Nghiên cứu mới gây sốc, chó ‘nhìn’ thế giới bằng mũi
Nghiên cứu mới của Đại học Cornell, Mỹ cho thấy loài chó có thể ‘nhìn’, cũng như ngửi bằng chiếc mũi rất nhạy cảm của mình. Các nhà nghiên cứu, bác sĩ thú y tại Đại học Cornell, New York, Mỹ đã kiểm tra phần não của một số loài chó và phát hiện ra kết quả gây bất ngờ.
Nghiên cứu mới phát hiện chó ‘nhìn’ thế giới bằng mũi
Nghiên cứu cho thấy ở loài chó có mối liên hệ giữa thị giác và khứu giác, điều chưa tìm thấy ở bất kỳ loài nào khác.
Các nhà nghiên cứu giải thích cách một số chú chó bị mù, không thể thấy quả bóng cũng như chướng ngại vật nhưng vẫn có thể chơi trò đuổi bắt một cách chính xác.
Họ đã tiến hành quét MRI trên nhiều chú chó khác nhau và tạo kết nối từ khứu giác đến các vùng vỏ não. Điều này cho thấy mối liên hệ giữa phần não xử lý mùi và vùng não xử lý thị giác.
Video đang HOT
Pip Johnson, phó giáo sư tại Đại học Cornell cho biết: “Chúng tôi chưa bao giờ tìm ra mối liên hệ giữa mũi và thùy chẩm ở bất kỳ loài nào khác. Kết quả có ý nghĩa rất lớn đối với loài chó. Khi bước vào một căn phòng, các loài vật chủ yếu sử dụng đôi mắt để quan sát mọi thứ, tìm xem cửa ở đâu, có gì ở trong phòng… Trong khi đó, chó sử dụng cả mắt và mũi, khứu giác của chúng thực sự được tích hợp với thị giác để đưa ra kết quả cuối cùng về cách chúng tìm hiểu về môi trường xung quanh mình và định hướng bản thân”.
Theo Pip Johnson, kết quả nghiên cứu mới giải thích rõ hơn nhiều trường hợp những chú chó mù vẫn chơi rất tốt trò đuổi bắt đồ vật. Kết quả cũng là một niềm an ủi cho chủ nhân của những chú chó mắc bệnh nan y về mắt.
Johnson cho biết: “Những chú chó bị mù nhưng vẫn chơi tốt trò tìm kiếm và điều hướng môi trường xung quanh tốt hơn nhiều so với con người với cùng tình trạng này. Kết quả nghiên cứu là niềm an ủi to lớn đối với những chủ nhân có chú chó mắc bệnh nan y về mắt”.
Bác sĩ thú y quân đội nghỉ hưu Eileen Jenkin, người không tham gia nghiên cứu cho biết: “Điều này thật tuyệt vời. Bản thân mũi của một chú chó được trang bị hơn 220 triệu tế bào phát hiện mùi, so với 50 triệu cơ quan thụ cảm khứu giác của con người. Chỉ với cơ quan hít thở này, chó hình thành nhận thức về không gian, đọc các giao tiếp, cảm nhận tâm trạng của chủ nhân và theo dõi mọi hoạt động xung quanh”.
Trong tương lai, các nhà nghiên cứu đặt mục tiêu là lập bản đồ hệ thống khứu giác của mèo và ngựa.
Quái vật 'tiêu diệt' Megalodon đang bị loài đáng sợ hơn tàn sát
Một hiện tượng giống như phim kinh dị đang diễn ra ngoài khơi bờ biển San Francisco: Hàng loạt cá thể thuộc loài quái vật "già hơn khủng long" dạt vào bờ biển trong tình trạng bị ăn mất gan.
Nghiên cứu vừa công bố trên Scientific Reports đã xác nhận tình trạng nguy hiểm của đàn cá mập trắng lớn (Carcharodon carcharias) thường trú tại vùng biển ngoài khơi San Francisco. Nguyên nhân là một loài khác bất ngờ "đổi thực đơn", quay sang săn đuổi những con to lớn nhất trong đàn cá mập trắng.
Trước đó, cá mập trắng lớn vẫn giữ "ngai vàng" trong chuỗi thức ăn ở đây cũng như trong hầu hết các vùng biển trên thế giới, như chúng đã từng làm trong suốt hàng trăm triệu năm.
"Quái vật biển khơi" chết thê thảm, dạt vào bờ biển San Francisco - Ảnh: Hennie Otto/Marine Dynamics/Dyer Island Conservation Trust.
Cá mập là loài xuất hiện trước cả khủng long, tồn tại bất chấp nhiều đợt đại tuyệt chủng. Một nghiên cứu gần đây cho thấy cá mập trắng lớn có thể là loài nguy hiểm nhất dòng họ cá mập, khi đã "chèn ép" siêu cá mập Megalodon tới nỗi làm loài này tuyệt chủng vì không thể cạnh tranh nổi trong cuộc chiến giành thức ăn.
Thế nhưng, theo ghi nhận của nhóm đứng đầu bởi nhà sinh thái học biển Salvador Jorgensen từ Công viên thủy cung Vịnh Monterey, những con cá mập trắng lớn trong vùng này đang bị dạt vào bờ trong tình trạng bị ăn mất lá gan, thậm chí cả tim.
Đó không hề là những con yếu trong đàn, có những con có chiều dài cơ thể lên tới 5,5 m, cho thấy sức mạnh đáng sợ của kẻ tàn sát.
Kết quả theo dõi cho thấy cuộc tàn sát thảm khốc đến nỗi hải cẩu voi - loài hay bị cá mập trắng lớn ăn - đã sinh sôi mạnh mẽ trong vùng vì không bị giết chóc nữa.
Cuộc nghiên cứu đã chỉ thẳng đến sự xuất hiện và hành vi bất thường của một đàn cá voi sát thủ - cũng là "thiên địch" của cá mập trắng lớn. Tuy thỉnh thoảng vẫn tấn công cá mập nhưng đây là lần đầu tiên các nhà nghiên cứu thấy một cuộc tàn sát cố ý và thảm khốc đến thế cho đàn cá mập, lại chỉ nhắm vào lá gan giàu dinh dưỡng. Cá voi sát thủ thường ăn những con cá nhỏ hơn, thỉnh thoảng ăn hải cẩu.
Theo Science Alert, kết quả này được đưa ra từ sự theo dõi kỳ công 165 con cá mập trắng lớn được gắn thẻ GPS từ năm 2006 đến năm 2013, cũng như 27 năm dữ liệu về cá voi sát thủ, cá mập trắng lớn và hải cẩu voi.
Theo tiến sĩ Jorgensen, hành vi kỳ lạ của những con cá voi sát thủ này cho thấy sự biến dị khôn lường của chuỗi thức ăn. Hình thức tương tác này giữa các động vật săn mồi hàng đầu từng được ghi nhận trên đất liền nhưng rất hiếm dữ liệu về thế giới đại dương.
"Nếu điều này xảy ra quá thường xuyên, chúng ta có thể mất thêm một thời gian để tìm hiểu" - tiến sĩ Jorgensen nói.
Ở nhà một mình, chó cưng suýt làm cháy nhà Camera an ninh trong nhà ghi lại được cảnh chú chó cưng nghịch trong căn bếp khi chủ nhà đi vắng, suýt gây hỏa hoạn nghiêm trọng. Sự việc xảy ra bên trong một ngôi nhà ở bang Missouri, Mỹ khiến những ai đang nuôi thú cưng phải đề phòng, cẩn thận hơn khi đi vắng. Ở nhà một mình, chó sưng suýt...