Nghiên cứu để chuyển biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B

Theo dõi VGT trên

Chương trình phòng, chống dịch COVID-19 đặt ra các mục tiêu về bao phủ vaccine; tất cả các cấp chính quyền có kịch bản phòng, chống dịch COVID-19; giảm tỷ lệ tử vong do COVID-19/1 triệu dân xuống mức thấp hơn mức trung bình của Châu Á.

Trước tháng 9 hoàn thành tiêm vaccine cho trẻ từ 5-12 tuổi

Chương trình phòng, chống dịch COVID-19 vừa được Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam ký ban hành tại Nghị quyết số 38/NQ-CP ngày 17/3/2022. Theo đó, chương trình được thực hiện trong thời gian 2 năm 2022-2023. Nếu trường hợp dịch bệnh kết thúc sớm hơn hoặc kéo dài sang năm 2024, Bộ Y tế báo cáo Chính phủ xem xét việc tiếp tục thực hiện Chương trình này hoặc sửa đổi, bổ sung kịp thời, phù hợp với tình hình dịch bệnh.

Mục tiêu cụ thể của Chương trình là bảo đảm đạt tỷ lệ bao phủ vaccine phòng COVID-19: Đến hết quý I năm 2022, hoàn thành việc tiêm mũi 2 cho người dân từ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi, tiêm mũi 3 cho người từ 18 tuổi trở lên đến lịch tiêm chủng, trừ các đối tượng chống chỉ định tiêm; bảo đảm đủ vaccine và hoàn thành tiêm cho trẻ em từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi trước tháng 9/2022.

Nghiên cứu để chuyển biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B - Hình 1

Bảo đảm đủ vaccine và hoàn thành tiêm cho trẻ em từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi trước tháng 9/2022.

Về kiểm soát sự lây lan của dịch COVID-19, mục tiêu đặt ra là tất cả các cấp chính quyền có kịch bản phòng, chống dịch COVID-19; tất cả mọi người dân tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp; tất cả các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện đánh giá nguy cơ lây nhiễm và cập nhật, báo cáo kết quả đánh giá.

Có chiến lược giám sát, phát hiện các trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 linh hoạt, phù hợp với tình hình dịch trong từng giai đoạn; giảm tỷ lệ tử vong do COVID-19/1 triệu dân xuống mức thấp hơn mức trung bình của Châu Á.

Nâng cao năng lực hệ thống y tế, đặc biệt là y tế dự phòng và y tế cơ sở; tăng cường đầu tư trang thiết bị cơ sở y tế, có các chế độ chính sách đãi ngộ phù hợp với những người làm nhiệm vụ y tế dự phòng, y tế cơ sở; tăng cường chất lượng cấp cứu và hồi sức tích cực ở cơ sở khám bệnh, chữa bệnh các tuyến.

Tất cả các đối tượng dễ bị tổn thương như người cao tuổi, người có bệnh nền, người khuyết tật, phụ nữ mang thai, người không nơi nương tựa, trẻ em mồ côi, đồng bào dân tộc thiểu số, nhóm lao động di cư ở các thành thị… đều được bảo đảm tiếp cận các dịch vụ y tế.

Nghiên cứu để chuyển biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B - Hình 2

Tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người cao tuổi.

Tại Nghị quyết đề ra các nhiệm vụ, giải pháp y tế cụ thể. Trong đó, về bao phủ vaccine phòng COVID-19: Triển khai việc tiêm vaccine bảo đảm tiến độ nhanh nhất có thể; tăng cường vận động người dân tiêm vaccine, đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người (bao gồm cả người bệnh đến khám tại cơ sở y tế) để tránh bỏ sót; khẩn trương hoàn thành trong Quý I năm 2022 việc tiêm mũi 2 cho người dân từ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi, tiêm mũi 3 cho người từ 18 tuổi trở lên đến lịch tiêm chủng, trừ các đối tượng chống chỉ định tiêm; tổ chức triển khai tiêm an toàn, khoa học, hiệu quả cho trẻ em từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi ngay khi có vaccine. Khẩn trương nghiên cứu tiêm vaccine mũi thứ 4 cho người lớn và mũi thứ 3 cho trẻ em từ 5 tuổi đến dưới 18 tuổi và tiêm chủng cho trẻ em từ 3 tuổi đến 5 tuổi.

Tạo mọi điều kiện thuận lợi, đẩy nhanh tiến độ sản xuất, chuyển giao công nghệ, gia công, sản xuất vaccine trong nước sớm nhất có thể; triển khai ứng dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để cập nhật thông tin về người dân đã được tiêm vaccine phòng COVID-19, giám sát tỷ lệ bao phủ vaccine phòng COVID-19 và phục vụ phân bổ vaccine hợp lý, hiệu quả. Thực hiện việc kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với cơ sở dữ liệu tiêm chủng để tính toán chính xác tỷ lệ bao phủ tiêm chủng.

Nghiên cứu, đánh giá để chuyển biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 sang nhóm B

Chính phủ yêu cầu tăng cường giám sát phòng, chống dịch COVID-19. Cụ thể, thực hiện nâng cao năng lực giám sát dịch tễ; triển khai đồng bộ giám sát trọng điểm và giám sát thường xuyên; tăng cường năng lực, ứng dụng khoa học công nghệ trong giám sát, phân tích, dự báo tình hình dịch bệnh tại Trung ương, địa phương.

Theo dõi sát diễn biến tình hình dịch bệnh trên thế giới, trong nước; kịp thời sửa đổi, bổ sung, cập nhật các hướng dẫn chuyên môn bảo đảm đúng phương châm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, đồng thời khôi phục, phát triển kinh tế.

Nghiên cứu để chuyển biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B - Hình 3

Video đang HOT

Chương trình nêu rõ, nghiên cứu, đánh giá và căn cứ tình hình dịch để chuyển biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang bệnh truyền nhiễm nhóm B.

Thực hiện linh hoạt nguyên tắc “ngăn chặn – phát hiện – cách ly – khoanh vùng – dập dịch” theo quy mô và phạm vi hẹp nhất có thể, phù hợp với diễn biến dịch bệnh; áp dụng linh hoạt công thức chống dịch “5K vaccine, thuốc điều trị công nghệ ý thức người dân các biện pháp khác”; nghiên cứu, đánh giá và căn cứ tình hình dịch để chuyển biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang bệnh truyền nhiễm nhóm B; các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp phải thực hiện giám sát thường xuyên, định kỳ và cập nhật, báo cáo kết quả đánh giá nguy cơ lây nhiễm.

Thực hiện phù hợp, kịp thời, khoa học và hiệu quả công tác xét nghiệm phát hiện các trường hợp nhiễm; thiết lập cơ sở dữ liệu dịch tễ học phục vụ cho công tác dự báo và giám sát gồm: tình hình dịch; giám sát virus; hoạt động điều trị; tiêm chủng; khả năng và hiệu quả đáp ứng phòng, chống dịch, hiệu quả điều trị của địa phương; đánh giá kháng thể kháng virus SARS-CoV-2; bảo đảm chia sẻ thông tin giám sát dịch bệnh trong nước và quốc tế.

Thúc đẩy sản xuất, chuyển giao công nghệ, gia công thuốc điều trị COVID-19

Nghị quyết nêu rõ, sẵn sàng thiết lập cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 phù hợp với tình hình dịch bệnh tại mỗi địa phương, bảo đảm đủ trang thiết bị, vật tư tiêu hao, phương tiện phòng hộ cá nhân, thuốc điều trị cho các cơ sở thu dung, điều trị COVID-19; thực hiện khám bệnh, chữa bệnh từ xa, có cơ chế cấp phát, cung ứng thuốc phù hợp, hiệu quả bảo đảm người mắc COVID-19 được điều trị kịp thời.

Triển khai nâng cao năng lực chuyên môn, củng cố toàn diện năng lực điều trị của hệ thống khám bệnh, chữa bệnh; chuẩn bị sẵn sàng giường hồi sức tích cực, bảo đảm năng lực hồi sức tích cực cho đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng; tăng cường chỉ đạo, hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật, điều động, luân chuyển nhân lực phù hợp, kịp thời hỗ trợ cho các tỉnh, thành phố trong trường hợp dịch bệnh vượt quá khả năng điều trị của địa phương.

Nghiên cứu để chuyển biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B - Hình 4

Thúc đẩy sản xuất, chuyển giao công nghệ, gia công thuốc điều trị COVID-19.

Tiếp cận sớm với các thuốc điều trị đặc hiệu COVID-19; đồng thời tạo mọi điều kiện thúc đẩy nhanh nhất việc sản xuất, chuyển giao công nghệ, gia công thuốc điều trị COVID-19 tại Việt Nam; bảo đảm chủ động được những loại thuốc cơ bản đáp ứng yêu cầu điều trị sớm.

Thiết lập hệ thống theo dõi sức khỏe thông qua y tế cơ sở và thầy thuốc đồng hành (hỗ trợ qua điện thoại hoặc internet…); thành lập các trạm y tế lưu động khi cần thiết để bảo đảm người dân được tiếp cận với dịch vụ y tế từ sớm, từ xa và từ cơ sở. Triển khai các hoạt động về quản lý, chăm sóc, điều trị và hỗ trợ người mắc có nguy cơ chuyển nặng ngay tại cộng đồng.

Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quản lý và điều trị người mắc COVID-19 cập nhật dữ liệu khám bệnh, chữa bệnh; thực hiện theo dõi, khám và phục hồi chức năng một cách linh hoạt, khoa học, hiệu quả cho người mắc COVID-19 sau khi khỏi bệnh trong vòng 12 tháng.

Bảo đảm các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh vừa thực hiện công tác kiểm soát, phòng, chống dịch vừa thực hiện công tác khám bệnh, chữa bệnh cho người dân; tăng cường khám bệnh, chữa bệnh từ xa phù hợp với thực tiễn.

Rà soát, sửa đổi, cập nhật các phác đồ điều trị COVID-19 bằng y học hiện đại, kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền bảo đảm khoa học, hiệu quả.

Bảo đảm chế độ cho người làm công tác phòng, chống dịch COVID-19

Thực hiện huy động nguồn nhân lực từ các địa phương, đơn vị lân cận khi dịch bùng phát; huy động lực lượng y tế ngoài công lập tham gia công tác phòng, chống dịch. Có chính sách phân bổ nhân lực hợp lý cho y tế dự phòng và y tế cơ sở, thực hiện trách nhiệm xã hội và chế độ luân phiên có thời hạn.

Nghiên cứu để chuyển biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B - Hình 5

Những chiến sỹ áo trắng nơi tuyến đầu. Ảnh: TTXVN.

Bảo đảm cơ cấu hợp lý đội ngũ nhân lực là bác sĩ và điều dưỡng có đủ năng lực về hồi sức cấp cứu; nâng cao năng lực cho các lực lượng trong ngành y tế, lực lượng tại địa phương, lực lượng huy động tham gia phòng, chống dịch, đặc biệt là cán bộ vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.

Áp dụng mức phụ cấp ưu đãi nghề 100% đối với cán bộ y tế dự phòng, y tế cơ sở; nghiên cứu chế độ đặc thù, ưu đãi với các lực lượng vũ trang tham gia phòng, chống dịch.

Thành lập Quỹ phòng, chống dịch COVID-19 trên cơ sở Quỹ vaccine phòng COVID-19

Về tài chính, hậu cần, bảo đảm đủ thuốc, sinh phẩm, hóa chất, vật tư, trang thiết bị… theo phương châm “bốn tại chỗ” để sẵn sàng cho các kịch bản phòng, chống dịch. Đối với một số loại thuốc và vật tư thiết yếu phải có cơ số dự phòng đủ cho tình huống xấu nhất và bổ sung vào danh mục dự trữ quốc gia. Chủ động có kế hoạch sử dụng trang thiết bị sau khi kết thúc dịch.

Nhà nước bảo đảm nguồn tài chính chi cho công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên cơ sở huy động tổng thể nguồn lực nhà nước (ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, nguồn tài trợ và các nguồn kinh phí hợp pháp khác); các địa phương phải bố trí ít nhất 30% ngân sách y tế cho y tế dự phòng theo Nghị quyết số 18/2008/NQ-QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc hội.

Tiếp tục huy động, vận động sự tham gia đóng góp của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân; sự tự nguyện chi trả của người mắc COVID-19 khi khám, điều trị theo yêu cầu.

Thành lập Quỹ phòng, chống dịch COVID-19 trên cơ sở Quỹ vaccine phòng COVID-19 bảo đảm sử dụng hiệu quả, công khai, minh bạch.

Rút gọn, đơn giản hoá hồ sơ chứng từ thanh toán; bãi bỏ các rào cản, chồng chéo, vướng mắc, bất cập hiện hành về chính sách thanh toán chi phí y tế cho hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong bối cảnh dịch COVID-19.

Thực hiện các chính sách hỗ trợ tài chính bảo đảm an sinh xã hội theo Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội ban hành kèm theo Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/1/2022 của Chính phủ.

Kinh phí thực hiện Chương trình phòng, chống dịch COVID-19 được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước và nguồn tài chính hợp pháp khác (gồm cả nguồn kinh phí trong Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội ban hành kèm theo Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/1/2022 của Chính phủ), Quỹ Bảo hiểm y tế, nguồn cá nhân tự chi trả và kinh phí huy động từ các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp.

Việc sử dụng kinh phí phòng, chống dịch bảo đảm hiệu quả, chống tiêu cực, lãng phí. Các cơ quan chức năng thực hiện giám sát chặt chẽ, công khai, minh bạch kinh phí phòng, chống dịch.

Bảo đảm vừa phòng, chống dịch COVID-19 vừa phát triển kinh tế – xã hội

Nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu khác của Chương trình là bảo đảm vừa phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế – xã hội và ổn định đời sống của người dân.

Cụ thể, các địa phương tiếp tục triển khai Kế hoạch thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch COVID-19 theo Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ, bảo đảm thực hiện nhất quán theo quy định, hướng dẫn thống nhất của các bộ, ngành đồng thời phát huy tính chủ động, sáng tạo của địa phương trong kiểm soát tình hình dịch bệnh, tạo điều kiện khôi phục sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế – xã hội, đưa đời sống sinh hoạt của nhân dân dần trở lại tình trạng bình thường mới; không để tình trạng cục bộ, cát cứ trong ban hành và thực hiện các giải pháp trên mức cần thiết gây ảnh hưởng tiêu cực tới sản xuất kinh doanh, đời sống xã hội.

Nghiên cứu để chuyển biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B - Hình 6

Phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội gắn liền với phòng, chống dịch hiệu quả.

Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chủ động xây dựng và tổ chức thực hiện hiệu quả kế hoạch phòng, chống dịch gắn với phương án hoạt động, sản xuất, kinh doanh tại địa phương (đến tận xã, phường, tổ dân phố) và cập nhật, báo cáo kết quả đánh giá.

Tiếp tục triển khai các biện pháp bảo đảm công tác phòng, chống dịch khoa học, an toàn, hiệu quả tại các cơ sở giáo dục đào tạo khi học sinh, sinh viên học trực tiếp; căn cứ vào tình hình dịch bệnh để tổ chức hình thức dạy học cho phù hợp, không để học sinh, sinh viên học trực tuyến kéo dài; liên tục cập nhật kinh nghiệm thực tiễn tốt trên thế giới về việc mở cửa lại cơ sở giáo dục, đào tạo an toàn, kịp thời; thường xuyên kiểm tra, đánh giá để hiểu rõ các tác động tiêu cực của việc học trực tuyến, đặc biệt là đối với trẻ em để có giải pháp kịp thời.

Triển khai công tác phòng, chống dịch trong sản xuất, giao thông vận tải và lưu thông, vận chuyển hàng hóa bảo đảm không bị gián đoạn.

Trẻ tiêm vaccine có mắc Covid-19 nữa không?

Giống như người lớn, trẻ đã tiêm vaccine phòng Covid-19 vẫn có thể mắc bệnh. Song việc tiêm giúp giảm nguy cơ tiến triển nặng, nguy cơ tử vong, có thể giúp ngăn chặn các biến thể khác xuất hiện.

PGS.TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết trong lịch sử tiêm chủng, không một vaccine nào đạt hiệu quả bảo vệ 100%. Điều này cũng đúng với vaccine phòng Covid-19. Đến nay, Việt Nam đã tiêm được hơn 81 triệu liều. Hiệu quả mà vaccine Covid-19 mang lại là giảm tình trạng tiến triển bệnh nặng và nguy cơ tử vong đối với những người không được tiêm vaccine so với những người được tiêm vaccine.

"Một người đã tiêm đủ 2 mũi vaccine vẫn có nguy cơ nhiễm virus SARS-CoV-2 tuy nhiên chúng tôi có hai khái nhiệm là nhiễm Covid-19 và mắc bệnh trầm trọng. Tiêm rồi vẫn có nguy cơ nhiễm nhưng tiến triển nặng giảm đi rất nhiều, nguy cơ tử vong giảm đi rõ rệt. Với tất cả vaccine phòng Covid-19 cho đến hiện nay Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các nhà sản xuất và các quốc gia đều đưa ra nhận định này đó một cách thuyết phục", TS Hồng phân tích.

Trẻ tiêm vaccine có mắc Covid-19 nữa không? - Hình 1

Nhấn để phóng to ảnh

TPHCM là địa phương đầu tiên trên cả nước tiến hành tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ 12-17 tuổi (Ảnh: Hải Long)

Theo chuyên gia, với trẻ em, điều này cũng không ngoại lệ. Có thể trẻ tiêm nhưng vẫn có nguy cơ lây nhiễm Covid-19. Khi chúng ta đã đạt được miễn dịch cộng đồng ở mức trên 70% dân số được tiêm vaccine (Việt Nam đặt mục tiêu 90-95%) thì cộng đồng được bảo vệ. Vì thế, việc trẻ nào đó mắc bệnh thì cộng đồng vẫn được bảo vệ.

"Tới đây khi triển khai tiêm vaccine đầy đủ các mũi, cộng với việc sẽ có các mũi tiêm nhắc nếu cần thiết theo khuyến cáo của WHO và các quốc gia thì chúng ta mong muốn không chỉ tiếp tục duy trì cho trẻ được đi học mà việc giãn cách xã hội được giảm thiểu đến mức thấp nhất như Bộ Y tế hướng dẫn", TS Hồng nói.

"Hiện nay, nếu dịch xảy ra ở những tỉnh, thành phố có độ bao phủ vaccine cao thì việc khoanh vùng sẽ rất nhỏ, từng hộ gia đình, cụm làng xóm, không giãn cách rộng như thời gian trước đây. Lý do vì đã có vaccine, chúng ta đảm bảo được miễn dịch cộng đồng", TS Hồng cho biết thêm.

Theo CDC Hoa Kỳ, tiêm vaccine Covid-19 có thể giúp bảo vệ trẻ không mắc bệnh. Thông tin ban đầu cho thấy vaccine có thể giúp ngăn mọi người lây lan bệnh cho người khác. Chúng cũng có thể giúp con bạn không bị ốm nặng ngay cả khi chúng mắc bệnh.

Trẻ tiêm vaccine có mắc Covid-19 nữa không? - Hình 2

Nhấn để phóng to ảnh

Tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ tại TPHCM (Ảnh: Quang Minh).

Theo Trung tâm y tế John Hopkins (Hoa Kỳ), vaccine có thể giúp ngăn ngừa trẻ em mắc Covid-19. Đôi khi trẻ mắc Covid-19 nhẹ hơn ở người lớn, nhưng một số trẻ mắc bệnh có thể bị viêm phổi nặng, ốm nặng và cần nhập viện. Điều này đặc biệt quan trọng cần ghi nhớ đối với biến thể Delta, biến thể này dễ lây lan hơn các biến thể coronavirus khác.

Bên cạnh đó, các loại vaccine hiện tại vẫn có hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh nặng do biến thể Delta của virus gây ra. Trẻ em cũng có thể có các biến chứng như hội chứng viêm đa hệ thống và cần phải chăm sóc đặc biệt hoặc các triệu chứng kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của trẻ. Virus có thể gây tử vong ở trẻ em, mặc dù trường hợp này hiếm hơn so với người lớn.

Vaccine giúp ngăn ngừa hoặc giảm sự lây lan của Covid-19. Giống như người lớn, trẻ em cũng có thể truyền virus cho người khác nếu chúng bị nhiễm, ngay cả khi chúng không có triệu chứng. Tiêm vaccine Covid-19 có thể bảo vệ trẻ và những người khác, giảm nguy cơ trẻ truyền virus cho người khác, bao gồm cả các thành viên trong gia đình và bạn bè, những người có thể dễ bị hậu quả nặng nề hơn của bệnh Covid-19.

Tiêm vaccine Covid-19 có thể giúp ngăn chặn các biến thể khác xuất hiện. Các trường hợp mắc bệnh Covid-19 đang gia tăng ở trẻ em và biến thể Delta dường như đang đóng một vai trò nào đó. Giảm sự lây truyền của virus bằng cách tiêm vaccine cũng làm giảm khả năng virus đột biến thành các biến thể mới, thậm chí có thể nguy hiểm hơn. Tuy nhiên, virus có thể lây truyền dễ dàng giữa trẻ em và người lớn chưa được tiêm chủng, khiến các biến thể mới xuất hiện.

Trong tháng 11, Việt Nam sẽ triển khai tiêm mũi một vaccine phòng Covid-19 cho trẻ song không triển khai đồng loạt mà theo tiến độ tiêm cho người lớn, tiến độ cung ứng vaccine.

Tỉnh nào đã đạt tỷ lệ bao phủ vaccine cho người từ 18 tuổi trở lên (80% người trên 18 tuổi được tiêm ít nhất một mũi, 50% người từ 50 tuổi trở lên được tiêm 2 mũi) thì mới tiến hành tiêm vaccine cho trẻ. Theo đó, sẽ ưu tiên cho địa phương đang có dịch, đang bị giãn cách xã hội, có mật độ dân cư tập trung, nguy cơ lây nhiễm cao.

Tỉnh nào chưa đạt tỷ lệ bao phủ vaccine cho người lớn thì vẫn tiếp tục ưu tiên cho nhóm này.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Bộ Y tế cảnh báo dịch bệnh truyền nhiễm vẫn diễn biến phức tạpBộ Y tế cảnh báo dịch bệnh truyền nhiễm vẫn diễn biến phức tạp
20:42:26 26/12/2024
3 điểm chung nguy hiểm của hàng chục ca đột quỵ mỗi ngày ở TP.HCM3 điểm chung nguy hiểm của hàng chục ca đột quỵ mỗi ngày ở TP.HCM
20:13:34 26/12/2024
11 loại thực phẩm giàu dinh dưỡng nhất, nhiều loại bán đầy chợ Việt11 loại thực phẩm giàu dinh dưỡng nhất, nhiều loại bán đầy chợ Việt
10:39:24 26/12/2024
Công dụng hạ huyết áp, phòng ung thư ấn tượng của loại rau quen thuộcCông dụng hạ huyết áp, phòng ung thư ấn tượng của loại rau quen thuộc
08:43:56 27/12/2024
Tế bào ung thư cũng phải 'run sợ' trước loại quả có đầy ở vườn quê Việt NamTế bào ung thư cũng phải 'run sợ' trước loại quả có đầy ở vườn quê Việt Nam
09:51:38 26/12/2024
Những điều cần biết về loại keo dán thịt trong thực phẩmNhững điều cần biết về loại keo dán thịt trong thực phẩm
11:42:28 26/12/2024
Mỗi đêm ngủ ít hơn 6 giờ có gây hại cho sức khỏe?Mỗi đêm ngủ ít hơn 6 giờ có gây hại cho sức khỏe?
06:19:21 26/12/2024
Vì sao biến cố tim mạch gia tăng vào mùa lạnh?Vì sao biến cố tim mạch gia tăng vào mùa lạnh?
19:39:56 26/12/2024

Tin đang nóng

Rộ tin Ngô Diệc Phàm mắc bệnh mãn tính trong tùRộ tin Ngô Diệc Phàm mắc bệnh mãn tính trong tù
15:14:28 27/12/2024
Cục Điện ảnh lên tiếng về lời thoại gây tranh cãi trong "Squid Game 2"Cục Điện ảnh lên tiếng về lời thoại gây tranh cãi trong "Squid Game 2"
16:33:52 27/12/2024
Nhà hàng tự ý làm tròn hóa đơn thêm 350 đồng, người đàn ông bất bình kiện ra tòa: Phán quyết khiến ai nấy thán phụcNhà hàng tự ý làm tròn hóa đơn thêm 350 đồng, người đàn ông bất bình kiện ra tòa: Phán quyết khiến ai nấy thán phục
15:35:55 27/12/2024
Song Joong Ki bị vợ mắng 1 câu điếng người!Song Joong Ki bị vợ mắng 1 câu điếng người!
14:40:11 27/12/2024
Á hậu Vbiz lên tiếng tin lợi dụng tình cảm mỹ nam Hàn Quốc đánh bóng tên tuổi, hé lộ 1 chi tiết gây sốcÁ hậu Vbiz lên tiếng tin lợi dụng tình cảm mỹ nam Hàn Quốc đánh bóng tên tuổi, hé lộ 1 chi tiết gây sốc
16:28:54 27/12/2024
Báo động tình trạng của Triệu Lộ TưBáo động tình trạng của Triệu Lộ Tư
15:05:50 27/12/2024
Gương mặt biến dạng của mỹ nhân đẹp nhất châu Á khiến cả nước sốc nặngGương mặt biến dạng của mỹ nhân đẹp nhất châu Á khiến cả nước sốc nặng
17:53:01 27/12/2024
'Tái sinh' của Tùng Dương hot không tưởng, lan sang cả Trung Quốc'Tái sinh' của Tùng Dương hot không tưởng, lan sang cả Trung Quốc
17:36:09 27/12/2024

Tin mới nhất

Có nên ăn trứng gà khi bị sốt?

Có nên ăn trứng gà khi bị sốt?

20:22:04 27/12/2024
Nhiều người quan niệm khi cơ thể đang sốt, thân nhiệt cao hơn bình thường, nếu ăn trứng gà có thể khiến nhiệt độ tăng nhanh hơn, sốt lâu khỏi hơn.
Một dạng viêm phổi biến chứng nguy hiểm khó lường

Một dạng viêm phổi biến chứng nguy hiểm khó lường

20:19:57 27/12/2024
Ở giai đoạn này, nếu được khám lâm sàng sẽ cho thấy trên phim chụp X-quang phổi xuất hiện những đám mờ với hình thể khác nhau. Kết quả xét nghiệm máu cho thấy số lượng bạch cầu tăng cao.
Đau đầu kéo dài, người đàn ông bất ngờ phát hiện phình mạch máu não

Đau đầu kéo dài, người đàn ông bất ngờ phát hiện phình mạch máu não

20:18:07 27/12/2024
Ngoài ra, triệu chứng của phình mạch máu não thường không rõ ràng và âm thầm tiến triển cho tới khi túi phồng bị vỡ, bệnh nhân đột ngột đau đầu nhiều, nôn và buồn nôn.
7 giải pháp giúp bạn đối phó với nỗi lo tóc bạc sớm

7 giải pháp giúp bạn đối phó với nỗi lo tóc bạc sớm

20:14:56 27/12/2024
Tóc bạc là hiện tượng tất yếu trong quá trình lão hóa. Nói chung, người châu Á bắt đầu bạc dần khi ở độ tuổi 30 đến 40. Tuy nhiên hiện nay ngày càng nhiều người trẻ xuất hiện tóc bạc sớm.
Nên bổ sung thảo dược nào tăng sức đề kháng, phòng ốm trong mùa đông?

Nên bổ sung thảo dược nào tăng sức đề kháng, phòng ốm trong mùa đông?

20:11:56 27/12/2024
Quế cũng là một loại gia vị có tính ấm, nổi tiếng với đặc tính chống oxy hóa. Quế cũng có tác dụng chống nấm, kháng khuẩn và chống viêm. E-cinnamaldehyde là một trong những hợp chất hoạt tính chính trong quế, có tác dụng chống viêm mạnh...
Cách nhận biết trẻ thiếu hụt 5 loại vitamin thiết yếu

Cách nhận biết trẻ thiếu hụt 5 loại vitamin thiết yếu

20:08:54 27/12/2024
Các nguồn cung cấp lượng vitamin D tốt bao gồm tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, các loại thực phẩm như sữa tăng cường, trứng... Ở một số trẻ em, thực phẩm bổ sung có thể là cách tốt nhất để đảm bảo trẻ nhận đủ lượng vitamin D.
5 loại nước quen mặt là 'mỏ muối', càng uống nhiều thận càng nhanh 'xuống cấp'

5 loại nước quen mặt là 'mỏ muối', càng uống nhiều thận càng nhanh 'xuống cấp'

20:00:58 27/12/2024
Chúng ta đều biết rằng ăn quá nhiều muối có hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, không phải lúc nào muối cũng hiện hình dưới dạng hạt trắng quen thuộc.
Gia Lai: Thêm hai trường hợp tử vong do bệnh dại

Gia Lai: Thêm hai trường hợp tử vong do bệnh dại

19:16:36 27/12/2024
Qua thăm khám, bệnh nhân tỉnh táo, tiếp xúc tốt, sợ nước, sợ gió, da niêm mạc hồng, không phù, không sốt, HA: 150/90 mmHg. Chẩn đoán: theo dõi Dại lên cơn.
Chợ Việt có loại củ được ví như 'thuốc quý', nhiều người ăn mà chưa rõ công dụng

Chợ Việt có loại củ được ví như 'thuốc quý', nhiều người ăn mà chưa rõ công dụng

10:02:35 27/12/2024
Vitamin A và vitamin C trong cà rốt giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng và bệnh tật. Các chất chống oxy hóa giúp bảo vệ tế bào miễn dịch khỏi tổn thương, tăng cường khả năng phòng vệ của cơ thể.
Người đàn ông hỏng thận do thích ăn 1 loại quả quen thuộc

Người đàn ông hỏng thận do thích ăn 1 loại quả quen thuộc

09:51:04 27/12/2024
Các bác sĩ phát hiện chức năng thận của bệnh nhân bất thường, ống thận tổn thương kết hợp với viêm thận, có sỏi oxalat. Điều này khiến người bệnh bất ngờ khi tháng 2 năm nay, kết quả xét nghiệm chức năng thận của ông vẫn bình thường.
Mùa đông ăn bí xanh có tác dụng gì?

Mùa đông ăn bí xanh có tác dụng gì?

09:48:41 27/12/2024
Bệnh béo phì khiến chúng ta đối mặt với nhiều bệnh lý nguy hiểm, có thể đe dọa tới tính mạng của bạn, vì vậy việc kiểm soát cân nặng là một trong những việc làm quan trọng.
Hóa chất Acetonitrile có trong rượu gây ngộ độc ra sao?

Hóa chất Acetonitrile có trong rượu gây ngộ độc ra sao?

09:41:13 27/12/2024
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh cho hay, Methanol nếu kết hợp Acetonitrile, khi nhiễm vào cơ thể sẽ phân giải thành hợp chất xyanua rất độc, có thể gây chết người.

Có thể bạn quan tâm

Cầu thủ Singapore 'thì thầm' khi Tiến Linh sút 11m gây xôn xao mạng xã hội

Cầu thủ Singapore 'thì thầm' khi Tiến Linh sút 11m gây xôn xao mạng xã hội

Sao thể thao

20:25:41 27/12/2024
Tối 26/12, tuyển Việt Nam giành chiến thắng 2-0 trước Singapore trong trận bán kết lượt đi AFF Cup 2024, nhờ sự tỏa sáng của Nguyễn Tiến Linh và Nguyễn Xuân Son.
Bắt người phụ nữ lừa 8 tỷ đồng của người đàn ông miền Tây

Bắt người phụ nữ lừa 8 tỷ đồng của người đàn ông miền Tây

Pháp luật

20:17:29 27/12/2024
Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Vĩnh Long hôm nay (27/12) khởi tố bị can, bắt tạm giam bà Nguyễn Thị Thu (51 tuổi, ngụ huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang) để điều tra hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản .
Chấp nhận rủi ro để 'đu trend' chụp ảnh con mắt ở Trung Quốc

Chấp nhận rủi ro để 'đu trend' chụp ảnh con mắt ở Trung Quốc

Netizen

20:11:45 27/12/2024
Trào lưu chụp ảnh phần có màu của mắt thu hút giới trẻ Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo về nguy cơ tổn hại sức khỏe và rủi ro bảo mật từ xu hướng này.
Mưa lớn trong 2 giờ, cô gái chạy xe máy ngã nhào khi qua 'rốn ngập' ở Đồng Nai

Mưa lớn trong 2 giờ, cô gái chạy xe máy ngã nhào khi qua 'rốn ngập' ở Đồng Nai

Tin nổi bật

20:03:06 27/12/2024
Trận mưa lớn kéo dài gần 2 giờ khiến nhiều tuyến đường ở Đồng Nai ngập sâu trong biển nước. Nhiều người đi xe máy bị sóng đánh ngã nhào xuống đường.
The Beatles bất ngờ tái hợp

The Beatles bất ngờ tái hợp

Nhạc quốc tế

20:03:01 27/12/2024
Mới đây, Ringo Starr bất ngờ xuất hiện tại nhà thi đấu O2 trong đếm cuối thuộc khuôn khổ chuyến lưu diễn Got Back của Paul McCartney.
Chị đẹp đạp gió - Tập 11: Bùi Lan Hương sững sờ khi nhận kết quả

Chị đẹp đạp gió - Tập 11: Bùi Lan Hương sững sờ khi nhận kết quả

Tv show

19:56:30 27/12/2024
Công diễn 4 sẽ khép lại với 3 tiết mục trong tập 11. Các Chị đẹp phải đối diện với khoảnh khắc nhận kết quả trong sự bất an, lo lắng với nguy cơ dừng bước.
Thanh thoát, uyển chuyển trong từng bước đi với váy dáng xòe

Thanh thoát, uyển chuyển trong từng bước đi với váy dáng xòe

Thời trang

19:54:44 27/12/2024
Váy dáng xòe là biểu tượng của sự nữ tính, duyên dáng và linh hoạt trong thế giới thời trang. Với thiết kế phần chân váy xòe rộng từ eo, loại trang phục này tạo hiệu ứng thị giác giúp vóc dáng trông cao ráo, thanh mảnh.
"Tái sinh" của Tùng Dương lọt top 1 trending, chuyên gia lý giải sức hút

"Tái sinh" của Tùng Dương lọt top 1 trending, chuyên gia lý giải sức hút

Nhạc việt

19:53:31 27/12/2024
Chỉ sau một thời gian ngắn, bài hát Tái sinh của Tùng Dương đã nằm ở vị trí số 1 của bảng xếp hạng bài hát yêu thích của YouTube. Chuyên gia cũng lên tiếng về hiệu ứng của bài hát này.
H'Hen Niê nói gì về thông tin 'hoa hậu nộp thuế 4,7 tỉ đồng'?

H'Hen Niê nói gì về thông tin 'hoa hậu nộp thuế 4,7 tỉ đồng'?

Sao việt

19:50:16 27/12/2024
Cục Thuế TP.HCM cho biết trong thời gian qua, nhiều cá nhân có hoạt động thương mại điện tử (TMĐT) đã tự giác kê khai nộp thuế, trong đó có một hoa hậu nộp 4,7 tỉ đồng thuế.
Nóng: Công bố full clip "tóm" sao nam hạng A 8 ngày hẹn hò 3 cô gái gây chấn động showbiz

Nóng: Công bố full clip "tóm" sao nam hạng A 8 ngày hẹn hò 3 cô gái gây chấn động showbiz

Sao châu á

19:45:51 27/12/2024
Đúng như hứa hẹn của mình, trưa 27/12, Lưu Đại Chùy đã công bố danh tính nghệ sĩ có đời tư lộn xộn mà anh muốn vạch trần chính là Uông Tô Lang.
Vẻ ngoài đẹp nhất của 8 ngôi sao trong phong cách đường phố 2024

Vẻ ngoài đẹp nhất của 8 ngôi sao trong phong cách đường phố 2024

Phong cách sao

19:29:25 27/12/2024
Nữ diễn viên diện một chiếc váy xuyên thấu dài đến sàn. Cô kết hợp nó với một chiếc áo khoác da có cấu trúc ngoại cỡ, gợi nhớ đến chủ nghĩa tối giản của thập niên 90 và các phụ kiện màu đỏ tương phản.