Nghiên cứu mới tiết lộ nguồn gốc dấu chân cổ đại được tìm thấy ở Hàn Quốc
Những dấu chân lớn, được bảo quản tốt ở một khu vực giàu hóa thạch của Hàn Quốc có thể thuộc về tổ tiên đi bằng hai chân của cá sấu hiện đại.
Nhấn để phóng to ảnh
Loài này đã phát triển mạnh khoảng 100 đến 145 triệu năm trước. Kết quả nghiên cứu được công bố trên báo khoa học Scientific Reports,
Hệ tầng Jinju đầu kỷ Phấn Trắng ở Hàn Quốc là một vỉa đá giàu khoáng thạch, rộng khoảng 800 mét vuông với tận 5 mét mặt cắt địa tầng. Rất nhiều bộ dấu chân có ở tất cả các cấp của vỉa đá, trước đây chúng vẫn được cho là do những con thằn lằn bay khổng lồ tạo ra khi đi bằng hai chân.
Tuy nhiên, các nhà cổ sinh học ở Đại học Giáo dục Quốc gia Chinju (Hàn Quốc) và Đại học Queensland, Brisbane (Úc) cho rằng, có khả năng chúng là do tổ tiên đi bằng hai chân của những con cá sấu ngày nay để lại.
Các tác giả viết rằng: Thật đáng kinh ngạc về sự vắng mặt nhất quán của các dấu vết của chân trước trên các vết dấu chân mà chúng để lại, với các dấu vết bề mặt da được bảo quản tốt, chứng tỏ những kẻ tạo ra dấu vết đó là động vật có hai chân. Không có bằng chứng nào rõ ràng về việc chân sau đè lên dấu chân trước, hoặc các dấu vết được bảo quản kém, cho thấy các con vật có bốn chân đã tạo ra dấu vết chỉ xuất hiện hai chân.
Nhấn để phóng to ảnh
Đường dấu chân tại khu vực Sacheon Jahye-ri.
Khi được phát hiện, các dấu chân này đã được đặt tên là Batrachopus grandis, và có chiều dài đo được từ 18 đến 24 cm – gấp đôi chiều rộng, cho thấy chiều dài cơ thể của chúng lên tới 3 m.
Nhấn để phóng to ảnh
Video đang HOT
Dấu chân Batrachopus grandis được bảo quản tốt
Các nhà nghiên cứu đã lưu lại những dấu chân này trong các bức ảnh chụp bình thường và ảnh ba chiều, theo dõi các dấu vết đường viền và đo đạc các thông số của chúng
Nhấn để phóng to ảnh
Ảnh chụp và hình ảnh ba chiều
Một phân tích kỹ lưỡng đã kết luận rằng, các dấu vết này thuộc về một loài cá sấu mới – nhóm bò sát đầu tiên là tổ tiên của cá sấu hiện đại, ăn cá và thích nghi với đất liền hơn các loài khác vào thời điểm đó. Các dấu chân của Batrachopus grandis là dấu vết đầu tiên biểu thị việc đi bằng hai chân – một tiến triển chưa từng được biết đến của họ này.
Phát hiện này có thể mang ý nghĩa là các dấu vết được tìm thấy ở những khu địa chất trẻ hơn có thể thuộc về cá sấu cổ đại – những dấu vết này trước đây vẫn được cho là do những con thằn lằn bay khổng lồ để lại khi đi bằng hai chân để bảo vệ đôi cánh khi ở trên mặt đất.
Phát hiện về Batrachopus grandis đã được thực hiện ngay sau phát hiện và mô tả về cá sấu Hàn Quốc, và làm gia tăng đáng kể sự hiểu biết về hình thái, phạm vi kích thước, sự phong phú và các yếu tố bảo quản ảnh hưởng đến các dấu vết của cá sấu Hàn Quốc. Thêm vào đó, phát hiện này kêu gọi việc kiểm tra lại các mẫu vật khác ở cùng thời kỳ này có hình thái tương tự.
Nhấn để phóng to ảnh
Batrachopus grandis so sánh với con người.
Hầm chứa 'sinh mệnh nông nghiệp nhân loại' phòng ngày tận thế
Hầm do Na Uy quản lý, chứa hơn một triệu mẫu hạt giống, nhằm đảm bảo các loại cây trồng phục vụ nhân loại không bị tuyệt chủng trong trường hợp tận thế xảy ra.
Cửa hầm dẫn tới nơi bảo quản hạt giống của nhân loại. Ảnh: AFP.
Cách Bắc Cực hơn 960 km, trên đảo Spitsbergen, thuộc quần đảo Svalbard của Na Uy, rộng tương đương bang West Virginia của Mỹ, tận cùng một đường hầm sâu vào trong núi chính là nơi cất giữ hơn một triệu mẫu hạt giống thu hoạch từ 6.374 loại cây trồng từ 249 địa điểm khác nhau trên thế giới. Đây chính là Hầm hạt giống toàn cầu Svalbard.
"Bộ sưu tập hạt giống khổng lồ" này là biện pháp bảo vệ đa dạng di truyền học thực vật giúp đảm bảo lương thực cho thế giới.
Nếu xuất hiện thảm họa xóa sổ một loại cây, hạt giống từ hầm sẽ được sử dụng để khôi phục loại cây đó. Nếu côn trùng, dịch bệnh hoặc biến đổi khí hậu đe dọa nguồn thực phẩm, một đặc điểm đề kháng nào đó trong bộ sưu tập có thể giải quyết nguy cơ.
Trong khi hầu hết các quốc gia đều có ngân hàng hạt giống của riêng mình, như Mỹ cất giữ hạt giống tại cơ sở ở Đại học bang Colorado, Svalbard đóng vai trò là phương án dự phòng. Hầm được xây năm 2008 với chi phí khoảng 9 triệu USD, thuộc sở hữu và quản lý của Na Uy, còn hạt giống thuộc về các quốc gia, vùng lãnh thổ đóng góp.
"Căn hầm giống như hộp gửi đồ an toàn tại ngân hàng", Cary Fowler, nhà nông nghiệp học Mỹ giúp xây dựng Svalbard, nói với Wall Street Journal. "Na Uy chỉ sở hữu cơ sở, không phải từng thùng hạt giống".
Hiện mới chỉ có một bên phải rút hạt giống từng gửi khỏi hầm. Năm 2015, sau khi Trung tâm Quốc tế về Nghiên cứu Nông nghiệp tại Các khu vực khô hạn (ICARDA) bị phá hủy trong cuộc nội chiến Syria, các nhà khoa học tháo chạy khỏi quốc gia Trung Đông này đã xin nhận lại hạt giống từ Svalbard để gây giống lại ở Lebanon và Morocco.
"Svalbard sở hữu một trong những bộ sưu tập lớn nhất, tốt nhất thế giới về lúa mỳ, lúa mạch, đậu lăng, đậu xanh, đậu răng ngựa và đậu cicerchie", Fowler nói. "Svalbard là nguồn cung chính một giống lúa mỳ kháng dịch bệnh cho Trung Đông".
Năm 2017, ICARDA gửi lại các mẫu hạt vào hầm.
Svalbard rộng hơn 1.700 m2, gồm ba phòng với sức chứa tối đa 4,5 triệu mẫu, mỗi mẫu gồm 500 hạt giống, tức 2,25 tỷ hạt giống. Nhiệt độ tự nhiên trong môi trường ở đây quanh năm dưới 0 độ C nhưng các hạt giống được lưu trữ lạnh hơn thế, ở -18 độ C. Hạt giống có thể được bảo quản suốt nhiều thập kỷ, thế kỷ, thậm chí là thiên niên kỷ.
"Hạt rau diếp có thời gian bảo quản ngắn nhất, khoảng 50 - 75 năm. Dựa vào kết quả thí nghiệm, hạt lúa miến có thể tồn tại hơn 19.000 năm. Con số này đối với gạo, lúa mỳ hoặc đậu là vài nghìn năm", theo Fowler.
Trên thực tế, khi các bên làm mới kho dự trữ hạt của họ, họ cũng sẽ gửi mẫu hạt mới tới Svalbard.
Hầu hết hạt giống trong hầm đều không phải loại nông dân muốn trồng, Fowler cho biết thêm. Ông gọi chúng là "hạt lai".
"Nếu mục tiêu là bảo tồn đa dạng các giống chó, sân sau nhà bạn có một đàn Poodle, hàng xóm có một đàn chó lai, mẫu nào sẽ bảo vệ sự đa dạng nhiều hơn?".
Nông dân có thể không muốn trồng hạt lai nhưng trong tình huống bắt buộc, những hạt không thuần chủng này lại có các đặc điểm có thể giải cứu hạt thuần chủng. Đó là chuyện xảy ra vào những năm 1960, khi Jack Harlan, nhà di truyền học thực vật đam mê đa dạng sinh học, đã bảo quản một giống lúa mỳ lai không ai muốn suốt 15 năm. Chính giống lai này sau đó được sử dụng để ngăn chặn dịch bệnh gỉ sắt đe dọa lúa mỳ Mỹ.
Harlan mô tả giống lúa mỳ lai đó có vẻ yếu ớt và không phù hợp để làm bánh, bị phớt lờ cho đến khi họ phát hiện khả năng kháng 4 chủng gỉ sắt, 35 chủng sâu ăn lá thông thường, 10 chủng sâu lùn ăn lá và chống chịu tốt bệnh than đen, đốm trắng cùng nhiều loại nấm chuyên tấn công lúa mỳ.
"Giờ đây, mọi giống lúa mỳ đều mang sẵn những đặc điểm trên trong gene", Fowler cho biết.
Hầm Svalbard có thể chứa tối đa 2,25 tỷ hạt giống. Ảnh: Reuters.
Sự suy giảm đa dạng sinh học không phải nguy cơ cận kề. 4 công ty hóa chất đang kiểm soát hơn 60% doanh số hạt giống độc quyền toàn cầu, bao gồm nhiều giống bông, ngô, đậu tương và hạt cải dầu, theo Philip H. Howard, phó giáo sư tại Đại học bang Michigan, chuyên theo dõi các thay đổi trong cấu trúc ngành hạt giống.
Sự tập trung quyền lực đó khiến một số người lo ngại có thể dẫn đến kém đa dạng nông nghiệp, tăng tính đồng nhất di truyền.
"Câu hỏi về dài hạn là với rất ít sự cạnh tranh, liệu các công ty có giảm nỗ lực nghiên cứu của họ?", James MacDonald, giáo sư nghiên cứu tại Đại học Maryland, cựu kinh tế gia tại Bộ Nông nghiệp Mỹ, nói. "Nếu tôi có 50% thị phần, một đối thủ chiếm 50% còn lại và tôi phát triển dòng hạt giống mới thì hạt giống này sẽ lấy mất doanh số của cả tôi lẫn đối thủ. Do đó, động lực để đầu tư không còn nhiều".
Nhưng ngành hạt giống không có lo ngại này.
"Hàng loạt giống mới được bán ra thị trường mỗi năm với đủ tên gọi", Andy LaVigne, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành Hiệp hội Giao dịch Hạt giống Mỹ, cho biết. "Bản chất của ngành hạt giống là tạo ra sự đa dạng, các giống mới. Nếu bạn không đổi mới, những người xung quanh sẽ đổi mới".
Hiện còn quá sớm để kết luận điều gì sắp xảy đến nhưng trong lúc này, Svalbard vẫn tiếp nhận các mẫu hạt để phục vụ nỗ lực bảo tồn mọi lựa chọn có thể.
"Tôi không thể dự đoán mọi người sẽ cần gì trong tương lai. Cuộc đời tôi là về bảo vệ các giống cây", Fowler nói.
Bên dưới vườn nho ở Itlay lộ "báu vật" của đế chế La Mã Trong cuộc khai quật tại một vườn nho ở phía Bắc Italy, các nhà khảo cổ phát hiện 'báu vật' của đế chế La Mã. Đó là sàn khảm đá có từ thế kỷ 3 được bảo quản gần như hoàn hảo đến khó tin. Các nhà khảo cổ tiến hành cuộc khai quật tại một vườn nho ở khu vực đồi núi...