Nghiên cứu mới về khả năng lây truyền virus ở người đã tiêm vắc xin mắc Covid-19
Nghiên cứu cho thấy người đã tiêm vắc xin Covid-19 đầy đủ ít khả năng lây truyền virus cho người khác hơn nhiều so với người chưa tiêm vắc xin, ngay cả khi bị nhiễm biến thể Delta.
Người đã tiêm vắc xin nếu mắc biến thể Delta vẫn ít khả năng lây truyền virus cho người khác hơn người chưa tiêm. Ảnh REUTERS
Người đã tiêm vắc xin Covid-19 đầy đủ không chỉ ít nguy cơ bị nhiễm bệnh, mà còn khó lây truyền virus cho người khác hơn nếu không may bị mắc bệnh, so với người chưa tiêm vắc xin. Đó là phát hiện trong nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học tại Trung tâm Dịch tễ học và Giám sát bệnh truyền nhiễm tại Hà Lan thực hiện, theo trang NewScientist ngày 23.10.
Cụ thể, nghiên cứu cho thấy khả năng lây truyền cho người khác của người đã tiêm vắc xin Covid-19 đầy đủ bị mắc biến thể Delta là thấp hơn 63% so với người chưa tiêm vắc xin.
Tỷ lệ này của người đã tiêm vắc xin bị mắc biến thể Alpha là thấp hơn 73% so với người chưa tiêm vắc xin.
Nhóm nghiên cứu không thể tính toán đầy đủ mức độ giảm lây truyền nhờ vào việc tiêm vắc xin vì không biết được chính xác việc tiêm ngừa giảm bao nhiêu nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên, giả sử việc tiêm ngừa giảm 50% nguy cơ mắc bệnh cũng giúp giảm mức lây truyền virus của người bệnh đến hơn 80%.
Trước đó, nghiên cứu của chuyên gia Ottavia Prunas tại Đại học Yale (Mỹ) sử dụng dữ liệu từ Israel cho thấy hiệu quả tổng thể của vắc xin trong việc ngăn lây truyền là 89%. Tuy nhiên, dữ liệu được lấy đến ngày 24.3, thời điểm biến thể Delta chưa chiếm ưu thế.
Các nhà khoa học cho rằng những phát hiện này giúp bác bỏ quan điểm cho rằng vắc xin không còn giúp ngăn chặn virus lây truyền.
Chuyên gia vi trùng học Christopher Byron Brooke tại Đại học Illinois (Mỹ) khẳng định chắc chắn vắc xin giúp giảm lây truyền. “Người đã tiêm vắc xin vẫn truyền virus trong một số trường hợp nhưng dữ liệu cho thấy siêu rõ ràng là nguy cơ lây truyền cho người đã tiêm vắc xin là thấp hơn rất nhiều so với người chưa tiêm”, ông Brooke nói.
Tải lượng virus của người đã tiêm vắc xin nếu mắc bệnh được cho là tương đương người chưa tiêm. Ảnh BLOOMBERG
Theo các chuyên gia, ý niệm cho rằng vắc xin không còn hiệu quả trong việc ngăn lây truyền virus có thể xuất phát từ thông tin người đã tiêm vắc xin bị mắc bệnh có thể có tải lượng virus tương đương người chưa tiêm.
Theo các chuyên gia, ngay cả khi điều này đúng, việc tiêm vắc xin trước hết cũng đã giúp giảm nguy cơ bị mắc bệnh, qua đó giảm nguy cơ lây truyền virus.
Các chuyên gia chỉ ra rằng nghiên cứu dẫn đến thông tin nói trên không đo trực tiếp tải lượng virus của người nhiễm mà chỉ dựa vào chỉ số CT, đo lượng ARN của virus. Loại ARN này có thể xuất phát từ những virus bị hệ miễn dịch phá hủy. “Bạn có thể đo lượng ARN nhưng việc đó là vô nghĩa”, chuyên gia y khoa Timothy Peto tại Đại học Oxford (Anh) nhận xét.
Nga vất vả chống Covid-19 khi tỉ lệ tiêm ngừa thấp dù sớm có vắc xin
Ông Peto nói rằng có nhiều bằng chứng cho thấy chỉ số CT không phải là thước đo hữu hiệu để đo lượng virus trong cơ thể. Trước hết là người đã tiêm vắc xin bị mắc bệnh ít khả năng lây truyền cho người khác hơn nhiều, như nghiên cứu đã chứng minh.
Thứ hai, nhóm của ông Peto phát hiện có ít liên hệ giữa chỉ số CT và độ lây truyền. “Có vẻ người dương tính sau khi tiêm ngừa có tải lượng virus tương đương người chưa tiêm. Ban đầu chúng tôi tưởng độ lây truyền của họ là như nhau nhưng hóa ra là ít lây truyền hơn”, ông Peto nói.
Liệu pháp điều trị HIV tiềm năng thay thế cho thuốc ART
Các nhà khoa học tại Đại học Y khoa Albert Einstein (Mỹ) vừa mở ra hy vọng về một phương pháp điều trị chức năng cho bệnh nhân nhiễm HIV và các loại vi rút mãn tính khác.
Trong suốt 25 năm qua, bệnh nhân nhiễm HIV đã có thể ngăn chặn vi rút lây nhiễm và sinh sôi nhờ liệu pháp điều trị bằng thuốc kháng vi rút ART. Tuy nhiên, tiến sĩ Goldstein - đồng tác giả nghiên cứu, cho biết: "Sử dụng thuốc ART trong thời gian dài có thể gây ra nhiều tác dụng phụ đáng kể. Và nếu dừng sử dụng, vi rút HIV tiềm ẩn, đang tồn tại trong tế bào T CD4 , sẽ tiếp tục lây nhiễm".
Hình ảnh hiển vi của tế bào T bị nhiễm HIV. Ảnh CHỤP MÀN HÌNH MEDICAL XPRESS
Theo công bố trên chuyên san Clinical Investigation hôm 21.10, tiến sĩ Steven Almo, đồng tác giả nghiên cứu, đã phát triển các protein tổng hợp - synTac (khớp thần kinh kích hoạt tế bào T) có chức năng kích thích chọn lọc, giúp các tế bào T "sát thủ" CD8 của hệ thống miễn dịch nhân lên và tấn công vào các tế bào T nhiễm vi rút.
Tiến sĩ Goldstein cho biết: "Không có bất kỳ hướng điều trị nào có thể loại bỏ tất cả tế bào T nhiễm bệnh ngầm". Tuy nhiên, synTac là một phương pháp chữa bệnh chức năng với phản ứng miễn dịch mạnh mẽ, tăng cường đáng kể số lượng chất bảo vệ đặc hiệu cho tế bào T CD8 , giúp ngăn chặn và loại bỏ vi rút HIV và ngay cả khi ngừng thuốc ART cũng sẽ không phát hiện vi rút trong tế bào, theo Medical Xpress .
Bên cạnh đó, một thử nghiệm lâm sàng đang được tiến hành, đánh giá khả năng của synTac trong việc kích hoạt có chọn lọc các tế bào chống ung thư T ở bệnh nhân ung thư đầu và cổ. Đồng thời, nhờ cơ chế tắt và kích hoạt tế bào T của synTac, chúng cũng đang được nghiên cứu trong điều trị bệnh tiểu đường thể 1 và các bệnh tự miễn khác bằng cách tắt các tế bào T tấn công nhầm vào các mô khỏe mạnh của cơ thể người.
Đã có bằng chứng tập 5 giờ thể dục mỗi tuần giúp giảm 7 loại ung thư Một nghiên cứu mới đã phát hiện ra rằng hoạt động thể chất ở cường độ trung bình 5 giờ mỗi tuần, có thể ngăn ngừa được hơn 46.000 trường hợp ung thư hằng năm ở Mỹ, theo Hindustan Times. Nghiên cứu do tiến sĩ Adair Minihan, từ Hiệp hội Ung thư Mỹ, dẫn đầu, đã được công bố trên tạp chí y...