Nghiên cứu chỉ ra nguy cơ nhiễm SARS-CoV-2 ở trẻ em so với người lớn
Một nghiên cứu mới đã chỉ ra, trẻ em có nguy cơ nhiễm SARS-CoV-2 bằng một nửa so với người lớn.
Trẻ em có ít nguy cơ lây nhiễm SARS-CoV-2 hơn so với người lớn. Ảnh: Daily Mail
Khoảng 100 thanh thiếu niên và trẻ em Mỹ đã chết vì COVID-19 kể từ khi đại dịch bùng phát ở nước này, Daily Mail dẫn nguồn dữ liệu tổng hợp từ Học viện Nhi khoa Mỹ và Hiệp hội Bệnh viện Nhi đồng cho biết.
Các nhà nghiên cứu tại Viện Sức khỏe Trẻ em của Vương quốc Anh phát hiện ra rằng tỉ lệ chênh lệch của một đứa trẻ bị nhiễm bệnh sau khi tiếp xúc với một người nào đó là 0,56 so với người lớn.
Điều đó có nghĩa là nếu hai trẻ em và hai người lớn cùng tiếp xúc với một người bệnh, thì khả năng cao là cả hai người lớn sẽ mắc COVID-19, nhưng sẽ chỉ một trẻ em mắc bệnh.
Video đang HOT
Dữ liệu của Đại học Brown công bố hôm thứ 24.9 cũng cho thấy ít hơn 1% học sinh và giáo viên bị nhiễm virus kể từ khi các lớp học mở cửa trở lại ở Mỹ.
Các dữ liệu trên góp phần bổ sung thêm bằng chứng giúp mọi người an tâm hơn về việc cho trẻ em trở lại trường học sẽ không gây nguy hiểm đến tính mạng của chúng.
Các nhà nghiên cứu của Viện Sức khỏe Trẻ em xem xét 32 nghiên cứu. Các nghiên cứu này đã tiến hành sàng lọc dân số hoặc thực hiện truy vết các ca tiếp xúc với COVID-19. Đó là các nghiên cứu từ khắp nơi trên thế giới, bao gồm Trung Quốc, Mỹ, Brunei, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hà Lan, Israel, Ấn Độ, Australia, Singapore và Đài Loan (Trung Quốc). Gần như tất cả nghiên cứu đều chỉ ra, tỉ lệ “tấn công thứ cấp” – lây lan virus từ một người đã biết sang người tiếp xúc với họ – thấp hơn ở trẻ em.
Vì vậy, trẻ em trên toàn cầu ít có khả năng bị nhiễm virus hơn khi tiếp xúc với người mắc bệnh.
Tuy nhiên, một nghiên cứu của Hàn Quốc lại cho thấy ngoại lệ. Trẻ nhỏ ít khả năng lây nhiễm hơn so với người lớn, nhưng tỉ lệ tấn công ở thanh thiếu niên lại cao bằng hoặc cao hơn ở người lớn. Trong nghiên cứu đó, trẻ em từ 10 tuổi đến 14 tuổi có độ nhạy với virus ít hơn 48% so với những người từ 20 tuổi trở lên.
Lý giải nguyên nhân trẻ em ít có nguy cơ nhiễm virus hơn người lớn, nghiên cứu gần đây cho thấy điều này có thể do hệ thống miễn dịch bẩm sinh – hệ miễn dịch mà chúng ta có khi sinh ra không phù hợp với các mầm bệnh cụ thể và suy yếu theo tuổi tác – có thể đã bảo vệ trẻ em trước nguy cơ mắc bệnh nặng.
Tuy nhiên, các tác giả của nghiên cứu mới cảnh báo rằng vẫn còn nhiều điều chưa rõ về khả năng dễ bị tổn thương của trẻ em đối với SARS-CoV-2, và kêu gọi thận trọng theo dõi các ca tiếp xúc của trẻ em ở các trường học và nhà trẻ trên khắp thế giới.
Protein từ sữa mẹ có thể giúp ngăn ngừa Covid-19?
Theo các nhà khoa học Nga, một loại protein có trong sữa mẹ có thể bảo vệ hệ miễn dịch và chống lại virus cũng như vi khuẩn.
Trẻ em dường như ít có nguy cơ lây nhiễm virus SARS-CoV-2 hơn so với nhóm đối tượng khác. Các nhà khoa Nga cho rằng điều này có thể do protein trong sữa mẹ giúp bảo vệ hệ thống miễn dịch của trẻ. Hiện nay, các nhà nghiên cứu đang thử nghiệm một loại thuốc mới dựa trên protein trong sữa mẹ.
Protein trong sữa mẹ giúp bảo vệ hệ thống miễn dịch của trẻ em. Ảnh minh họa: Getty.
"Chúng tôi thấy rằng trong số hàng triệu người mắc Covid-19, số ca nhiễm là trẻ sơ sinh rất ít", Igor Goldman, nhà nghiên cứu cao cấp tại Viện sinh học Gene (IGB) thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga cho biết trong cuộc phỏng vấn với News.ru.
Theo ông Goldman, phát hiện này đã mang đến cho nhóm nghiên cứu ý tưởng thử nghiệm lactoferrin - một loại protein thường có trong sữa mẹ, giúp bảo vệ hệ miễn dịch chưa phát triển của trẻ sơ sinh và chống lại virus và vi khuẩn.
Các nhà khoa học cho rằng, lactoferrin hoạt động như một chất kích thích miễn dịch giúp tăng cường khả năng ngăn ngừa virus của con người, không chỉ ở trẻ sơ sinh mà cả ở người trưởng thành.
Cùng với các đồng nghiệp đến từ Belarus, năm 2007 nhóm nghiên cứu đã phát triển một loại protein biến đổi gen giống như trong cơ thể con người nhưng được chiết xuất từ sữa dê. Loại protein có tên gọi neolactoferrin với đặc tính chống vi khuẩn, virus và nấm. Đồng thời, neolactoferrin có khả năng ức chế hoạt động của các loại virus như virus rota, viêm gan C và HIV. Các chuyên gia tại IGB tin rằng, loại protein này thậm chí có thể chống lại siêu vi khuẩn và vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh.
Ý tưởng sử dụng neolactoferrin để ngăn nguy cơ nhiễm SARS-CoV-2 dựa trên một cơ sở khoa học bắt nguồn từ một nghiên cứu kéo hàng thập kỷ về neolactoferrin được thực hiện cùng Viện miễn dịch Nga, ông Goldman cho biết.
Giờ đây, các nhà khoa học tin rằng loại protein này có thể kích thích khả năng miễn dịch ở những người mắc Covid-19 và làm giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Về mặt lý thuyết, nó cũng có thể bảo vệ những người khỏe mạnh không bị nhiễm virus và có cơ chế hoạt động tương tự như vaccine.
Các nhà khoa học cho rằng việc vệ sinh miệng với chất lỏng có chứa neolactoferrin sẽ giúp ngăn ngừa lây nhiễm virus và một viên thuốc chứa neolactoferrin có thể ngăn chặn sự phát triển của các vi khuẩn.
Tuy nhiên, nhà miễn dịch học Vladimir Bolibok cảnh báo vẫn còn quá sớm để cho rằng loại thuốc mới có hiệu quả trong cuộc chiến chống lại virus SARS-CoV-2. Tới nay, khi nhận được sự hỗ trợ từ Cơ quan Y tế Sinh học Nga, các nhà nghiên cứu thuốc đã tiến hành thử nghiệm phương thuốc mới./.
Nghiên cứu mới chỉ ra nguồn lây nhiễm COVID-19 quan trọng nhưng ít người biết tới Dễ nhiễm COVID-19 nhưng lại không thể hiện triệu chứng rõ ràng hoặc chỉ có triệu chứng nhẹ, trẻ em có thể đóng vai trò quan trọng trong việc lây lan COVID-19. Tờ SCMP dẫn nguồn một nghiên cứu mới tại Trung Quốc chỉ ra, trẻ em có xu thế biểu hiện ít triệu chứng hơn khi nhiễm COVID-19 và những trường hợp...