Nghiên cứu hé lộ lý do tại sao Covid-19 gây rối loạn chức năng sinh dục nam
Trong khi chúng ta vẫn chưa hiểu đầy đủ về tác động thụ động của Covid-19 đối với các cơ quan khác của cơ thể, một nghiên cứu gần đây đã làm sáng tỏ một vấn đề khá quan trọng.
Trong khi mọi người tìm mọi cách để ngăn chặn virus, ít ai quan tâm đến việc tìm hiểu xem đại dịch có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh dục hay không.
Nghiên cứu nói gì về Covid-19 đối với sức khỏe sinh dục?
Nghiên cứu năm 2022 được công bố trên tạp chí y khoa International Journal of Impotence Research, cho biết 3 yếu tố gồm rối loạn chức năng nội mô, ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đối với đời sống sinh dục và sự thỏa mãn tình dục là những nguyên nhân chính khiến sức khỏe sinh dục trong thời kỳ này bị giảm sút.
Lý do rối loạn cương dương do Covid-19 có thể là do rối loạn chức năng nội mô. Ảnh SHUTTERSTOCK
Nghiên cứu cho thấy sau khi nhiễm Covid-19, các tế bào nội mô – lớp lót mặt trong của các mạch máu – bị mất chức năng dẫn đến rối loạn tuần hoàn ở nhiều cơ quan.
Và sự suy giảm các yếu tố tâm lý, thần kinh, nội tiết tố, mạch máu có thể gây ra rối loạn chức năng cương. Nhiều yếu tố có thể cùng tác động tiêu cực đến chức năng cương, theo Times Of India.
Video đang HOT
Lý do cơ bản của rối loạn cương dương do Covid-19 có thể là do rối loạn chức năng nội mô.
Tại sao Covid-19 gây rối loạn cương dương?
Nguyên nhân là do áp lực đối với virus corona của các thụ thể ACE2 của mô tinh hoàn. Virus lây nhiễm vào các tế bào vật chủ bằng cách tương tác với các thụ thể ACE2 trên biểu mô đường hô hấp. Đây là lý do tại sao Covid-19 gây ra chủ yếu là bệnh đường hô hấp.
Mô tinh hoàn có nồng độ thụ thể ACE2 cao nhất so với các mô khác của con người, thậm chí còn cao hơn cả mô phổi, vốn là mục tiêu chính của virus. Ảnh SHUTTERSTOCK
Tuy nhiên, các thụ thể ACE2 này cũng có trong hệ thống tim mạch, tiêu hóa, nội tiết thần kinh và hệ thống sinh dục. Đó là lý do virus corona tác hại đến các hệ thống cơ quan khác.
Một nghiên cứu khác cũng tiết lộ rằng mô tinh hoàn có nồng độ thụ thể ACE2 cao nhất so với các mô khác của con người, thậm chí còn cao hơn cả mô phổi, vốn là mục tiêu chính của virus, theo Times Of India.
Hơn nữa, nghiên cứu đã chứng minh rằng các cytokine gây viêm xảy ra trong quá trình siêu viêm do nhiễm Covid-19 cũng dẫn đến sự tiến triển của rối loạn chức năng sinh dục.
Nghiên cứu cảnh báo điều gì?
Nghiên cứu cảnh báo về các biến chứng do rối loạn chức năng cương.
Rối loạn chức năng cương làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim, các vấn đề mạch máu não, động mạch vành và bệnh mạch máu ngoại vi “với xu hướng tăng nguy cơ tử vong do tim mạch”, nghiên cứu cho biết, theo Times Of India.
Sưng hạch bạch huyết, khi nào cần đi khám?
Thỉnh thoảng, chúng ta sẽ gặp tình trạng các hạch bạch huyết ở vùng đầu cổ bị sưng. Đây là điều mà nhiều người sẽ phải trải qua.
Sưng hạch bạch huyết cảnh báo cơ thể đang cố gắng chống lại vấn đề viêm nhiễm nào đó.
Các hạch bạch huyết là thành phần quan trọng của hệ bạch huyết. Ngoài hạch bạch huyết, hệ bạch huyết còn có hệ thống các mạch máu, cơ quan trải khắp cơ thể, tập trung chủ yếu ở cổ, đầu, cánh tay, bụng và háng, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).
Nếu hạch bạch huyết sưng sau 7 đến 10 ngày mà không hết thì cần phải đến khám bác sĩ. Ảnh SHUTTERSTOCK
Hệ bạch huyết đóng vai trò rất quan trọng với chức năng miễn dịch của cơ thể. Chúng hoạt động giống như bộ lọc giúp loại bỏ virus, vi khuẩn và bất kỳ tác nhân nào có thể gây bệnh.
Trong hầu hết các trường hợp, hạch bạch huyết sưng lên ở vùng cổ là do phản ứng với các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên gây ra. Nguyên nhân gây bệnh thường là do vi khuẩn và virus.
Vết sưng là do các tế bào máu tích tụ nhiều ở vị trí bị nhiễm trùng để chống lại mầm bệnh. Nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu là do viêm xoang, viêm họng do liên cầu khuẩn và tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng.
Các hạch bạch huyết bị sưng có thể sẽ trở lại bình thường mà không cần phải điều trị. Đó cũng là lúc tình trạng viêm nhiễm của cơ thể đã khỏi.
"Chữa khỏi được căn bệnh do virus, vi khuẩn gây ra hoặc khắc phục được nguyên nhân viêm nhiễm sẽ giúp triệu chứng sưng hạch bạch huyết được thuyên giảm", bác sĩ Amy Zack tại phòng khám Cleveland Clinic (Mỹ) giải thích.
Tuy nhiên, nếu sưng hạch bạch huyết lâu ngày vẫn không khỏi hoặc chúng ngày càng lớn hơn, vết sưng rộng hơn 2,5 cm, gây đau đớn kèm theo các triệu chứng khác như sốt thì cần phải đến bác sĩ kiểm tra ngay. Trong một số trường hợp, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo vấn đề sức khỏe khác nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như ung thư, theo Healthline.
"Dù đã qua 7 đến 10 ngày nhưng các hạch bạch huyết ở cổ vẫn sưng, người bệnh bị sưng mà không có triệu chứng của cảm lạnh hay viêm nhiễm gì thì họ cần phải đi khám để tìm ra nguyên nhân", bác sĩ Zack khuyến cáo.
Phát hiện mới: Thiếu vitamin này bạn có nguy cơ nhiễm Covid-19 nặng cao hơn chục lần Theo phát hiện mới, hàm lượng vitamin D thấp có thể khiến bạn nhiễm Covid-19 nghiêm trọng. Mặc dù vắc xin đã giúp ngăn chặn làn sóng lây nhiễm Covid-19 và các nhà nghiên cứu hy vọng nó sẽ thành công trong việc chấm dứt đại dịch, nhưng diễn biến của Covid-19 vẫn rất phức tạp và khó lường. Vì vậy, các nhà...