Mỹ cản hợp đồng Su-35: Sợ Iran thống trị Trung Đông

Theo dõi VGT trên

Truyền thông Trung Đông cho biết, Nga đã đề nghị bán cho Iran chiến đấu cơ Su-27SM3 hoặc MiG-35 nhưng Iran chỉ muốn mua Su-30SM hoặc Su-35.

Truyền thông Trung Đông cho biết, Nga đã đề nghị bán cho Iran chiến đấu cơ Su-27SM3 hoặc MiG-35 nhưng Iran chỉ muốn mua Su-30SM hoặc Su-35.

Nga-Iran chuẩn bị ký hợp đồng mua sắm máy bay

Các tin đồn đang lưu hành trong giới truyền thông Trung Đông là Nga và Iran đang tới rất gần với một thỏa thuận mua sắm rất lớn trong lĩnh vực hàng không quân sự. Tuy nhiên, hai bên đang có những khúc mắc trong loại chiến đấu cơ mà Nga sẽ cung cấp cho Iran.

Trong khi Iran rất thèm khát chiến đấu cơ hiện đại nhất của Nga là Su-35S, thì Nga chỉ cam kết cung cấp phiên bản hiện đại hóa đời chót của Su-27SM3 và có thể là MiG-35S/UB được trang bị radar Zhuk-ME, trong khi không quân Iran muốn radar Zhuk-AE.

Theo những nguồn tin này, Nga đã bác bỏ yêu cầu của không quân Iran (IRIAF) mua 18 chiếc máy bay chiến đấu đa chức năng Su-35 và 8 máy bay chiến đấu đa năng Su-30SM. Ngược lại, Moscow đã đề nghị Tehran mua một số lượng không xác định máy bay chiến đấu đa năng Su-27SM3.

Theo phóng viên đặc biệt của hãng Shephard Media là ông Babak Taghvaee, Nga không có bất cứ vấn đề gì trong việc cung cấp Su-27SM3 cho Iran ngay trong năm nay bất chấp các hạn chế của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.

Cuối tuần trước, Phó Thủ tướng Nga phụ trách Công nghiệp Quốc phòng và Hàng không-Vũ trụ là ông Dmitry Rogozin đã gặp Bộ trưởng Quốc phòng Iran Hossein Dehghan và thảo luận về hợp tác quân sự giữa hai nước.

Theo một nguồn tin trong văn phòng của Rogozin, hai bên đã thảo luận về các nguồn cung cấp vũ khí và tăng cường hợp tác kỹ thuật quân sự và và công nghệ hàng không giữa lúc Mỹ đang tiếp tục ban hành thêm các lệnh trừng phạt đối với cả hai nước này.

Theo nguồn tin này, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin cũng đã đưa ra đề xuất với Bộ trưởng Quốc phòng Iran Hossein Dehqan là nước này có thể bán cho Iran chiến đấu cơ thế hệ 4 là MiG-35 MMRCA, nhưng IRIAF đã tỏ ý không quan tâm đến loại máy bay này.

Mỹ cản hợp đồng Su-35: Sợ Iran thống trị Trung Đông - Hình 1

Nga có thể bán S-300 nhưng khó có thể cung cấp chiến đấu cơ cho Iran

Video đang HOT

Thực ra, đây không phải là lần đầu tiên những thông tin kiểu như này được công bố. Hồi cuối tháng 3/2016, đại diện Cơ quan Liên bang Nga về hợp tác quân sự-kỹ thuật thông báo rằng, hợp đồng về việc Iran mua các chiến đấu cơ đa năng Su-30SM sẽ được ký kết trong năm 2016.

Trước đó, thông tin Tehran hỏi mua và đề xuất Nga chuyển giao công nghệ để sản xuất tới vài trăm chiếc Su-30SM được công bố sau chuyến viếng thăm và làm việc tại Moscow từ ngày 15 đến 16/2/2016 của Bộ trưởng Quốc phòng Iran là tướng Hossein Dehran.

Tướng Hossein Dehran đã tới Moscow, với mục đích chính là nhờ Nga giúp đỡ để hiện đại hóa và nâng cao tiềm lực không quân, mà trọng tâm là việc mua một số lượng lớn máy bay chiến đấu đa chức năng hiện đại của Nga là Su-30SM.

Đồng thời, Tehran muốn đàm phán với Nga về việc tham gia vào quy trình sản xuất máy bay. Nước này đã đề xuất với Moscow việc chuyển giao công nghệ và xây dựng nhà máy sản xuất Su-30SM ở Iran. Thông tin này đã được đích thân Bộ trưởng Dehran xác nhận.

Nếu hai nước ký kết thỏa thuận theo hướng này, Iran sẽ hoàn toàn tự chủ về sản xuất, lắp ráp, và sẽ chế tạo hàng trăm chiến đấu cơ dòng Su-30SM, theo kiểu Ấn Độ sản xuất Su-30MKI để làm nòng cốt cho lực lượng không quân, biến không quân nước này thành thế lực lớn ở Trung Đông.

Khi đó, sẽ không có đồng minh nào của Mỹ ở Trung Đông, kể cả Israel hay Thổ Nhĩ Kỳ hoặc Saudi Arabia, Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) – những nước có thực lực không quân mạnh nhất – có thể xứng đáng là đối trọng của Tehran.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia khác, câu chuyện của Babak Taghvaee là vấn đề. Việc Nga cam kết cung cấp bất cứ loại máy bay chiến đấu nào cho Iran là vấn đề rất khó khăn.

Vấn đề đầu tiên là Nga không sản xuất máy bay chiến đấu đa năng Su-27SM3 mới mà các nhà máy của Sukhoi chỉ hiện đại hóa các phiên bản Su-27 cũ lên chuẩn cao hơn, mà Iran không hề muốn mua một chiếc chiến đấu cơ thế hệ cũ, không còn khả năng nâng cấp thuộc dòng Su-27.

Vấn đề thứ hai là Nga không thể phớt lờ các biện pháp trừng phạt của Liên Hiệp Quốc. Nga không được phép chuyển giao các công nghệ nhạy cảm trong sản xuất máy bay Su-30SM và Su-27SM3, cũng như một số loại vũ khí khác.

Việc Moscow cung cấp các lô hàng thiết bị quân sự mang tính chất tấn công cho Tehran là hành động bị cấm, bởi chúng không được sự cho phép của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, căn cứ theo nội dung của nghị quyết số 1929, ban hành vào tháng 6-2010.

Tháng 6-2010, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã ban hành nghị quyết số 1929 về trừng phạt Iran trong lĩnh vực hạt nhân. Nghị quyết này đã cấm các nước bán cho Iran các loại vũ khí mang tính chất tấn công.

Trong số hàng loạt biện pháp cấm vận vũ khí đề ra để chống Iran, nghiêm khắc hơn cả là cấm xuất khẩu tới Tehran các chiến đấu cơ, xe tăng và các loại xe quân sự bọc thép, pháo cỡ nòng lớn, trực thăng tấn công và tên lửa, cùng các hệ thống phóng tên lửa.

Tuy nghiêm khắc nhưng Nghị quyết 1929 không cấm Iran được mua các loại vũ khí mang tính chất phòng thủ như các hệ thống tên lửa phòng không (ngoại trừ các tổ hợp tên lửa vác vai), thiết bị radar, phương tiện trinh sát, thông tin liên lạc, quản lý và thiết bị chống định vị vô tuyến.

Mỹ cản hợp đồng Su-35: Sợ Iran thống trị Trung Đông - Hình 2

Không quân Iran sẽ trở thành thế lực đáng gờm nếu mua được chiến đấu cơ dòng Su-30 và Su-35 của Nga

Sau khi nhóm P5 1 và Iran đạt được thỏa thuận khung về vấn đề hạt nhân của Iran vào tháng 4-2015, ngay sau đó, Tổng thống Nga Putin đã ký quyết định khôi phục lại tính hợp pháp của hợp đồng S-300, nhưng đối với hợp đồng mua sắm Su-30SM trong tương lai thì lại khác.

Thỏa thuận về vấn đề hạt nhân của Iran, được chính thức ký kết tại Vienna ngày 15-7-2015, đã quyết định không tháo gỡ ngay tức thì các biện pháp cấm vận cung cấp vũ khí trong gói trừng phạt chống Iran, Tehran vẫn bị cấm vận vũ khí đến hết năm 2020.

Theo nội dung thỏa thuận hạt nhân giữa Iran và nhóm P5 1 (gồm 5 nước Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và Đức), nước này vẫn bị Liên Hợp Quốc cấm vận vũ khí đến hết năm 2020.

Tuy Tehran và Moscow kiên trì đề nghị dỡ bỏ ngay lập tức lệnh cấm vận vũ khí này, nhưng các nước ủy viên phương Tây cương quyết không đồng ý.

Do đó, vào thời điểm này, mặc dù phương Tây đã nối lại một phần quan hệ ngoại giao, kinh tế với Iran nhưng hợp đồng mua sắm vũ khí mang tính chất tấn công như máy bay Su-30SM vẫn thuộc danh mục bị cấm.

Mỹ không bao giờ muốn quan hệ Moscow và Tehran ngày càng trở nên khăng khít, đồng thời cũng không cho phép Iran sở hữu loại máy bay tiên tiến nào của Nga để trở thành một thế lực thống trị Trung Đông. Do đó, kể cả đây chỉ là hợp đồng Su-27SM3 thì Washington cũng sẽ kiến nghị Liên Hiệp Quốc chặn hợp đồng của Moscow và Tehran.

Theo Thiên Nam

Báo Đất Việt

Nhật Bản khuyên Trung Quốc học cách hành xử như nước lớn

Ngoại trưởng Nhật Bản Taro Kono nói rằng Bắc Kinh nên học cách hành xử như một nước lớn sau khi ông bị người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị chỉ trích vì những bình luận liên quan tới vấn đề Biển Đông trong một cuộc họp tại Philippines.

Nhật Bản khuyên Trung Quốc học cách hành xử như nước lớn - Hình 1

Ngoại trưởng Nhật Bản Taro Kono (phải) và người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị dự một cuộc họp của bộ trưởng ngoại giao các nước ASEAN và các đối tác tại Manila, Philippines hôm 7/8 (Ảnh: Reuters)

"Thành thật mà nói, chúng tôi rất thất vọng khi nghe những bình luận của ông", Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nói với Ngoại trưởng Nhật Bản Taro Kono trong cuộc gặp song phương bên lề Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) tại Manila, Philippines hôm qua 7/8.

Đây là cuộc gặp đầu tiên giữa bộ trưởng ngoại giao hai nước từ sau khi ông Kono chính thức được bổ nhiệm làm ngoại trưởng Nhật Bản hồi tuần trước.

Trong phát biểu trên, Ngoại trưởng Vương Nghị đã đề cập tới những bình luận trước đó của người đồng cấp Nhật Bản về vấn đề Biển Đông tại cuộc họp của bộ trưởng ngoại giao các nước thành viên Hội nghị thượng đỉnh Đông Á. Theo đó, Tokyo đã chỉ trích Bắc Kinh vì các động thái bồi đắp đảo nhân tạo và quân sự hóa các khu vực tranh chấp trên Biển Đông.

"Chúng tôi cảm thấy rằng các ông đang bị ép buộc phải thực hiện nhiệm vụ do Mỹ đề ra", Ngoại trưởng Vương Nghị nói với người đồng cấp Kono.

Về phần mình, Ngoại trưởng Kono nói với các phóng viên rằng ông sẽ tiếp tục kêu gọi phi quân sự hóa Biển Đông và khẳng định ông không đối đầu với Ngoại trưởng Trung Quốc.

"Tôi trở thành ngoại trưởng vào giai đoạn rất khó khăn khi chúng ta đang phải đối mặt với vấn đề Triều Tiên và nhiều vấn đề trên biển", ông Kono nói.

"Chúng tôi không đối đầu với nhau", Ngoại trưởng Nhật Bản khẳng định, đồng thời cho biết Tokyo cần lên tiếng khi cần thiết.

Ngoài ra, người đứng đầu Bộ Ngoại giao Nhật Bản nhấn mạnh Trung Quốc cần học cách hành xử như một nước lớn và kêu gọi Bắc Kinh kiềm chế.

Liên quan tới vấn đề Biển Đông, Mỹ, Australia và Nhật Bản gần đây đã ra tuyên bố chung, kêu gọi Trung Quốc dừng các hoạt động bồi đắp và quân sự hóa trái phép trên Biển Đông, đồng thời tuân thủ phán quyết của tòa trọng tài quốc tế ở Hà Lan hồi năm ngoái. Tuyên bố được đưa ra sau cuộc họp của bộ trưởng ngoại giao các nước thành viên ASEAN và các nước đối tác tại Philippines vừa qua.

Thành Đạt

Theo Kyodo

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Người dân thất vọng khi phát hiện đường ống tại thác nước tự nhiên Trung Quốc
06:26:26 06/06/2024
Ông Biden nói Mỹ có thể sử dụng vũ lực để bảo vệ Đài Loan
07:36:39 07/06/2024
Ông Trump nói người Mỹ có thể không kiềm chế nếu ông bị giam
12:54:08 06/06/2024
Nhiệt độ toàn cầu nóng lên với tốc độ chưa từng thấy
22:09:20 05/06/2024
Điều trần trước quốc hội Mỹ, tiến sĩ Anthony Fauci nói gì về nguồn gốc Covid-19?
20:49:11 06/06/2024
Tổng thống Biden: Hòa bình Ukraine không đồng nghĩa với tấm vé vào NATO
16:25:47 07/06/2024
Cuộc thi khóc của 'sumo tí hon' ở Nhật Bản
06:46:28 07/06/2024
Tài liệu nội bộ rò rỉ tố giác Google bí mật thu thập dữ liệu người dùng
20:36:18 05/06/2024

Tin đang nóng

Vợ chồng sao Việt lần đầu xác nhận đã ly hôn sau 12 năm chung sống, không có con chung
15:09:23 07/06/2024
Nữ du học sinh Việt mất tích 1 năm trước đã qua đời trong phòng trọ ở Pháp
17:35:46 07/06/2024
Diễn viên Thanh Trúc bật khóc nức nở sau khi nhận hung tin trong lần đầu làm mẹ
15:26:33 07/06/2024
Bộ Công An: Bà Trương Mỹ Lan đã có sự chuyển biến về nhận thức, ý thức pháp luật
16:31:48 07/06/2024
Ý Nhi và bạn trai để lộ tính vật định tình, đáp trả sâu cay bình luận ác ý
15:27:12 07/06/2024
Phim Việt vừa ra mắt đã nguy cơ thua lỗ
15:19:49 07/06/2024
Ngô Cẩn Ngôn "đạp đầu" đàn chị Dương Mịch, bỏ xa "tít mù khơi", fan chế giễu
14:32:45 07/06/2024
Mỹ nhân Hoa ngữ lộ khuyết điểm "chết người": Cô cuối thành thảm hoạ cổ trang xấu nhất màn ảnh
14:32:10 07/06/2024

Tin mới nhất

Hàn Quốc, Triều Tiên căng thẳng vì cuộc chiến bóng bay

20:02:35 07/06/2024
Gần đây, Triều Tiên đã tập trung xóa bỏ các quan hệ hợp hợp tác với Hàn Quốc sau khi tại cuộc họp đảng cuối năm, Chủ tịch Kim Jong-un xác định mối quan hệ liên Triều là mối quan hệ giữa hai quốc gia thù địch.

Tuyên bố mới nhất của TTK NATO về quyền tấn công các mục tiêu ở Nga của Ukraine

19:51:11 07/06/2024
Ngày 7/6, Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), ông Jens Stoltenberg đã có mặt ở Stockholm trong chuyến thăm Thuỵ Điển - nước thành viên mới nhất của liên minh quân sự này.

Xuất khẩu của Trung Quốc tăng nhanh hơn dự kiến

18:17:29 07/06/2024
Cuộc khủng hoảng kéo dài trong lĩnh vực bất động sản vẫn là lực cản lớn nhất đối với nền kinh tế Trung Quốc, với niềm tin của nhà đầu tư và người tiêu dùng thấp ảnh hưởng đến tiêu dùng trong nước và làm suy yếu hoạt động kinh doanh.

Sức ép tứ bề

18:14:00 07/06/2024
Cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hamas tại Dải Gaza đã diễn ra tròn 8 tháng mà chưa bớt khốc liệt, với số người thương vong tăng lên từng ngày.

NATO tạo 'hành lang trên bộ', tái vũ trang cho kịch bản xung đột với Nga

16:14:44 07/06/2024
Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đang tạo ra một loạt hành lang trên bộ ở Tây Âu để quân đội Mỹ có thể điều động lực lượng ra chiến tuyến kịp thời trong kịch bản xảy ra xung đột với Nga.

Tổng thống Biden có phát ngôn hiếm thấy với ông Trump

16:09:58 07/06/2024
Trong một sự kiện gây quỹ tại bang Connecticut (Mỹ) ngày 3.6, Tổng thống Mỹ Joe Biden lần đầu gọi người t.iền nhiệm Donald Trump là người phạm tội bị kết án và việc ông Trump tái đắc cử sẽ đe dọa đến hệ thống tư pháp Mỹ, theo Đài CNN.

Ukraine đã dùng vũ khí Mỹ viện trợ tấn công cơ sở quân sự ở Nga

16:07:28 07/06/2024
Một nghị sĩ cấp cao Ukraine ngày 4.6 khẳng định lực lượng nước này đã tấn công một cơ sở quân sự ở Nga bằng hệ thống HIMARS do Mỹ sản xuất.

Tàu vũ trụ Starliner của Boeing 'cập bến' ISS

15:33:41 07/06/2024
Hai phi hành gia Butch Wilmore và Suni Williams đã theo dõi khi tàu vũ trụ tự thực hiện các thao tác cuối cùng, kết nối với ISS vào 13h34 theo giờ miền Đông nước Mỹ (0h34 ngày 7/6 theo giờ Việt Nam).

Saudi Arabia sẵn sàng cho lễ hành hương Hajj

15:32:14 07/06/2024
Hãng thông tấn chính thức của Saudi Arabia (SPA) cho biết Tòa án tối cao của nước này đã xác định rằng tháng thứ 12 của lịch Hồi giáo, Dhu al-Hijjah, sẽ bắt đầu vào ngày 7/6.

Xung đột Hamas-Israel: PA sẵn sàng tham gia Chính quyền Palestine 'thống nhất'

13:30:15 07/06/2024
Giới lãnh đạo Palestine đã bị chia rẽ kể từ năm 2007, với việc PA, do Tổng thống Mahmud Abbas lãnh đạo, nắm quyền hạn chế ở Bờ Tây bị chiếm đóng, trong khi phong trào Hồi giáo Hamas kiểm soát Dải Gaza.

LHQ cảnh báo nạn đói nghiêm trọng có thể xảy ra ở miền Nam châu Phi

13:28:57 07/06/2024
Văn phòng này nhắc lại rằng cánh cửa cơ hội để ngăn chặn cuộc khủng hoảng nhân đạo quy mô lớn đang khép lại nhanh chóng khi các cộng đồng phải đối mặt với tình trạng mất mùa sắp xảy ra.

Houthi thực hiện chiến dịch chung đầu tiên với Iraq đối phó với tàu Israel

12:40:00 07/06/2024
Phong trào Houthi ở Yemen đã công bố chiến dịch chung đầu tiên với các nhóm quân sự Iraq nhằm đối phó với các tàu của Israel tại cảng Haifa.

Có thể bạn quan tâm

Khám phá con đường Hạnh Phúc ở miền đá nở hoa

Du lịch

20:30:00 07/06/2024
Quốc lộ 4C còn được gọi là đường Hạnh Phúc nối thành phố Hà Giang với 4 huyện miền núi gồm: Yên Minh, Quản Bạ, Đồng Văn, Mèo Vạc với tổng chiều dài 185 km.

Sập tường nhà đang phá dỡ, 2 anh em thương vong

Tin nổi bật

20:23:50 07/06/2024
Vụ sập tường nhà khi đang thi công phá dỡ, sửa chữa ở ngõ 444 phố Đội Cấn, phường Cống Vị, quận Ba Đình, TP Hà Nội, khiến 2 anh em ruột thương vong.

Ra mắt bộ phim về thời niên thiếu của Bác Hồ

Hậu trường phim

20:09:37 07/06/2024
Tối 5.6, Vầng trăng thơ ấu - bộ phim về thời niên thiếu của Bác Hồ, do Bộ VH-TT-DL, Cục Điện ảnh đặt hàng Công ty cổ phần phim Giải Phóng sản xuất với kinh phí 20 tỉ đồng, đã có buổi chiếu đặc biệt để ra mắt khán giả và giới chuyên môn.

Cô dâu bị ong đốt trước ngày cưới, make up không cứu nổi, bộ dạng gây xôn xao

Netizen

19:56:29 07/06/2024
Câu chuyện đang khiến người dùng mạng xã hội vô cùng quan tâm, khi xảy ra tình huống trớ trêu, cô dâu trước ngày trọng đại 1 ngày thì bất ngờ bị ong đốt, tai nạn không may này khiến cô phải theo chồng trong tình trạng mặt sưng vù.

Khởi tố nguyên Bí thư xã Vĩnh An

Pháp luật

19:53:35 07/06/2024
Ngày 7/6, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thanh Hoá thông tin, đơn vị vừa tống đạt Quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Trịnh Ngọc Gấm

Ông Park Hang-seo yêu ĐT Việt Nam thế này dù không còn là HLV: Từ hồi hộp, ôm đầu tiếc nuối đến vỡ oà cảm xúc

Sao thể thao

19:49:56 07/06/2024
Bố tôi thậm chí còn không phải là HLV, vậy tại sao lại nghiêm túc như vậy? , con trai của ông Park Hang-seo viết trên trang cá nhân kèm hình ảnh của ông Park cùng phu nhân trên khán đài trên Mỹ Đình tối ngày 6/6.

Mỹ nam diễn nhiệt huyết tới độ chạy tụt cả quần, cách xử lý của ekip mới gây choáng

Phim châu á

19:39:58 07/06/2024
Bộ phim điện ảnh Chào Mừng Em Đến Bên Tôi dự kiến ra rạp vào ngày 5/7 đã tung trailer giới thiệu về căn bệnh kỳ quái của Trần Tiểu Châu (Vu Thích đóng) và những tình huống oái oăm mà anh gặp phải.

"Bad boys: Chơi hay bị xơi": Khởi đầu với 70% cà chua tươi, là phim hành động đáng xem của mùa hè

Phim âu mỹ

19:34:34 07/06/2024
Bad Boys: Ride or Die không dám khẳng định là phần phim hay nhất của Bad Boys nhưng là phần kế thừa hoàn hảo sau Bad Boys For Life và là một trong những cái tên đáng xem nhất mùa Hè này.

Tết Đoan Ngọ 2024: Làm mâm cỗ cúng để "g.iết sâu bọ" vừa đơn giản lại ngon, ai cũng thực hiện được

Ẩm thực

19:24:21 07/06/2024
Mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ đơn giản nhưng rất đầy đủ và đẹp mắt như thế này khiến ngày lễ diệt sâu bọ thêm ý nghĩa.

Vì sao màu son đỏ chưa bao giờ lỗi mốt?

Làm đẹp

19:16:02 07/06/2024
Với sự đa dạng, biến tấu, son đỏ luôn là lựa chọn hoàn hảo cho mọi cô gái muốn thể hiện phong cách và tự tin khẳng định bản thân.

Tôi bị người yêu bêu rếu là "đói ăn, thiếu đẳng cấp" chỉ vì miếng thịt bò bít tết

Góc tâm tình

18:47:56 07/06/2024
Tôi và anh người yêu 3 năm có lẻ vừa chia tay vì miếng thịt bò bít tết. Nghe cứ như chuyện hài đó đây nhưng phải ở vị trí là tôi thì mới biết nó uất ức đến thế nào.