loại kim loại như thủy ngân, cadmium có thể lắng đọng trong mô vú. Chính vì vậy, nữ giới nên hiểu rõ hơn về mối nguy hại tiềm ẩn này để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh ung thư vú từ sớm.
Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy ô nhiễm không khí có thể làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh ung thư vú ở nữ giới
Một trong những chỉ số chính để xác định nguy cơ mắc bệnh ung thư vú là mật độ mô vú dày đặc như thế nào. Các nghiên cứu đã cho thấy, nữ giới có bộ ngực dày thường có tỷ lệ mắc bệnh ung thư vú cao gấp 6 lần so với những người có bộ ngực nhỏ hơn.
Video đang HOT
Vú thường được tạo thành từ các mô mỡ, xơ và tuyến vú nên càng nhiều mô xơ và tuyến trong vú thì ngực sẽ càng to. Ngực dày chứa nhiều mô tuyến và đó chính là nơi xảy ra sự biến đổi gây ung thư.
Với một số người sở hữu bộ ngực to thì đó có thể là do gen di truyền, nhưng một số bằng chứng khác lại cho thấy, nó xuất phát từ tình trạng ô nhiễm. Một nghiên cứu về ung thư vú trên tạp chí Y khoa Breast Cancer Research vào tháng 4 năm 2017 đã chỉ ra rằng, nữ giới sống ở thành thị thường có mô vú dày đặc hơn so với những người sống ở môi trường nông thôn có luồng không khí ô nhiễm thấp hơn.
Một giả thuyết khác lại cho thấy, các hạt ô nhiễm rất nhỏ gọi là PM 2.5 (nhỏ hơn 2,5 micromet) có thể đi qua màng phổi vào máu và tích tụ ở những vùng mỡ như vú. Tình trạng mô dày đặc cũng dễ khiến việc phát hiện sớm các dấu hiệu ung thư trở nên khó khăn hơn vì chúng khó hiện lên trên nhũ ảnh.
Tại Anh, những cô nàng có bộ ngực với mật độ dày sẽ được khuyên làm một loại siêu âm đắt tiền hơn (khoảng 350 bảng Anh) để đảm bảo thấy rõ những thay đổi có liên quan đến ung thư. Vì vậy, khi bạn đi chụp nhũ ảnh hãy hỏi về mật độ vú của mình. Các bác sĩ X-quang có thể đánh giá điều này từ loại A (mật độ bình thường) đến loại D (mật độ dày đặc). Sau đó, bạn có thể yêu cầu siêu âm hoặc MRI để xác định rõ hơn.
Vậy bạn nên làm gì để bảo vệ sức khỏe của mình?
Nếu bạn thường xuyên phải đi bộ hay đạp xe trên những con phố đông đúc, việc đeo khẩu trang có thể làm giảm đáng kể lượng hạt xâm nhập vào phổi. Ban đầu, có thể bạn sẽ chưa quen với việc làm này nhưng chúng thật sự rất hiệu quả. Còn tình trạng ô nhiễm không khí trong nhà thường khó đánh giá hơn, nhưng nhà lại thường chứa hàm lượng độc tố cao từ các sản phẩm tẩy rửa, nhựa và thậm chí khói từ bếp lò đốt củi. Những hóa chất này có thể gây ảnh hưởng đến hormone và làm tăng cao nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.
Ngoài ra, bạn cũng nên đảm bảo chế độ ăn uống của mình cung cấp đủ chất chống oxy hóa từ trái cây, rau và trà xanh để có thể làm giảm thiệt hại DNA cho các tế bào. Uống vitamin D và Omega 3 cũng có thể làm giảm mật độ các tuyến vú và chống lại tác động ô nhiễm môi trường đối với vú.
Source (Nguồn): Dailymail
Theo Helino
Làm việc đêm có thể không gây ung thư vú
Nghiên cứu kéo dài 10 năm với hơn 100.000 phụ nữ Anh cho thấy làm việc ban đêm không có khả năng gây ung thư vú.
Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Ung thư của Anh năm 2019. Ung thư vú là căn bệnh ung thư phổ biến ở Anh, với khoảng 55.000 phụ nữ và 350 đàn ông được chẩn đoán mỗi năm.
Trong nhiều thập kỷ, người ta cho rằng làm việc ca đêm có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ. Một nghiên cứu vào năm 2007 cho thấy ca làm việc đêm làm gián đoạn chu kỳ giấc ngủ của cơ thể là nguyên nhân gây ung thư. Để có kết luận rõ ràng hơn, các nhà khoa học tại Viện Nghiên cứu Ung thư (ICR), Anh, đã nghiên cứu dữ liệu từ 102.869 phụ nữ thường xuyên làm việc từ 22h đêm đến 7h sáng.
Các nhà khoa học phân tích một loạt biến số bao gồm: loại công việc, độ tuổi bắt đầu và kết thúc công việc làm ca, số giờ làm việc trung bình mỗi đêm, công việc có được bắt đầu trước khi mang thai lần đầu hay không... Dữ liệu cũng thu thập về các yếu tố nguy cơ ung thư vú như béo phì (BMI), mức độ hoạt động thể chất, uống rượu, tiền sử gia đình, tuổi ở giai đoạn đầu và mãn kinh, tuổi khi sinh và thời gian cho con bú.
Kết quả, 2.059 trong số 102.869 phụ nữ tiếp tục phát triển ung thư vú xâm lấn, nhưng "không tìm thấy mối liên hệ tổng thể giữa công việc ca đêm và khả năng phát triển ung thư vú".
Làm việc ban đêm . Ảnh: Technology Networks.
Tiến sĩ Michael Jones và Giáo sư Anthony Swerdlow tại Viện Nghiên cứu Ung thư nhấn mạnh: "Mặc dù ca đêm có thể ảnh hưởng khác đến sức khỏe của mọi người, nhưng không liên quan với nguy cơ mắc bệnh ung thư vú".
Cao Khẩm
Theo Technology Networks/VNE
Cảnh báo: đây là những loại ung thư có tính di truyền qua nhiều đời mà bạn nên nắm rõ Bệnh ung thư có thể âm thầm phát triển từ bên trong cơ thể của bạn, nhưng điều quan trọng là bạn cần tự trang bị cho mình những kiến thức cơ bản để kịp thời phòng tránh bệnh hiệu quả. Các chuyên gia cho biết, nếu cứ duy trì những thói quen xấu trong cuộc sống hàng ngày thì bạn cũng sẽ...