Nghiên cứu mới: Hươu cao cổ thường xuyên bị Thiên Lôi đánh lén do quá cao kều
Do sở hữu cái cổ dài quá cỡ, mẹ thiên nhiên nghĩ bọn hươu này là cột thu lôi nên cứ nhè đầu chúng mà.. thả sét.
Vào những ngày cuối cùng của tháng Hai năm nay, sấm sét từ một trận bão ở Northern Cape đã gây ra cái chết cho 2 chú hươu cao cổ đáng thương. Sự cố siêu kỳ lạ đã khiến các nhà khoa học phải nghiên cứu và đưa ra một kết quả bất ngờ – hươu cao cổ có nguy cơ bị sét đánh hơn bất kì con vật nào khác trong tự nhiên!
Theo IFL Science, khoa học và bảo tồn học vốn luôn có những quan điểm trái ngược nhau – trong khi các nhà khoa học cho rằng chiều cao của hươu cao cổ vốn chẳng liên quan gì tới vận mệnh may rủi của chúng, thì các nhà bảo tồn lại có quan điểm ngược lại.
Video đang HOT
Cô Ciska Scheijen, một nhà nghiên cứu tại khu bảo tồn hươu cao cổ cho rằng cái chết của 2 con hươu cao cổ đã khiến các nhà khoa học phải chịu thua “tâm phục khẩu phục”. Rất nhiều nhà bảo tồn cho rằng chiều cao đáng ngưỡng mộ của hươu cao cổ cũng chính là điểm yếu chí mạng thu hút sấm chớp trong cơn bão. Nhưng cho tới hiện tại, có vẻ như chiều cao của hươu cao cổ không phải là yếu tố duy nhất – những chiếc sừng giống như núm trên đầu hươu có thể hoạt động tương tự cột thu lôi.
Theo ghi chép về tai nạn, cơn giông kia vốn rất ngắn nhưng lại có lượng mưa lớn và sấm chớp nhiều.
Ciska Scheijen trả lời báo NewScientist: “Tôi hơi ngạc nhiên vì cả ngày trời khá yên tĩnh và đột nhiên có một cơn bão lớn thế này. Trước cơn bão, tôi thấy một đàn 8 con hươu đang đi dạo với nhau, nhưng bão xong thì chỉ còn 6 con. Tôi đã đi tìm và phát hiện 2 con bị sét đánh chết”.
Tai nạn này hoàn toàn khớp với một nghiên cứu năm 2014 trước đó – theo đó, các nhà nghiên cứu cho rằng hươu càng cao thì càng có khả năng bị sét đánh chết.
Các báo cáo của cô Scheijen, mặc dù chưa được công bố, đã chỉ ra rằng khoảng cách loài vật này di chuyển trong mưa càng ngày càng ngắn đi. Như vậy, hành vi của chúng đã tiến hóa để tránh những dạng tai nạn – nhưng những báo cáo sẽ cần nghiên cứu thêm để thêm phần chắc chắn hơn.
Tiểu hành tinh 100 km trút mưa thiên thạch xuống Trái Đất
Trận mưa thiên thạch cách đây 800 triệu năm có tổng khối lượng lớn gấp 30 - 60 lần thiên thạch Chicxulub từng khiến khủng long tuyệt chủng.
Mô phỏng trận mưa thiên thạch cách đây 800 triệu năm. Ảnh: CNN.
Một trận mưa thiên thạch khổng lồ trút xuống Trái Đất và Mặt Trăng cách đây 800 triệu năm, theo nghiên cứu công bố hôm 21/7 trên tạp chí Nature Communications của giáo sư Kentaro Terada ở Đại học Osaka, Nhật Bản, và cộng sự. Trong suốt sự kiện này, những thiên thạch va chạm với Trái Đất có kích thước lớn hơn nhiều so với thiên thạch Chicxulub. Sự kiện xảy ra trước kỷ Thành Băng (635 - 720 triệu năm trước) khi Trái Đất được bao phủ bởi những sa mạc băng. Đây là thời kỳ đánh dấu nhiều thay đổi lớn về môi trường và sinh học.
Do quá trình xói mòn và tái tạo bề mặt trên Trái Đất do hoạt động núi lửa và các quá trình địa chất khác, giới nghiên cứu gặp khó khăn trong tác động của thiên thạch lên hành tinh trong quá khứ và thời điểm xảy ra. Bất kỳ miệng hố va chạm nào có niên đại hơn 600 triệu năm đều đã bị xóa dấu vết. Đó là lý do Mặt Trăng, thiên thể hầu như không bị thay đổi bởi xói mòn và thời tiết, trở thành lựa chọn thay thế để các nhà nghiên cứu tìm hiểu những miệng hố, qua đó xâu chuỗi lịch sử chung của Trái Đất và Mặt Trăng.
Trong nghiên cứu mới, Terada và cộng sự sử dụng dữ liệu thu thập bởi tàu quay quanh Mặt Trăng Kaguya của Cơ quan Vũ trụ Nhật Bản. Trong số 59 miệng hố có đường kính trên 20 km trên Mặt Trăng mà nhóm nghiên cứu quan sát, 8 miệng hố dường như hình thành cùng thời điểm. Trong số đó có miệng hố Copernicus rộng 93 km. Sau khi hạ cánh trên Mặt Trăng vào ngày 19/11/1969, các phi hành gia trên tàu Apollo 12 từng lấy mẫu vật chất bắn ra từ Copernicus khi miệng hố này hình thành. NASA cho biết mẫu vật có niên đại 800 triệu năm tuổi. Nhóm nghiên cứu kết luận 8 miệng hố này nhiều khả năng hình thành cùng lúc khi một tiểu hành tinh đường kính 100 km bị vỡ, tác động tới cả Trái Đất và Mặt Trăng.
Trong suốt trận mưa thiên thạch, một lượng lớn phospho được đưa tới Trái Đất và các nguyên tố dễ bay hơi như carbon, nitrogen được chuyển đến Mặt Trăng, theo Terada. Phospho có thể đóng vai trò như một dưỡng chất thúc đẩy tảo phát triển trên Trái Đất. Có thể sự tồn tại của các nguyên tố theo thiên thạch tới Trái Đất ảnh hưởng đến chu kỳ sinh địa hóa học ở biển, làm thay đổi hệ thống khí hậu và dẫn tới sự xuất hiện của động vật.
Nhóm nghiên cứu đặt giả thuyết Eulalia, tiểu hành tinh loại C ở vành đai giữa sao Hỏa và Trái Đất, có thể gây ra trận mưa thiên thạch. Tiểu hành tinh loại C chứa carbon và là loại phổ biến nhất trong hệ Mặt Trời. Nếu Eulalia bị vỡ vì nguyên nhân gì đó, nó sẽ tạo mưa thiên thạch dội xuống Trái Đất và Mặt Trăng, đồng thời tạo ra những tiểu hành tinh bay gần Trái Đất.
Băng tan và đói khát có thể đẩy những con gấu Bắc Cực đến tuyệt chủng Các chuyên gia cảnh báo rằng những con gấu Bắc Cực có thể bị tuyệt chủng vào năm 2100 khi mất nguồn thức ăn và nhiệt độ tăng làm tan băng biển. Đói khát có tác động thảm khốc đến tỷ lệ sống sót của các thế hệ gấu Bắc Cực trong tương lai vì các bà mẹ gấu khó có thể sống...