Nghiệm thu đề tài về mô hình phối hợp giáo dục đạo đức, lối sống cho HSSV
Chiều 13/4, Thứ trưởng Ngô Thị Minh chủ trì họp Hội đồng tư vấn đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ KHCN cấp quốc gia mã số KHGD/16-20.ĐT.024 thuộc Chương trình Khoa học giáo dục.
Thứ trưởng Ngô Thị Minh phát biểu tại cuộc họp.
Tìm giải pháp mới cho một đề tài truyền thống
Đề tài “Nghiên cứu đề xuất mô hình gia đình – nhà trường – xã hội trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên, đáp ứng yêu cầu đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế” do Trường ĐH Sư phạm Hà Nội chủ trì và PGS.TS Nguyễn Văn Biên làm chủ nhiệm.
Tại buổi họp, Thứ trưởng Ngô Thị Minh – Chủ tịch Hội đồng và các thành viên Hội đồng ghi nhận những đóng góp tích cực của nhóm nghiên cứu, đồng thời đánh giá đề tài mang tính cấp thiết, thời sự cao, các trích dẫn có độ tin cậy.
Thay mặt nhóm nghiên cứu, PGS.TS Nguyễn Văn Biên chia sẻ: Đề tài nhằm giải quyết 3 mục tiêu: Đánh giá được thực trạng mô hình gia đình, nhà trường và xã hội trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên trong nhà trường hiện nay; Đề xuất được mô hình gia đình – nhà trường – xã hội trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục; Đề xuất được hệ thống giải pháp thực hiện hiệu quả mô hình gia đình – nhà trường – xã hội trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
Kết quả nghiên cứu của đề tài: Công bố 7 bài báo trong nước (vượt 2 bài so với yêu cầu); Công bố 1 bài trên tạp chí quốc tế; Đào tạo được 3 Thạc sĩ (vượt 1 ThS so với yêu cầu); Hỗ trợ đào tạo 1 nghiên cứu sinh; Có 1 tài liệu tập huấn giáo viên về đạo đức, lối sống cho HSSV; Thực hiện 5 Chương trình bồi dưỡng giáo dục đạo đức, lối sống cho HSSV. Đề tài đã có 11 sản phẩm được chuyển giao cho các đơn vị giáo dục.
“Đặc điểm chung của các đề tài nghiên cứu trong Chương trình khoa học giáo dục là ngoài phục vụ mục đích khoa học còn phục vụ tư vấn chính sách vĩ mô. Bởi vậy, với đề tài này, nhóm nghiên cứu đã lưu ý những vấn đề nổi trội, cập nhật để tiếp cận và nghiên cứu, nêu giải pháp. Trong quá trình nghiên cứu, nhóm luôn bám sát thực tế giáo dục ở các địa phương”, PGS.TS Nguyễn Văn Biên chia sẻ.
Đề tài đã tự đánh giá nghiệm thu, và được Hội đồng cấp cơ sở đề nghị Bộ GD&ĐT xem xét, đánh giá nghiệm thu cấp nhà nước.
Video đang HOT
PGS.TS Trần Kiều nhất trí với báo cáo của chủ nhiệm đề tài. Đây là vấn đề được đặt ra từ lâu, nhưng được nhóm nghiên cứu thực hiện theo hướng tiếp cận mới, quan điểm mới, trên cơ sở phát huy được giá trị truyền thống; đồng thời cập nhật bối cảnh hiện nay để đưa ra giải pháp hợp lý.
Quang cảnh buổi nghiệm thu đề tài.
Trăn trở vì giải pháp trọn vẹn cho vấn đề lớn của GD
Theo TS Phùng Khắc Bình, chuyên gia độc lập: Đề tài đã phân tích khá sâu sắc và có hệ thống về các khái niệm về mô hình. Kết quả nghiên cứu có tính khả thi, phù hợp tình hình thực tiễn. Tuy nhiên, với tầm vóc của đề tài thì các kết quả cần tiếp tục được nghiên cứu mở rộng. Khảo sát và thử nghiệm mới chủ yếu ở Hà Nội và một số địa phương phía Bắc, chưa có tính vùng miền và mở rộng.
PGS.TS Trần Thành Nam, Chủ nhiệm Khoa Các Khoa học giáo dục (Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội) – Uỷ viên phản biện cho rằng, đây là công trình lớn, bao hàm ý nghĩa lớn, đã thành công về những yêu cầu cơ bản. Tuy nhiên vấn đề lõi còn một số điểm cần đào sâu hoặc mở rộng để thể hiện được “mô hình” phối hợp theo mục tiêu lớn của đề tài đặt ra. Còn thiếu vắng nhiều nội dung, khái niệm làm nên tinh thần của chung của đề tài. Vai trò của các bên tham gia vào mô hình giáo dục cần được thể hiện rõ hơn…
Ghi nhận các ý kiến của các nhà khoa học, Thứ trưởng Ngô Thị Minh cho rằng: Đề tài nghiên cứu rộng và ý nghĩa. Mô hình phối hợp vô cùng cần thiết, để xây dựng được mô hình giáo dục đạo đức, lối sống cho HSSV đáp ứng yêu cầu đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế, là điều Bộ GD&ĐT cũng như những người quan tâm đến sự nghiệp giáo dục vô cùng quan tâm. Mô hình trường Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội) là một ví dụ điển hình, đáng ghi nhận.
Các thành viên Hội đồng và các nhà khoa học chụp ảnh lưu niệm.
Với tư cách Uỷ viên Hội đồng, TS Nguyễn Tùng Lâm – Chủ tịch Hội đồng giáo dục, đồng sáng lập Trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Chủ tịch Hội Tâm lý Giáo dục Hà Nội cho rằng: Đề tài đã bỏ nhiều công sức nhưng nên chọn một điểm nhấn để tạo “đột phá, đúng tầm nhìn”. Nhiệm vụ của đề tài là phải giải quyết vấn đề tương lai chứ không phải giải quyết những việc đã qua.
Trên cơ sở thực tiễn và tham gia nghiên cứu, TS Nguyễn Tùng Lâm hoan nghênh mô hình “động” của nhóm nghiên cứu, đồng thời đặt câu hỏi về mối quan hệ chặt chẽ giữa các thành tố nên thể hiện như thế nào? Chức năng, nhiệm vụ cụ thể của từng thành tố ra sao? Cơ chế phân vai và trách nhiệm giữa các thành tố cần làm cho rõ để phối hợp tốt.
“Quan niệm mới, yêu cầu mới đối với kế hoạch giáo dục đạo đức, lối sống cho HSSV trong giai đoạn mới. Một đề tài hoàn thiện cần đánh giá chuyển biến của học trò theo từng năm học, cấp học. Cần gắn tiêu chí về mục đích sống, lý tưởng sồng với chất lượng giáo dục. GD cần tham gia đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ngay từ bậc phổ thông. Hãy chú trọng lôi cuốn, thay đổi chất lượng GD gia đình, xoá bỏ tình trạng gia đình “phó mặc” việc GD học sinh cho nhà trường. Mô hình phối hợp, với vai trò của các thành tố cần thay đổi theo độ tuổi, cấp học”, TS Nguyễn Tùng Lâm đưa ra khuyến nghị.
Sau khi nghiên cứu, lắng nghe các ý kiến thảo luận với tinh thần cởi mở, thẳng thắn, nghiêm túc và xây dựng, Thứ trưởng Ngô Thị Minh ghi nhận những đóng góp cơ bản của đề tài và nhóm nghiên cứu. Đồng thời, yêu cầu nhóm hoàn thiện theo hướng đóng góp của của các thành viên Hội đồng và các nhà khoa học. Các thành viên Hội đồng đã đánh giá 8/8 phiếu ở mức “Đạt yêu cầu” cho đề tài. Thứ trưởng và các đại biểu mong rằng, sau khi hoàn thiện trên cơ sở những ý kiến xác đáng của Hội đồng, đề tài sẽ phát huy hiệu quả trong thực tiễn.
Chung tay thực hiện 'Điều ước cho em'
"Điều ước cho em" là chương trình nhân đạo nhằm kêu gọi toàn xã hội chung tay hỗ trợ học sinh, giáo viên tại các vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số...
Ngày 11/4, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Đề án Hệ tri thức Việt số hóa tổ chức lễ phát động Chương trình "Điều ước cho em", nhằm giới thiệu, lan tỏa và kêu gọi nguồn lực hỗ trợ phát triển giáo dục tại các địa bàn đặc biệt khó khăn.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại lễ phát động. Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN
Đến dự và phát biểu tại lễ phát động, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam bày tỏ trăn trở khi xem những thước phim phóng sự; ghi nhận nhiều điểm trường còn khó khăn thiếu thốn đủ bề, nhiều nơi học sinh còn chưa được ăn trưa đầy đủ, điều kiện cơ sở vật chất còn khó khăn, thiếu hoặc không có nhà vệ sinh.
Phó Thủ tướng mong muốn cộng đồng sẽ cùng chung tay chăm lo cho thế hệ trẻ. Chương trình "Điều ước cho em" sẽ trở thành điểm kết nối để các cấp ủy Đảng, chính quyền vào cuộc; các nhà trường hãy cập nhật những yêu cầu lên để các tổ chức, cá nhân cùng chung tay, hỗ trợ, biến những điều đó trở thành hiện thực.
Bên cạnh đó, chương trình sẽ tiếp tục được lan tỏa sâu rộng, để thay bằng những bữa ăn bán trú, hay nhà vệ sinh cho học sinh... sẽ là những bữa ăn đủ dinh dưỡng, những điểm trường đầy đủ khu vui chơi, giải trí, để các em rèn luyện sức khỏe, "học mà chơi, chơi mà học"..., để những điều tốt đẹp sẽ đến với thế hệ học trò, tương lai của đất nước.
Các cấp ủy Đảng, chính quyền cần tham gia ngay chương trình "Điều ước cho em", xác định đây là trách nhiệm, nhiệm vụ cần được ưu tiên hàng đầu; quan tâm, dành nguồn lực đầu tư cho thầy, trò vùng khó - Phó Thủ tướng lưu ý.
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ngô Thị Minh phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: Thanh Tùng /TTXVN
Tại lễ phát động, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ngô Thị Minh cũng đề nghị ngành giáo dục và đào tạo các cấp tham mưu lãnh đạo chính quyền các cấp chỉ đạo các nhà trường thống kê, đăng ký nhu cầu cụ thể của học sinh, giáo viên lên trên Cổng Nhân đạo quốc gia (Inhandao); chủ động phối hợp các đơn vị liên quan tại các xã (như tổ chức Đoàn/Đội, Chữ thập đỏ, cán bộ bưu điện xã) triển khai hoạt động Tổ tình nguyện hoạt động hiệu quả.
Trong bối cảnh ngân sách nhà nước còn hạn hẹp, để thúc đẩy sự nghiệp phát triển giáo dục, đáp ứng tốt hơn yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục - đào tạo và hội nhập quốc tế, ngành giáo dục rất cần sự chung tay của cả cộng đồng xã hội để hỗ trợ, chia sẻ giúp đỡ các trường học vượt qua khó khăn, đảm bảo điều kiện tốt hơn.
"Điều ước cho em" là chương trình nhân đạo nhằm kêu gọi toàn xã hội chung tay hỗ trợ học sinh, giáo viên tại các vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số theo sáu nội dung trọng tâm: Hỗ trợ tư vấn xây dựng các trường điểm, nhà công vụ, phòng học cho các trường học địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; hỗ trợ xây mới hoặc cải tạo nhà vệ sinh; hỗ trợ lắp đặt hệ thống điện, nước sạch; hỗ trợ bữa ăn trưa cho học sinh bán trú để cải thiện dinh dưỡng học đường; hỗ trợ trang thiết bị, đồ dùng học tập, sinh hoạt cho học sinh (sách vở, dụng cụ học tập, quần áo...); hỗ trợ nâng cao chất lượng thiết bị cho học sinh (sân chơi, ứng dụng tập thể dục thể thao...).
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam cùng các đại biểu thực hiện nghi thức phát động chương trình "Điều ước cho em". Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN
Với nền tảng công nghệ trên Cổng nhân đạo quốc gia (http://inhandao.vn/Điều ước cho em), chương trình "Điều ước cho em" cho phép kết nối dòng chảy thiện nguyện, ủng hộ từ nhà hảo tâm đến những điểm trường khó khăn trên cả nước, theo tiêu chí "đúng đối tượng - đúng nhu cầu - đúng thời điểm". Hiện đã có gần 2.000 trường học của 39 tỉnh đăng ký nhu cầu hỗ trợ trên Cổng nhân đạo quốc gia (http://inhandao.vn/Điều ước cho em); gần 5.000 trường học có dữ liệu đăng ký cụ thể nhu cầu hỗ trợ các điều ước.
Các đơn vị tổ chức ký kết phối hợp triển khai chương trình. Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN
Dịp này, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Đề án Hệ tri thức Việt số hóa đã ký kết thỏa thuận hợp tác triển khai chương trình. Nhiều doanh nghiệp trong nước và quốc tế đã trao biển cam kết hỗ trợ, đồng hành cùng chương trình trao tặng 16 công trình "Trường đẹp cho em", "Nhà bán trú cho em", 1.000 "Nhà vệ sinh cho em", bữa ăn trưa cho trên 30.000 học sinh và hàng nghìn suất học bổng, quà tặng cho học sinh với tổng trị giá gần 127 tỷ đồng.
Căn nhà mơ ước của hai anh em mồ côi sắp hoàn thiện "Căn nhà của 2 anh em sắp hoàn thiện, chỉ còn phần sơn, phần cửa và chọn ngày đẹp để tân gia mời bà con lối xóm đến chia vui. Vậy là điều ước cho chúng cháu đã thành hiện thực" - em Võ Tá Việt Chính cho hay. Căn nhà cho 2 cháu Chính và Sang sắp hoàn thiện. Điều ước cho...