Nghiên cứu của Facebook: Apple cạnh tranh không công bằng, khiến nhiều ứng dụng bên thứ ba thua thiệt
Nghiên cứu mới do công ty phân tích truyền thông Comscore thực hiện với sự hỗ trợ của Facebook tiết lộ, các ứng dụng do Apple phát triển và độc quyền trên các thiết bị chạy iOS khiến các ứng dụng bên thứ ba chịu nhiều thua thiệt.
Facebook, kẻ thù lâu năm của Apple đã thực hiện một nghiên cứu để chỉ ra lợi thế không công bằng của các ứng dụng bên thứ nhất do Apple phát triển so với các ứng dụng bên thứ ba.
Trang The Verge dẫn đánh giá từ một nghiên cứu do Facebook tài trợ cho thấy, các ứng dụng bên thứ nhất của Apple phổ biến đến mức mọi người không cảm thấy cần phải cài đặt ứng dụng khác từ App Store.
Đáp trả lại nghiên cứu trên, Apple gọi nghiên cứu này là “thiếu sót nghiêm trọng”.
Với màn ra mắt iOS 15 và iPadOS 15 gần đây, Apple đã cập nhật một số ứng dụng cốt lõi của hãng sao cho thuận tiện và giống các đối thủ nhất, ví dụ như FaceTime được cập nhật với nhiều chức năng giống như Zoom.
Video đang HOT
Theo nghiên cứu, gần 75% trong số 20 ứng dụng được sử dụng nhiều nhất trên iPhone là do Apple tạo ra. Nghiên cứu cũng được thực hiện trên cả Android và kết quả gần như tương tự khi nhiều ứng dụng do Google tạo ra cũng được sử dụng phổ biến.
Comscore đã sử dụng dữ liệu thường xuyên thu thập từ các ứng dụng và trang web và thực hiện một cuộc khảo sát trên khoảng 4.000 người, hỏi về các ứng dụng mặc định đã sử dụng trong tháng 11. Kết quả cho thấy 75% trong số 20 ứng dụng hàng đầu trên iOS ở Mỹ là của Apple, trong khi Google chiếm 60% trong số các ứng dụng hàng đầu trên Android. Bốn ứng dụng hàng đầu trên cả hai nền tảng đều do công ty mẹ tạo ra. Điều này theo đánh giá của Comscore rõ ràng là một sự không công bằng.
Một số ứng dụng bên thứ ba lọt vào danh sách có thể kể đến như YouTube (thứ 9), Facebook (thứ 12), Amazon (thứ 16), Instagram (thứ 19) và Gmail (thứ 20). Google trên iOS là nhà phát triển bên thứ ba duy nhất có hai ứng dụng lọt trong danh sách, đó là Gmail và YouTube. Ứng dụng nhắn tin phổ biến của Facebook, Messenger đáng tiếc không lọt vào danh sách.
Apple gọi nghiên cứu này là “vi phạm pháp luật nghiêm trọng”
Facebook cho biết, họ chỉ thực hiện nghiên cứu để xem “tác động của các ứng dụng được cài đặt sẵn đối với các ứng dụng cạnh tranh” ra sao. Facebook từ lâu đã nghiên cứu ứng dụng iMessage của Apple và thậm chí Mark Zuckerberg đã công khai nói rằng Apple lợi dụng “sự thống trị của mình để can thiệp vào các ứng dụng (của Facebook) và các ứng dụng bên thứ ba khác của Facebook”.
Không lâu sau khi nghiên cứu được chia sẻ, Apple đã bác bỏ kết quả nghiên cứu trên. Người phát ngôn của Apple chia sẻ với trang The Verge rằng: “Cuộc khảo sát do Facebook tài trợ từ tháng 12/2020 và đã được điều chỉnh một cách hạn chế để đưa ra kết quả sai lệch, đồng thời tạo lầm tưởng có rất ít sự cạnh tranh trên App Store. Trên thực tế, các ứng dụng bên thứ ba cạnh tranh với các ứng dụng của Apple trên mọi danh mục và đang thành công trên quy mô lớn”.
Sự phản kháng của nhiều nhà phát triển bên thứ ba là có cơ sở, đặc biệt do cách Apple và Google tích hợp các ứng dụng và dịch vụ tự phát triển với hệ điều hành di động của họ khiến các đối thủ cạnh tranh cảm thấy không công bằng.
Những lời chỉ trích ngày càng gay gắt hơn đối với Apple khi hãng này kiểm soát chặt chẽ các ứng dụng được cài đặt sẵn trên iPhone và không cho phép các nhà phát triển chọn hệ thống thanh toán khác ngoài App Store.
Đó là chưa kể rất khó để biết mức độ phổ biến của các ứng dụng cài đặt sẵn này so với các ứng dụng do nhà phát triển bên thứ ba tạo ra vì Apple và Google không tiết lộ số lượng người dùng các ứng dụng mặc định.
CEO Tim Cook tìm cách ngăn luật chống độc quyền
CEO Tim Cook đã đích thân liên lạc với Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi và nhiều thành viên khác trong Quốc hội để bày tỏ lo ngại về luật chống độc quyền.
Luật chống độc quyền sẽ đẩy các "ông lớn" công nghệ vào thế khó
Đầu tháng này, các nhà lập pháp Mỹ đề xuất 6 dự luật nhắm vào Amazon, Apple, Facebook và Google, với mục tiêu phá vỡ quyền lực tuyệt đối của họ trong các lĩnh vực như thương mại điện tử, quảng cáo, truyền thông và giải trí. Luật sẽ ảnh hưởng đáng kể đến App Store, có thể ngăn Apple cài sẵn ứng dụng của công ty lên iPhone. David Cicilline - đại diện đảng Dân chủ cho biết dự luật mới sẽ đảm bảo các công ty như Apple không lạm dụng vị thế thống trị thị trường để ưu tiên sản phẩm và dịch vụ của họ.
New York Times đưa tin, CEO Apple đã gọi điện thoại trực tiếp cho bà Nancy Pelosi để nêu ý kiến rằng luật chống độc quyền đang được ban hành quá "gấp rút" và "sẽ phá hỏng sự đổi mới", đặc biệt là làm ảnh hưởng đến khách hàng sử dụng iPhone.
Tuy nhiên, bà Pelosi từ chối yêu cầu hoãn quá trình xem xét dự luật của Tim Cook. Bà cũng thúc ép Tim Cook nên xác định chính sách nào của công ty đang đi ngược lại với dự luật mới.
Sau cuộc gọi điện với Nancy Pelosi, CEO Tim Cook tiếp tục liên hệ với nhiều chính trị gia khác để trình bày về tác hại của luật chống độc quyền. Chi tiết những cuộc trò chuyện này không được tiết lộ.
Song song đó, Apple cũng đang làm việc với các nhóm vận động hành lang để phản đối luật chống độc quyền, trong đó có Hiệp hội Ứng dụng đang được "nhà táo" và nhiều hãng công nghệ khác tài trợ. Họ gọi điện, gửi email và viết thư cho các nhà lập pháp, cảnh báo những hậu quả nghiêm trọng cho ngành công nghệ nói riêng và cả quốc gia nói chung nếu luật chống độc quyền trở thành hiện thực.
Không chỉ Apple, những "gã khổng lồ" còn lại cũng đang "ngồi trên đống lửa". New York Times cho biết những nhà vận động hành lang của Amazon, Facebook và Google cũng đã bắt đầu hành động. Đại diện của Facebook tuyên bố luật chống độc quyền "nên thúc đẩy cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng chứ không phải trừng phạt các công ty Mỹ thành công".
Đức điều tra Apple Apple là hãng công nghệ lớn thứ tư đối mặt với cuộc điều tra chống độc quyền tại Đức. Cơ quan chống độc quyền Đức cho biết đã mở cuộc điều tra Apple để xem "ông lớn" này có lợi dụng sức mạnh thị trường hay không. Nhà chức trách sẽ xác định liệu Apple có "tầm quan trọng tối cao trên các...