Nghiên cứu quy mô phủ nhận vai trò của kháng sinh trong trị ho
Một nghiên cứu mới đây xác nhận rằng các loại kháng sinh thường được kê đơn không giúp chữa trị hầu hết các dạng ho ở người lớn.
Bệnh nhân bị ho hoặc viêm phế quản thường được kê đơn kháng sinh. Các nghiên cứu trước đây đã cho kết quả khác nhau về hiệu quả của kháng sinh trong điều trị họ. Trong nghiên cứu này, các tác giả đã chia ngẫu nhiên hơn 2.000 người lớn bị ho dùng thuốc kháng sinh amoxicillin trong vòng 1 tuần hoặc dùng giả dược bất hoạt.
Kết quả cho thấy nhìn chung kháng sinh không có tác dụng giảm nhẹ các triệu chứng hoặc rút ngắn thời gian ho so với giả dược.
TS Philipp Schuetz nói “Thông điệp chính ở đây là kháng sinh thường không cần thiết trong điều trị nhiễm trùng hô hấp nếu đã loại trừ viêm phổi. Chỉ một số ít bệnh nhân được lợi từ kháng sinh và những người này có thể được xác định bằng các xét nghiệm máu phát hiện nhiễm khuẩn.
Các bác sĩ và bệnh nhân nhìn chung nên tránh sử dụng kháng sinh, trong trường hợp chưa chắc chắn thì có thể thực hiện các xét nghiệm máu nhằm giảm thiểu các nguy cơ”.
Nghiên cứu này gồm những bệnh nhân 18 tuổi bị ho cấp tính trong thời gian dưới 1 tháng. Không ai trong số họ bị nghi ngờ mắc viêm phổi, một bệnh phải điều trị bằng kháng sinh.
Video đang HOT
Những người tham gia dùng kháng sinh 3 lần/ngày trong vòng 7 ngày. Kết quả cho thấy những bệnh nhân được dùng kháng sinh không những không phục hồi tốt hơn so với những bệnh nhân dùng giả dược mà còn dễ bị các tác dụng phụ như buồn nôn, phát ban và tiêu chảy.
Nghiên cứu được đăng trực tuyến trên tạp chí The Lancet Infectious Diseases ngày 19/12.
Các nhà nghiên cứu cho biết đây là nghiên cứu lớn nhất từ trước tới nay cho thấy kháng sinh không giúp ích trong điều trị các nhiễm trùng hô hấp dưới.
Anh Khôi
Theo Health
Đau đầu vì trị ho cho trẻ
Thành thói quen, cứ trẻ bị ho là nhiều cha mẹ lại cho uống kháng sinh. Bên cạnh đó, cũng có những bà mẹ tìm đến các phương thuốc chữa bệnh có nguồn gốc từ tự nhiên.
Kháng sinh: Khi nào bắt buộc phải dùng?
Theo TS. BS Phạm Kim Thanh, Phòng khám nhi, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc (Hà Nội), gần đây bệnh viện phải tiếp nhận khám cấp cứu rất nhiều trường hợp các bé bị loạn khuẩn đường ruột do dùng kháng sinh để điều trị ho.
Điển hình là ca bệnh nhi 4 tuổi bị ho do viêm đường hô hấp, cha mẹ tự ý cho uống kháng sinh nhưng chưa kịp khỏi bệnh viêm đường hô hấp thì cháu lại bị tiêu chảy.
Mẹ cháu bé thấy con chưa hỏi hẳn ho và vẫn còn đờm, chảy mũi nên tiếp tục cho con uống kháng sinh. Hậu quả là bé bị tiêu chảy cấp đến mức phải nhập viện.
Còn PGS.TS. Phạm Quốc Bình- Học viện Y dược học Cổ truyền Việt Namcũng khẳng định: Ho là triệu chứng của nhiều loại bệnh khác. Trên vòm họng và trên bề mặt đường khí quản có các chủng vi khuẩn và vi rút sống cộng sinh ở đó, không gây hại gì cho sức khỏe. Khi gặp điều kiện thuận lợi, thường là do cổ họng bị lạnh đột ngột hoặc khi miễn dịch của cơ thể giảm thấp... các chủng vi rút sinh sôi nhanh và sản sinh ra các độc tố kích thích vào tế bào niêm mạc khí phế quản.
Cơ thể phản ứng bằng cách tiết ra chất nhầy và gây phản xạ ho để tống xuất các tác nhân tấn công này ra ngoài. Theo PGS.TS Phạm Quốc Bình, các kháng sinh cũng không có tác dụng gì trong giai đoạn này. Chu kỳ phát triển của vi rút chỉ kéo dài khoảng 5 - 7 ngày, nếu cơ thể không bị nhiễm lạnh, giảm miễn dịch... thì vi rút sẽ tự kết thúc chu trình sống và phản ứng ho tự hết.
Chỉ trừ khi ho tiếp tục kéo dài sẽ gây bào mòn niêm mạc khí phế quản và tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công, khi đó bệnh sẽ trở nên cấp tính và gây viêm phế quản và viêm phổi, giai đoạn này mới bắt buộc phải dùng kháng sinh.
Cây cỏ thiên nhiên: An toàn và hiệu quả
Theo các chuyên gia y tế, để điều trị ho và các bệnh viêm đường hô hấp, ngoài việc vệ sinh và phòng bệnh cho trẻ khoa học thì có rất nhiều bài thuốc nam đơn giản với các thảo dược thiên nhiên quý dễ tìm. Hiệu quả có thể ngay lập tức chẳng hạn như: khi sử dụng Mật ong kết hợp với nhựa dầu Gừng giải quyết các chứng ho do lạnh sẽ ngay lập tức làm ấm cổ, dịu đi các cơn ho, và về lâu dài sẽ giúp kháng khuẩn và diệt vi rút bám trên niêm mạc đường hô hấp. Tinh dầu và vị cay nóng của thảo quả có tác dụng làm ấm cơ thể. Kết hợp 3 dược liệu trên cùng lá Húng chanh (cây thuộc họ Bạc hà) lá có chứa nhiều tinh dầu để tăng tác dụng. Đặc biệt, tinh dầu Tỏi tía có chứa thành phần chính là các chất sun phít trong đó có allicin, một kháng sinh thực vật có khả năng diệt vi rút rất mạnh, nhất là các chủng vi rút cúm.
Đây là những kháng sinh thiên nhiên vô cùng quý, không chỉ ức chế vi khuẩn mà còn có khả năng diệt vi rút rất mạnh, xử lý tận gốc nguyên nhân của những chứng ho khó chịu, giảm ho nhanh chóng. Tất cả các dược liệu trên đều không độc hại rẻ tiền, dễ kiếm, dùng an toàn cho người lớn và cả trẻ em từ 1 tuổi trở lên.
Nếu muốn tiện cho sử dụng, có thể dùng các sản phẩm chứa các thành phần này như viên nang Ezibo Tuệ Linh (một nghiên cứu phối hợp với Viện công nghệ thực phẩm quốc gia) hoặc dung dịch đóng chai như Dầu Tỏi, Dầu gừng... rất tiện sử dụng.
Quốc Cường
Theo Dân trí
"Xuyên bối tỳ bà cao" - Phương thuốc cổ truyền trị ho Xuyên bối tỳ bà cao kết hợp nhiều thảo mộc, trong đó có 2 vị chủ đạo là Xuyên bối mẫu và tỳ bà diệp. Phương thuốc còn được gia thêm ô mai, mật ong để làm mạnh thêm công hiệu trừ ho, bổ phế. Xuyên bối tỳ bà cao và nguyên lý trị ho theo y học cổ truyền Xuyên bối tỳ...