Nghiêm ngặt ở tại nhà, chờ bão số 3 Yagi đi qua
Chỉ với một trận giông lốc tại Hà Nội trước bão số 3 Yagi, cây xanh đã đổ hàng loạt trên các phố làm 2 người tử vong.
Vậy nên, trong ngày 7/9, khuyến cáo người dân ở các tỉnh thuộc phạm vi ảnh hưởng của bão cần nghiêm ngặt ở nhà, chờ bão đi qua.
Gần 15h ngày 6/9, do ảnh hưởng hoàn lưu xa của bão số 3, trên địa bàn TP Hà Nội xuất hiện giông lốc ở nhiều quận, huyện với thời gian kéo dài 30 phút.
Giông lốc kèm theo mưa lớn, gió giật đã gây hậu quả nghiêm trọng làm hàng loạt cây xanh trên các tuyến phố như Hàng Cá (quận Hoàn Kiếm), đường Nguyễn Hữu Thọ (quận Hoàng Mai), đường Nguyễn Xuân Linh ( quận Cầu Giấy), đường 70 (huyện Thanh Trì)… bị bật gốc.
Đáng nói, đã ghi nhận 2 trường hợp người dân tử vong do bị cây đổ đè trúng trong trận giông lốc này.
Cây xanh đổ đè trúng ô tô ở Hà Nội vào chiều 6/9.
Theo ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, các siêu bão trước đây chủ yếu hình thành ở vùng biển Tây Bắc Thái Bình Dương, sau đó đi vào Biển Đông và thường giảm cường độ, hiếm khi có bão hình thành siêu bão ngay trên Biển Đông.
Thống kê cũng cho thấy chưa có cơn bão nào đi vào Biển Đông mà mạnh lên thành cấp siêu bão. Chỉ có 2 cơn đi từ Tây Bắc Thái Bình Dương vào khu vực này đạt cấp siêu bão nhưng không ảnh hưởng đến đất liền nước ta.
Cụ thể, bão Rai tháng 12/2021, đạt cấp 16 ở Biển Đông, hướng vào miền Trung nhưng sau đó đi vòng lên, tan dần ở Bắc Biển Đông. Thứ hai là bão Sao La tháng 8/2023, đạt cấp siêu bão trên Biển Đông và đi vào nam Trung Quốc.
Video đang HOT
Tuy nhiên, với bão số 3 Yagi lại có quá trình mạnh lên rất nhanh, từ thời điểm vào Biển Đông (ngày 2/9) cấp 8, đến hơn 2 ngày sau bão đã mạnh thêm tới 8 cấp, đạt cấp siêu bão vào ngày 5/9. Theo ông Khiêm, đây là điều tương đối hiếm gặp đối với bão trên Biển Đông.
Đặc biệt, thời gian duy trì cường độ cấp 16 hơn 1 ngày cũng là khá dài đối với một cơn bão trên Biển Đông.
Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia Mai Văn Khiêm đặc biệt lưu ý trước khi bão đến sẽ vẫn có mối nguy hiểm do mưa giông trước bão, trong cơn giông có thể gây gió giật mạnh.
Với những trận mưa giông, gió giật mạnh ở Hà Nội, nguy cơ cây đổ, tôn, biển quảng cáo bay là rất nguy hiểm tới tính mạng của người đi đường.
Với người dân ở các tỉnh ven biển Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, những nơi chịu ảnh hưởng trực tiếp của hoàn lưu bão số 3 cần tuyệt đối không cố ra ngoài lúc mưa to gió lớn.
Ông Phạm Đức Luận, Cục trưởng Cục Quản lý đê điều và phòng, chống thiên tai (Bộ NN&PTNT) nêu thực trạng một số người dân vẫn chủ quan, cố tình ở lại bảo vệ tài sản. Vì vậy, phải kiên quyết không để người dân ở lại trên tàu cá, các lồng, bè, chòi canh khi bão đổ bộ (trường hợp cần thiết phải chủ động cưỡng chế di dời để bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân).
Theo đại diện Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng chống thiên tai, trong ngày 6/9, các tỉnh, thành phố từ Quảng Ninh đến Ninh Bình đã sơ tán hơn 37.180 người trên lồng bè, chòi canh nuôi thủy sản, trong các nhà yếu đến nơi an toàn.
Trước khi bão đổ bộ hôm nay, ông Phạm Đức Luận đặc biệt lưu ý, ngay từ sáng, người dân nên ở nhà vì bán kính hoàn lưu của bão rất rộng.
Nhiều cây xanh bị bật gốc, nhà tốc mái trong giông lốc ở TP.HCM
Mưa lớn kèm giông lốc khiến hàng loạt cây xanh ở TP.HCM bị gãy cành, bật gốc, nhiều căn nhà bị tốc mái.
Chiều tối 19/9, mưa lớn kèm giông lốc đã khiến hàng loạt cây xanh trên nhiều tuyến đường ở TP.HCM bị bật gốc, gãy cành khiến người đi đường một phen kinh hoàng.
Cây xanh bật gốc trong mưa giông ở TP.HCM.
Cụ thể, khoảng 18h, trong cơn mưa, cây xanh trên đường Phạm Đôn (quận 5) bất ngờ bật gốc ngã chắn ngang đường. May mắn, thời điểm xảy ra vụ việc, nhiều người đi đường vừa chạy qua nên thoát nạn.
Tại đường Tạ Uyên (quận 5), một cây xanh cao khoảng 20m bị bật gốc ngã chắn ngang đường. Sự cố khiến thân cây nằm án ngữ trên đường, giao thông qua khu vực bị rối loạn.
Cây xanh cao khoảng 20m trên đường Tạ Uyên đổ ập xuống đường.
"Thấy mưa to, gió lớn quá tôi và nhiều người vội tấp xe vào nhà dân bên đường trú ẩn. Khoảng 1 phút sau thì cây xanh cách đó khoảng 200m trên đường Tạ Uyên đổ ập xuống đường khiến ai cũng hoảng sợ. Nếu tôi cố chạy có lẽ đã bị cây đè lên người", anh Linh Nguyễn kể.
Nhân viên cây xanh khắc phục, xử lý hiện trường.
Cũng trong cơn mưa giông chiều tối nay, hàng loạt cây xanh trên các tuyến đường Hải Thượng Lãn Ông , Lương Nhữ Học, Nguyễn Trãi... (quận 5) bị bật gốc, gãy cành nằm trên đường. Mưa kèm giông cũng khiến hàng loạt nhà dân trên địa bàn quận 5 bị tốc mái, nhiều tấm tôn treo lơ lửng trên dây cáp, rơi xuống đường.
Tại khu vực quận 7, cây xanh bị bật gốc, gãy cành đè trúng ô tô, xe máy khiến các phương tiện hư hỏng.
Nhiều nhà dân trên địa bàn quận 5 bị tốc mái
Theo Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, trong 3 giờ vừa qua, qua theo dõi mây vệ tinh, ảnh ra đa thời tiết, định vị sét cho thấy mây dông đã và đang phát triển gây mưa rào, có nơi kèm giông sét tại một số quận, huyện của TP.HCM. Trong những giờ tới, mây giông tiếp tục phát triển gây mưa rào, có nơi mưa vừa, mưa to kèm giông, sét.
Nhiều tấm tôn treo lơ lửng trên dây cáp, rơi xuống đường.
Hà Nội: Cây đổ la liệt, nhiều xe ô tô bị đè bẹp sau cơn dông mạnh Khoảng 3h30 chiều nay (6-9), Hà Nội hứng chịu cơn mưa dông rất mạnh. Cơn giông lốc kèm sét và mưa lớn bất ngờ ập đến Gió giật mạnh khiến nhiều cây xanh trên địa bàn thành phố bật gốc. Nhiều xe ô tô đang lưu thông và dừng đỗ bị cây đổ trúng Đáng chú ý, trên địa bàn quận Hoàng Mai,...