Nghiệm thu nhà nước lên tiếng vụ cao tốc 34.000 tỷ hư hỏng
Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng ( Bộ Xây dựng) vừa có văn bản gửi báo Tiền Phong giải thích về công tác thẩm định, đánh giá chất lượng và cho phép cao tốc Đà Nẵng – Quản Ngãi đưa vào khai thác.
Hội đồng nghiệm thu nhà nước sẽ còn tiếp tục kiểm tra lại tuyến cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi.
Văn bản của Cục Giám định gửi đi sau khi Tiền Phong có bài viết “Cao tốc 34.000 tỷ hư hỏng: Hội đồng Nghiệm thu Nhà nước vô can?”, đăng ngày 18/10. Bài báo đề cập tới vai trò, trách nhiệm của Hội đồng Nghiệm thu Nhà nước các công trình xây dựng, sau khi đã đánh giá về chất lượng tuyến cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi, cho phép được khai thác, nhưng nay hư hỏng lại đẩy trách nhiệm sang Bộ GTVT.
Về vụ việc trên , Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng – Cơ quan Thường trực Hội đồng nghiệm thu nhà nước các công trình xây dựng đã chính thức lên tiếng.
Theo Cục Giám định, đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi có 2 đoạn, đoạn Đà Nẵng – Tam Kỳ (sử dụng vốn JICA – đưa vào sử dụng tháng 8/2017, và xảy ra hư hỏng) và đoạn Tam Kỳ – Quảng Ngãi (sử dụng vốn WB đưa vào sử dụng ngày 2/9/2018).
Đoạn đường hư hỏng (Đà Nẵng – Tam Kỳ) đã được Hội đồng chấp thuận cho thông xe có điều kiện (chưa phải nghiệm thu hoàn thành) vào tháng 8/2017. Tính đến nay, đã đưa vào sử dụng 14 tháng.
Trong cả 2 thông báo chấp thuận thông xe sau khi kiểm tra nghiệm thu hồi tháng 8/2017 (đoạn Đà Nằng- Tam Kỳ) và tháng 8/2018 (đoạn Tam Kỳ- Quảng Nam), Hội đồng đều đánh giá về các điều kiện thông xe có đảm bảo hay không.
Trách nhiệm chủ đầu tư, giám sát, nhà thầu
Cơ quan Thường trực của Hội đồng lý giải, theo quy định, việc kiểm soát và đảm bảo chất lượng công trình là trách nhiệm của các chủ thể trực tiếp tham gia xây dựng, bao gồm: Nhà thầu, Tư vấn giám sát và Chủ đầu tư.
Video đang HOT
Trong đó, vai trò của chủ đầu tư phải tổ chức quản lý chất lượng, nhà thầu làm ra sản phẩm phải chịu trách nhiệm về sản phẩm của mình; giám sát phải tổ chức giám sát bảo đảm công tác thi công của nhà thầu tuân thủ thiết kế, kỹ thuật, các quy chuẩn, tiêu chuẩn liên quan”. Ba chủ thể nêu trên có trách nhiệm tổ chức nghiệm thu công trình trước khi đưa vào sử dụng theo quy định của pháp luật”, Cục Giám định lý giải.
Ngoài ra, với đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi, ngoài thực hiện theo nguyên tắc trên, việc kiểm tra công tác nghiệm thu đối với công trình này do Hội đồng nghiệm thu nhà nước các công trình xây dựng thực hiện.
Theo quy trình và phương pháp kiểm tra của Hội đồng, việc đánh giá công tác nghiệm thu của Hội động căn cứ vào các báo cáo của Chủ đầu tư; tư vấn giám sát và nhà thầu, báo cáo kết qủa kiểm định của tư vấn; ý kiến của chuyên gia Hội đồng tại các đơn vị kiểm tra định kỳ (từ 3-6 tháng/lần); ý kiến của cơ quan chuyên môn về xây dựng ở địa phương và ý kiến nhận xét bằng văn bản của các thành viên Hội đồng.
Ngày 1/8/2018, Hội đồng ra thông báo chấp thuận việc thông xe có điều kiện với đoạn cao tốc Đà Nẵng – Tam Kỳ. Tại thông báo này, Hội đồng đã chỉ ra các công việc tồn tại và yêu cầu Nhà thầu, chủ đầu tư phải khắc phục, nhưng chưa phát hiện bong tróc mặt đường. Việc chấp nhận nghiệm thu có điều kiện để đưa công trình vào khai thác theo đúng quy định.
“Thông thường, các công trình lớn vẫn có thể tiềm ẩn những khiếm khuyết về chất lượng, mà trong quá trình nghiệm thu, giám sát có thể chưa phát hiện ra, hoặc chưa bộc lộ. Sau một thời gian khai thác, đường chịu tải trọng và nhiều yếu tố khác tác động, các khiếm khuyết về chất lượng (nếu có) mới bộc lộ. Nếu phát hiện ngay công trình sẽ không được chập thuận nghiệm thu. Vì vậy, quy định về bảo hành để ràng buộc trách nhiệm nhà thầu phải khắc phục, sửa chữa khi có hư hỏng”, Cục Giám định nêu.
Với dự án cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi, thời gian bảo hành 24 tháng. Như vậy, đoạn tuyến này nhà thầu vẫn có trách nhiệm bảo hành tới tháng 8/2019. Do đó, nhà thầu có trách nhiệm khắc phục hư hỏng.
Sẽ kiểm tra lại
Sau khi hư hỏng xuất hiện trên tuyến cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi, Hội đồng đã có văn bản yêu cầu chủ đầu tư xác định rõ nguyên nhân, tổ chức khắc phục, sửa chữa hư hỏng. Với quy trình khắc phục: Cào bóc lớp hư hỏng và thảm lại lớp khác, khắc phục các công việc còn tồn tại đã được chỉ ra tại biên bản của Hội đồng nghiệp thu cơ sở và thông báo của Hội đồng.
Sau khi chủ đầu tư, nhà thầu hoàn thành các công việc nêu trên, có báo cáo, đề nghị chính thức về chấp thuận kết quả nghiệm thu hoàn thành công trình, Hội đồng sẽ tổ chức kiểm tra, đánh giá và có ý kiến chấp thuận nghiệm thu hoàn thành công trình khi đáp ứng được yêu cầu.
LÊ HỮU VIỆT
Theo TPO
Cao tốc 34.000 tỷ Đà Nẵng - Quảng Ngãi chi chít "ổ voi" sắp bị KTNN "sờ gáy"
Dự án cao tốc 34.000 tỷ chi chít "ổ voi" (cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi) và hai dự án thua lỗ nghìn tỷ ngành Công Thương là dự án Nhà máy Ethanol Bình Phước và dự án Nhà máy Đạm Ninh Bình nằm trong kế hoạch kiểm toán năm 2019 của Kiểm toán Nhà nước (KTNN).
Cao tốc 34.000 tỷ chi chít "ổ voi" (cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi) nằm trong danh sách dự kiến kế hoạch kiểm toán năm 2019 của KTNN (Ảnh minh họa)
Đây là một phần nhỏ trong nội dung báo cáo dự kiến kế hoạch kiểm toán năm 2019 vừa được Tổng Kiểm toán Hồ Đức Phớc gửi tới Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các Đại biểu Quốc hội khóa XIV.
Theo báo cáo, một trong những nguyên tắc xây dựng kế hoạch cho năm sau là giảm bình quân số lượng đầu mối, đơn vị, chủ đề được kiểm toán so với năm 2018 nhằm tập trung nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động kiểm toán.
Về lĩnh vực ngân sách nhà nước, KTNN sẽ tập trung kiểm toán việc cơ cấu lại NSNN theo chủ trương Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 18.11.2016 của Bộ Chính trị về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại NSNN, quản lý nợ công để bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững; tình hình triển khai thực hiện các giải pháp điều hành nhiệm vụ tài chính, ngân sách năm 2018; các kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội, tài chính, ngân sách giai đoạn 2016-2020.
Trong đó, tập trung kiểm toán các dự án trọng điểm ngành giao thông vận tải và các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (BOT, BT) như dự án Đường ôtô Tân Vũ - Lạch Huyện (phần nút giao Tân Vũ); Đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi; Xây dựng đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai (giai đoạn I); ĐTXD cầu Thủ Thiêm 2; Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 1A đoạn An Sương - An Lạc; Mở rộng Xa lộ Hà Nội giai đoạn 2; Xây dựng Đường Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành đai ngoài; ĐTXD công trình cai tao, nâng câp luông sông Sai Gon tư câu đương săt Binh Lơi tơi cang Bên Suc...
Đáng lưu ý, dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi trị giá 34.000 tỷ đồng do Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam - VEC làm chủ đầu tư cũng nằm trong kế hoạch kiểm toán của KTNN. Dự án này vừa đưa vào lưu thông đã xuất hiện chi chít ổ gà, ổ voi và theo giải thích của chủ đầu tư là do mưa lớn.
Ngày 16.10 tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chủ trì cuộc họp khẩn về xử lý khắc phục hư hỏng mặt đường tại Dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi. Tham dự cuộc họp có lãnh đạo các Bộ GTVT, XD, VPCP, đại diện các Bộ Tài chính, KHĐT, lãnh đạo Tổng Công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC).
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu Bộ GTVT phối hợp với Bộ Xây dựng, Chủ đầu tư (VEC) các đơn vị tư vấn làm rõ trách nhiệm của các tập thể, cá nhân (nhà thầu thi công, tư vấn giám sát...) liên quan đến các hư hỏng nêu trên, xử lý nghiêm theo quy định, báo cáo thủ tướng Chính phủ.
Đối với dự án phát triển đô thị, xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch, hạ tầng các khu kinh tế, khu công nghiệp; xây dựng và phát triển hệ thống cảng hàng không; các dự án thủy điện, nhiệt điện có quy mô lớn, các dự án xử lý nước thải, vệ sinh môi trường, chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, một số dự án dự kiến sẽ được kiểm toán là dự án ĐTXD Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng (Hợp phần A) Giai đoạn khởi động; ĐTXD công trình Cảng hành khách quốc tế Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang; ĐTXD Cảng hàng không Quảng Ninh ...
Về lĩnh vực doanh nghiệp và các tổ chức tài chính - ngân hàng, định hướng của Kiểm toán nhà nước là lựa chọn các tập đoàn, tổng công ty nhà nước có quy mô lớn để kiểm toán báo cáo tài chính, các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nuớc năm 2018.
Việc này kết hợp với việc đánh giá công tác cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn, tổng công ty nhà nước nhằm đánh giá thực trạng công tác quản lý tài chính và cổ phần hóa, thoái vốn đầu tư của Nhà nước tại các đơn vị được kiểm toán. Đánh giá các hoạt động quản lý, bảo đảm phát triển lành mạnh thị trường hàng hóa, dịch vụ trong nước như: giá năng lượng và các hàng hóa, dịch vụ quan trọng, thiết yếu khác; việc chấp hành các quy định của pháp luật về giá, thuế, phí, nhất là đối với các hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng thiết yếu...
Hai cái tên xuất hiện trong định hướng này là Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam và Tổng công ty Hàng không Việt Nam.
Vẫn trong lĩnh vực này, định hướng tiếp theo là thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính, các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước năm 2018 của Ngân hàng nhà nước và một số ngân hàng, tập đoàn, tổng công ty tài chính, bảo hiểm có quy mô lớn để đánh giá thực trạng tài chính của đơn vị và hiệu quả công tác quản lý, điều hành chính sách tiền tệ.
Thông qua hoạt động kiểm toán, Kiểm toán nhà nước cũng thực hiện đánh giá hoạt động tái cơ cấu thị trường tài chính, trọng tâm là ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng nhằm đánh giá việc cơ cấu lại đối với các tổ chức tín dụng; thực trạng sở hữu chéo, nợ xấu, đặc biệt là việc triển khai các biện pháp xử lý nợ xấu và kiểm soát, nâng cao chất lượng tín dụng theo Đề án "Xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng" được phê duyệt tại Quyết định số 843/QĐ-TTg ngày 31.5.2013 của Thủ tướng Chính phủ. Đề án "Cơ cấu lại hệ thống tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020" và việc thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng theo nghị quyết 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 của Quốc hội.
Từ định hướng trên, Kiểm toán nhà nước dự kiến lựa chọn 25 cuộc kiểm toán trong lĩnh vực doanh nghiệp và tổ chức tài chính - ngân hàng, gồm: Ngân hàng nhà nước, 21 tập đoàn, tổng công ty nhà nước; 3 ngân hàng và các tổ chức tài chính, tín dụng.
Dự án Nhà máy Đạm Ninh Bình nằm trong dự kiến lựa chọn kiểm toán dự án đầu tư trong năm 2019 (Ảnh minh họa)
Còn đối với lĩnh vực đầu tư xây dựng và chương trình, dự án, dự kiến lựa chọn 38 cuộc kiểm toán dự án đầu tư, trong đó có nhiều dự án lớn, được dư luận xã hội quan tâm như: Dự án Nhà máy Ethanol Bình Phước; Dự án Nhà máy Đạm Ninh Bình; Dự án đầu tư xây dựng Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng; Dự án đầu tư xây dựng công trình Cảng hành khách quốc tế Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang; Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không Quảng Ninh; Dự án Phát triển giao thông đô thị thành phố Hải Phòng; Nhà máy thủy điện Sông Bung 2; Đường dây 500KV Vĩnh Tân - rẽ Sông Mây - Tân Uyên; Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 1; Dự án Vệ sinh môi trường Thành phố Hồ Chí Minh - giai đoạn 2...
Theo Danviet
"Giải trình xây nhà hát 1.500 tỷ đồng chỉ càng làm dư luận bức xúc" "Dự án cao tốc 34.000 tỷ vừa thông xe đã hỏng, chỉ tuyên bố là đã có chỉ đạo chỉ rút kinh nghiệm thì nhẹ quá. Cứ rút kinh nghiệm liên tục như vậy, căn bệnh của đầu tư công không thể rút được", TS.Nguyễn Đình Cung bức xúc. Dự án cao tốc 34.000 tỷ chi chít "ổ gà" (cao tốc Đà Nẵng...