Nghiên cứu dùng cỏ cải tạo môi trường của Việt Nam giành tài trợ của Mỹ
Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius thông báo, dự án nghiên cứu giải pháp sáng tạo ứng dụng cỏ Vetiver trong phục hồi đất ô nhiễm dioxin tại sân bay Biên Hòa, Đồng Nai đã nhận được tài trợ nghiên cứu khoa học của Mỹ.
Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius phát biểu tại hội thảo (Ảnh: Phương Nguyễn/USAID)
Tại Hội thảo cộng đồng nghiên cứu Việt Nam do Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) tổ chức tại Hà Nội ngày 8/8, Đại sứ Ted Osius đã thông báo rằng dự án nghiên cứu giải pháp sáng tạo ứng dụng cỏ Vetiver trong phục hồi đất ô nhiễm chất độc hoá học/dioxin của Tiến sĩ Ngô Thị Thúy Hường (Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản) và nhóm nghiên cứu đã giành một khoản tài trợ trong khuôn khổ Chương trình Quan hệ Đối tác Thúc đẩy Tham gia Nghiên cứu (PEER).
“Tiến sĩ Hường và nhóm nghiên cứu đã đề xuất một dự án nghiên cứu phương pháp tiếp cận sáng tạo nhằm sử dụng cỏ Vetiver để xử lý đất bị nhiễm dioxin tại sân bay Biên Hòa. Tôi vui mừng thông báo rằng USAID đang mong chờ hợp tác với Tiến sĩ Hường và nhóm nghiên cứu để tìm hiểu xem phương pháp này có tác dụng như thế nào tại Việt Nam”, ông Osius nói.
Đại sứ Mỹ nói thêm, việc xử lý dioxin đặc biệt quan trọng đối với cả Việt Nam và Mỹ và ông tin tưởng rằng các nhà khoa học giỏi nhất của cả hai nước sẽ có thể phối hợp trong dự án án này.
Chia sẻ tại hội thảo, Tiến Sĩ Ngô Thị Thúy Hường cho biết đề án nghiên cứu khả năng giảm nhẹ ô nhiễm chất độc hoá học/dioxin của cỏ Vetiver áp dụng thử nghiệm tại sân bay Biên Hoà đã được thực hiện trong 2 năm từ 2014-2016. Các kết quả ban đầu cho thấy cỏ Vetiver có thể hấp thụ cao chất độc hoá học thông qua bộ rễ, nhờ đó giảm nhẹ ô nhiễm trong đất. Điều này mở ra triển vọng trong việc xử lý những khu vực nhiễm dioxin tại Việt Nam.
Video đang HOT
Dự án của Tiến Sĩ Ngô Thị Thúy Hường (phải) nhận được sự quan tâm rất lớn của những người tham gia hội thảo (Ảnh: An Bình)
Với sự tài trợ của PEER, Tiến sĩ Thúy Hường cho biết bà sẽ cùng nhóm của mình tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về dự án trên trong thời gian khoảng 3 năm tới. Trong thời gian này, dự kiến các nhà khoa học Mỹ có thể cũng sẽ tham gia trong dự án và một số phân tích chi tiết có thể được thực hiện tại các phòng thí nghiệm tại Mỹ.
Trước đó, phương pháp sử dụng cây xanh để xử lý đất ô nhiễm đã được gia đình hoàng gia Thái Lan sử dụng tại nước này.
Mỹ hỗ trợ hợp tác nghiên cứu khoa học với Việt Nam
Hội thảo Cộng đồng Nghiên cứu Việt Nam do USAID tổ chức là một sự kiện tập hợp các nhà nghiên cứu, sáng tạo và những người làm chính sách với trọng tâm là sử dụng khoa học tiên tiến để cải thiện sức khỏe con người và giải quyết các thách thức môi trường.
Mục tiêu của hội thảo là giới thiệu các cơ hội tham gia vào các sáng kiến nghiên cứu tại Việt Nam, giới thiệu kết quả của các dự án nghiên cứu đang triển khai và các dự án đã hoàn thành, mở rộng mạng lưới cộng đồng những người làm nghiên cứu và tăng cường vai trò của bằng chứng khoa học trong xây dựng và thực hiện chính sách công.
USAID cho biết Mỹ tự hào hỗ trợ hợp tác nghiên cứu khoa học với các cơ quan đối tác của Việt Nam để hỗ trợ phát triển bền vững và xây dựng cơ sở khoa học cho các quyết định chính sách trong tương lai. Thông qua quan hệ hợp tác này, các nhóm nghiên cứu đã được thành lập bao gồm các nhà nghiên cứu của Mỹ và Việt Nam để cùng nhau khám phá các giải pháp sáng tạo để cải thiện chính sách và thúc đẩy mục tiêu chung về phát triển bền vững của cả hai nước.
Tại hội thảo ngày 8/8, ba nhà nghiên cứu của Việt Nam và Mỹ đã trình bày về các dự án nghiên cứu khoa học giúp giải quyết các thách thức phát triển cấp thiết.
Một nhà nghiên cứu Mỹ trao đổi với một bạn trẻ tham gia hội thảo (Ảnh: Phương Nguyễn/USAID)
Tiến sĩ Lê Minh, từ Đại học Quốc Gia Hà Nội, nói về dự án “Chống mua bán bất hợp pháp động vận hoang dã bằng khoa học ADN”. Tiến sĩ Bùi Du Dương, Phó Trưởng Ban Quan trắc Tài nguyên nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường, giới thiệu dự án “Gắn khoa học với chính sách để quản lý nước bền vững và giảm nhẹ thiên tai”. Còn bà Julia Rubin, Đại học California Berkeley (Mỹ), giới thiệu dự án “Thúc đẩy nghiên cứu khoa học về dinh dưỡng và sức khỏe con người”.
PEER là một chương trình của Mỹ nhằm tài trợ nghiên cứu khoa học tại các nước đang phát triển. Chương trình do USAID tài trợ phối hợp với một số cơ quan khác của chính phủ Mỹ và do Viện Khoa học Quốc gia Mỹ (NAS) quản lý.
An Bình
Theo Dantri
Mỹ điều 2 máy bay ném bom tới bán đảo Triều Tiên
Yonhap dẫn lời một quan chức quốc phòng Hàn Quốc cho biết Mỹ ngày 8/8 đã triển khai hai máy bay ném bom chiến lược B-1B tới bán đảo Triều Tiên trong bối cảnh căng thẳng liên quan tới chương trình vũ khí của Bình Nhưỡng vẫn chưa hạ nhiệt.
Hai máy bay ném bom B-1B của Mỹ (Ảnh: Reuters)
Yonhap dẫn lời quan chức quốc phòng ở Seoul, Hàn Quốc cho biết Mỹ ngày 8/8 đã điều hai máy bay ném bom chiến lược B-1B Lancer từ căn cứ trên đảo Guam tới bán đảo Triều Tiên.
Theo quan chức trên, kế hoạch triển khai các máy bay ném bom là một phần trong cuộc tập trận phối hợp thường kỳ giữa các máy bay Mỹ và máy bay chiến đấu Hàn Quốc. Tuy nhiên, quân đội hai nước không thông báo trước về kế hoạch tập trận lần này.
Hồi tháng trước, Mỹ đã điều 2 máy bay ném bom B-1B tới bán đảo Triều Tiên để "dằn mặt" Bình Nhưỡng sau vụ thử tên lửa đạn đạo liên lục địa thứ 2. Quân đội Mỹ và Hàn Quốc cũng đã tiến hành tập trận chung tại Hàn Quốc để phát tín hiệu cứng rắn tới Triều Tiên sau vụ phóng.
Tuy nhiên, Triều Tiên dường như không tỏ ra nao núng trước việc Mỹ thường xuyên đưa các khí tài quân sự chiến lược, gồm máy bay ném bom, tàu sân bay hay tàu ngầm hạt nhân tới gần lãnh thổ nước này.
Quân đội Triều Tiên hôm nay tuyên bố đang cân nhắc khả năng tiến hành một cuộc tấn công bằng tên lửa chiến lược từ tầm trung đến tầm xa Hwasong-12 nhằm vào khu vực đảo Guam - nơi Mỹ đặt nhiều căn cứ quân sự lớn. Bình Nhưỡng cho biết kế hoạch này sẽ sớm được triển khai theo lệnh của nhà lãnh đạo Kim Jong-un.
Thành Đạt
Theo Yonhap
Máy bay Iran suýt đâm máy bay chiến đấu Mỹ tại vịnh Ba Tư Fox News dẫn lời một quan chức quốc phòng Mỹ cho biết một máy bay không người lái của Iran đã suýt va chạm với máy bay chiến đấu F-18 Super Hornet của Hải quân Mỹ khi cả hai đang hoạt động ở vịnh Ba Tư. Máy bay chiến đấu F/A-18E Super Hornet cất cánh từ tàu sân bay (Ảnh: Reuters) Thông báo...