Nghiên cứu cảnh báo sóng nhiệt có thể kéo dài ở vùng nước biển sâu
Các đợt nắng nóng trên biển có thể kéo dài và tăng về cường độ ở vùng nước sâu hơn, nguy cơ đe dọa đến các loài nhạy cảm trong khi biến đổi khí hậu khiến các hiện tượng cực đoan xảy ra thường xuyên hơn.
Kết luận này được đưa ra trong một nghiên cứu đăng trên tạp chí Nature Climate Change ngày 18/9.
Rạn san hô Great Barrier tại khu vực ngoài khơi Australia. Ảnh: AFP/TTXVN
Đại dương hấp thụ 90% lượng nhiệt dư thừa do khí thải carbon từ hoạt động của con người gây ra kể từ giai đoạn đầu của thời đại công nghiệp. Các đợt nắng nóng ở biển diễn ra mạnh và thường xuyên hơn. Những hiện tượng cực đoan này nguy cơ tác động đặc biệt nghiêm trọng đến các loài không thể di cư để thoát khỏi vùng nước nóng quá mức, như san hô ở Rạn san hô Great Barrier và rừng tảo bẹ ngoài khơi miền Nam Australia và Đông Bắc Thái Bình Dương.
Trong nghiên cứu mới, các tác giả xem xét tác động do nhiệt độ ở các vùng nước biển sâu tăng đột biến. Tác giả chính của nghiên cứu, bà Eliza Fragkopoulou thuộc Trung tâm Khoa học Đại dương tại Đại học Algarve của Bồ Đào Nha lưu ý đây là nỗ lực đầu tiên nghiên cứu các đợt nắng nóng ở dưới mặt nước biển bởi trước đây các nhà khoa học chủ yếu tìm hiểu về các đợt nắng nóng và tác động của hiện tượng này ở mặt nước biển.
Trong nghiên cứu mới, các tác giả sử dụng kết quả quan trắc tại chỗ và lập mô hình dựa trên các đợt nắng nóng ở biển trên toàn cầu từ năm 1993 – 2019, trong đó có dữ liệu ở độ sâu 2.000 mét dưới mặt nước biển. Kết quả phân tích cho thấy nhiệt độ cao nhất ở độ sâu 50 – 200 mét dưới mặt nước biển, đôi khi cao hơn 19% so với nhiệt độ mặt nước biển. Nghiên cứu cũng cho thấy thời gian xảy ra sóng nhiệt cũng gia tăng cùng với độ sâu. Tình trạng nóng lên kéo dài tới 2 năm sau khi nhiệt độ mặt nước biển trở lại bình thường.
Qua nghiên cứu, bà Fragkopoulou đánh giá nắng nóng có thể gây tác động mạnh nhất đối với sự đa dạng sinh học ở vùng nước từ bề mặt đến độ sâu 250 mét.
Video đang HOT
Vùng biển rộng lớn nhất được xếp là khu vực chịu ảnh hưởng lớn là ở Bắc Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương, với độ sâu từ 1.000 – 2.000 mét.
Trong khi tác động của các đợt nắng nóng ở biển đối với sự đa dạng sinh học ở vùng biển sâu chưa rõ ràng, bà Fragkopoulou cho rằng giới khoa học cần khẩn trương nghiên cứu thêm để hiểu về hiện tượng này cũng như để đối phó với những tác động tiềm tàng đối với ngành du lịch và ngư nghiệp.
Hơn 50 địa điểm 'đua nhau' để vào danh sách Di sản Thế giới của UNESCO
Hơn 50 địa điểm trên thế giới đang chạy đua với hy vọng được xướng tên trong danh sách di sản của UNESCO.
Trái lại, một số địa danh khác lại đang phải đối mặt với nguy cơ bị mất danh hiệu cao quý này.
Các đại biểu tham dự Phiên họp mở rộng lần thứ 45 của Ủy ban Di sản Thế giới UNESCO tại Cung điện al-Murabba ở Riyadh (Saudi Arabia) ngày 10/9. Ảnh: AFP
Cuối tuần qua, đại diện nhiều nước đã có mặt tại Cung điện al-Murabba ở Riyadh (Saudi Arabia) để tham dự Phiên họp mở rộng lần thứ 45 của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO).
UNESCO duy trì danh sách Di sản thế giới và cho rằng nó này phản ánh sự đa dạng về văn hóa và tự nhiên của hành tinh. Cơ quan này họp mỗi năm một lần để cập nhật danh sách, việc có tên trong danh sách này được nhiều quốc gia coi là rất quan trọng đối với du lịch và khả năng huy động nguồn vốn để bảo tồn các địa điểm.
Năm nay, có hơn 50 địa điểm trên toàn cầu, đang kỳ vọng lọt vào danh sách Di sản thế giới uy tín của UNESCO. Ngược lại, có một số quốc gia mong muốn tránh bị loại khỏi danh sách, trong đó có Australia. Quốc gia này gần đây đã có những nỗ lực lớn để Rạn san hô Great Barrier không bị loại khỏi danh sách này bởi những thiếu sót của chính phủ trong việc bảo vệ khu vực tự nhiên khỏi tác động của biến đổi khí hậu và du lịch.
Tính đến hiện nay, UNESCO đã công nhận 1.157 Di sản thế giới trên gần 167 quốc gia. Trong đó có 900 Di sản văn hóa, 218 Di sản tự nhiên và 39 Di sản hỗn hợp. Sự công nhận này nhằm tôn vinh đồng thời gìn giữ những thành tựu và kỳ quan của nhân loại.
Tại cuộc họp ở Saudi Arabia, một số địa điểm có uy tín, bao gồm thành phố Venice của Italy và Kiev của Ukraine, đang được chú ý vì có nguy cơ bị loại khỏi danh sách của UNESCO.
Thành phố Venice đang có nguy cơ bị loại khỏi danh sách Di sản thế giới của UNESCO
Ảnh: AFP
Ông Lazare Eloundou Assomo, Giám đốc di sản thế giới của UNESCO, nói với hãng thông tấn AFP (Pháp) rằng Venice đang gặp nguy hiểm do tác động biến đổi khí hậu khiến mực nước dâng cao và lượng khách du lịch quá đông.
Các địa danh Kiev và Lviv của Ukraine đang bị đe dọa bởi xung đột đang diễn ra với Nga. "Chúng tôi không biết điều gì sẽ xảy ra", ông Lazare Eloundou Assomo nói.
Trong 53 hồ sơ đăng ký của năm nay có nhiều hồ sơ tồn đọng từ năm ngoái khi cuộc họp dự kiến tổ chức ở Nga bị hủy vì chiến tranh. Trong những hồ sơ này, có nhiều địa điểm ít được biết đến, chẳng hạn như Koh Ker, một địa điểm xa xôi trong rừng rậm phía Bắc Campuchia nơi có một số địa điểm khảo cổ có từ thời Đế chế Khmer.
Thổ Nhĩ Kỳ đang hy vọng các nhà thờ Hồi giáo thời Trung cổ có cấu trúc bằng gỗ tại nước này có thể lọt vào danh sách năm nay. Trong khi đó, Pháp đặt kỳ vọng vào Maison Carree (Ngôi nhà hình vuông) ở thành phố Nimes phía Tây Nam, một ngôi đền La Mã cổ đại được bảo tồn tốt.
Tunisia lại mong muốn đảo Djerba sẽ được đưa vào danh sách, không phải vì du lịch đại chúng mà nó nổi tiếng bởi cảnh quan văn hóa.
Tajikistan, Turkmenistan và Uzbekistan đã nộp đơn đăng ký chung cho Hành lang Zarafshan-Karakum, trải dài 900 km dọc theo "Con đường tơ lụa" cổ đại.
Ông Eloundou Assomo cho biết, việc đưa vào danh sách di sản là một "sự công nhận" các quốc gia liên quan đều có những địa điểm quan trọng và đóng góp cho sự phát triển của nhân loại.
Điểm nổi bật trong các đơn đăng ký năm nay là phản ánh xu hướng hướng tới nhiều địa điểm tưởng niệm hơn. Chẳng hạn như đơn đăng ký của Rwanda cho bốn địa điểm tưởng niệm nạn diệt chủng đối với người Tutsi. Argentina đề xuất một địa điểm tưởng niệm các nạn nhân của chế độ độc tài quân sự trong những năm 1970 và 1980. Pháp và Bỉ đang đề xuất các địa điểm tưởng niệm Chiến tranh Thế giới thứ nhất.
Cuộc họp của Ủy ban di sản thế giới UNESCO dự kiến kết thúc vào ngày 25/9.
Israel đối phó với nhiệt độ tăng cao bất thường vào mùa Hè Tháng 7 và 8 năm nay được ghi nhận là những tháng mùa Hè nóng nhất trong lịch sử tại Israel, với mức nhiệt độ trung bình có nơi lên đến 47 độ C. Ngay từ đầu năm, các cơ quan hữu quan đã vào cuộc chuẩn bị những phương án và biện pháp đối phó với sóng nhiệt, bao gồm đẩy mạnh...