Nghiên cứu các tác dụng phụ của vaccine công nghệ mRNA
Ngày 11/8, Cơ quan Quản lý dược phẩm châu Âu (EMA) thông báo đã bắt đầu nghiên cứu 3 điều kiện mới để đánh giá liệu có thể có các tác dụng phụ liên quan đến vaccine ngừa COVID-19 theo công nghệ mRNA của hai hãng dược phẩm Mỹ là Pfizer và Moderna hay không.
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 của Hãng công nghệ sinh học Mỹ Moderna tại Los Angeles, bang California (Mỹ). Ảnh: AFP/TTXVN
Cụ thể, Ủy ban an toàn của EMA đang nghiên cứu một dạng phản ứng phát ban đỏ trên da, các triệu chứng viêm cầu thận và suy thận cũng như các rối loạn liên quan đến thận sau khi tiêm vaccine ngừa COVID-19.
Công nghệ mRNA được sử dụng sản xuất hai vaccine nói trên đã tạo ra bước ngoặt trong ứng phó với đại dịch COVID-19 và là bước đột phá đối với cộng đồng khoa học vì mức độ hiệu quả ngừa COVID-19 rất cao. Tuy nhiên, một số tác dụng phụ đang được nghiên cứu sau khi xuất hiện một vài trường hợp có các phản ứng trên sau tiêm.
Tháng trước, EMA đã phát hiện một mối liên hệ có thể có giữa bệnh viêm cơ tim hiếm gặp với vaccine công nghệ mRNA. Mặc dù vậy, EMA và Tổ chức Y tế thế giới vẫn nhấn mạnh rằng lợi ích mà các vaccine này đem lại vẫn hơn nhiều các nguy cơ mà chúng gây ra.
Công nghệ mRNA được sử dụng để “hướng dẫn” tế bào tạo bản sao khỏe mạnh của một protein. Như vậy, vaccine công nghệ mRNA có cơ chế hoạt động là khiến tế bào tạo ra thứ được coi như một mảnh của virus để kích thích cơ thể sản sinh kháng thể. Đến ngày 14/12/2020, Mỹ đã thông qua loại vaccine đầu tiên sử dụng công nghệ mRNA.
Pfizer cho biết đang lên kế hoạch dùng công nghệ mRNA để chống lại cúm mùa, vốn khiến hàng nghìn người trên thế giới tử vong mỗi năm. Các nhà nghiên cứu cũng đang thử nghiệm sản xuất vaccine mRNA để phòng chống Ebola, Zika, bệnh dại.
Moderna tuyên bố vaccine COVID-19 hiệu quả 93% sáu tháng sau tiêm
Moderna ngày 5/8 tuyên bố vaccine phòng COVID-19 do hãng này sản xuất vẫn duy trì hiệu quả 93% trong khoảng 6 tháng sau khi tiêm mũi thứ hai.
Một lọ vaccine Moderna phân phối tại Mỹ. Ảnh: AP
Dữ liệu của Moderna có nhiều tín hiệu khả quan hơn dữ liệu được Pfizer và BioNTech công bố vào tuần trước. Pfizer và BioNTech cho biết hiệu quả vaccine COVID-19 giảm khoảng 6% sau hai tháng, và giảm xuống còn khoảng 84% sáu tháng sau khi tiêm mũi thứ hai. Cả Moderna và Pfizer/BioNTech đều sản xuất vaccine COVID-19 dựa trên công nghệ mRNA.
Hãng thông tấn Reuters (Anh) đưa tin Moderna vẫn cho rằng mũi tiêm nhắc lại là cần thiết trước mùa đông vì lượng kháng thể dự kiến sẽ suy yếu. Moderna cùng Pfizer và BioNTech đều đã ủng hộ triển khai mũi tiêm thứ ba để duy trì mức độ bảo vệ cao chống lại virus SARS-CoV-2.
Khi thông báo về doanh thu quý II, Giám đốc điều hành của Moderna, ông Stephane Bancel nói rằng công ty sẽ không sản xuất nhiều hơn 800 triệu đến 1 tỷ liều vaccine mà họ đã đặt mục tiêu trong năm nay. Ông nói: "Chúng tôi đang gặp hạn chế về năng lực trong năm 2021 và sẽ không nhận thêm bất kỳ đơn đặt hàng nào để chuyển giao vaccine trong năm 2021".
Trong năm nay, Moderna đã ký các hợp đồng vaccine tổng trị giá 20 tỷ USD. Moderna đã có hợp đồng trị giá 12 tỷ USD vào năm 2022 và dự kiến sản xuất từ 2 tỷ đến 3 tỷ liều vào năm tới. Vaccine của Moderna đã được cho phép sử dụng khẩn cấp ở người trưởng thành tại Mỹ từ tháng 12/2020. Kể từ đó đến nay, có hơn 50 quốc gia cấp phép sử dụng khẩn cấp hoặc có điều kiện vaccine Moderna ở người trưởng thành.
Hãng thông tấn AP (Mỹ) đưa tin nhiều quan chức tại Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhận định rằng chưa có đủ bằng chứng cho thấy mũi tiêm vaccine COVID-19 thứ ba là cần thiết. Họ đồng thời kêu gọi chia sẻ vaccine COVID-19 đang khan hiếm với những nước nghèo vẫn chưa thể tiêm cho người dân thay vì việc dùng để tiêm bổ sung đối với những nước giàu có.
Vaccine ngừa COVID-19 đã khó mua giờ lại còn đội giá Giá vaccine ngừa COVID-19 hiện nay cao chưa từng thấy, gấp hàng chục lần chi phí sản xuất, gây khó khăn cho mục tiêu phủ sóng vaccine toàn cầu ngăn dịch. Tờ The Financial Times ngày 1-8 đưa tin hai hãng dược Mỹ là Pfizer và Moderna đã đồng loạt tăng giá vaccine ngừa COVID-19 bán cho các nước thuộc Liên minh...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nga tiết lộ về kế hoạch chuyến thăm của nhà lãnh đạo Triều Tiên

Ngoại trưởng Mỹ nêu lý do chưa áp thêm trừng phạt lên Nga

Tân Giáo hoàng muốn tổ chức hòa đàm Nga - Ukraine tại Vatican

Ông Putin đến Kursk, Ukraine tìm cách đột kích trở lại biên giới Nga

Căn cứ quân sự Nga ở Syria bị tấn công?

Tỷ phú Elon Musk chính thức rút khỏi chính trường, dồn toàn tâm cho Tesla?

Tên lửa Iskander Nga tập kích căn cứ, 70 lính đặc nhiệm Ukraine thiệt mạng

Điện đàm Trump-Putin: Ukraine như "ngồi trên đống lửa"

Tàu ngầm Astute của Anh: 'Bóng ma' tàng hình tối tân thế giới dưới lòng đại dương

Nga sẽ lập danh sách các điều kiện cho thỏa thuận ngừng bắn với Ukraine

Từ hòa đàm sang 'bình thường hóa': Ông Trump xoay trục chính sách với Nga như thế nào

Việt Nam ủng hộ nỗ lực nâng cao hiệu quả hoạt động của LHQ
Có thể bạn quan tâm

Dàn nhân vật hoạt hình Conan hóa người thật: Haibara xinh không tưởng, sao Ran lại kém sắc thế này
Hậu trường phim
23:48:46 21/05/2025
11 thanh, thiếu niên lĩnh án tù vì cầm hung khí rượt đuổi 2 người
Pháp luật
23:48:09 21/05/2025
10 phim ngôn tình Hàn Quốc hay nhất thập kỷ: Hạng 1 đau thấu tâm can, ai xem cũng xót xa
Phim châu á
23:45:40 21/05/2025
Taxi chạy ngược chiều gây tai nạn chết người ở cửa ngõ TPHCM
Tin nổi bật
23:41:38 21/05/2025
Ngã vào xô chứa nước thải điều hòa, bé 19 tháng tím tái, ngưng thở
Sức khỏe
23:32:29 21/05/2025
Ford Explorer tiếp tục bị triệu hồi tại Việt Nam, vẫn là lỗi camera 360 độ
Ôtô
23:26:13 21/05/2025
Thanh Lam xem show Lady Gaga với chồng, Thanh Hằng được nhạc trường hôn đắm đuối
Sao việt
23:24:13 21/05/2025
Nam NSƯT là công tử gia tộc giàu có, quyền lực: "Tôi chưa bao giờ đàn áp ai"
Tv show
23:11:17 21/05/2025
Phản ứng của Tom Cruise trước câu hỏi khiếm nhã khi ra mắt bom tấn 'Mission: Impossible'
Sao âu mỹ
23:07:22 21/05/2025
Khi những nghệ sĩ lâu năm thống trị Top Trending âm nhạc
Nhạc việt
23:00:34 21/05/2025