Bão số 3 Yagi lên cấp siêu bão, khi nào đổ bộ?
Sáng nay, bão số 3 Yagi mạnh cấp 16 (cấp siêu bão), giật trên cấp 17, di chuyển theo hướng tây. Khoảng 10h sáng mai (6/9), bão số 3 cách Quảng Ninh tầm 550km.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sáng nay (5/9), bão số 3 ( bão Yagi) tiếp tục mạnh lên cấp 16 (cấp siêu bão).
Hình ảnh vệ tinh về siêu bão Yagi. Ảnh: Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia
Hồi 10h, vị trí tâm bão số 3 ở vào khoảng 19,1 độ Vĩ Bắc; 115,5 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía bắc khu vực Bắc Biển Đông, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 490km về phía đông.
Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 16 (184-201km/h), giật trên cấp 17, di chuyển theo hướng tây, tốc độ khoảng 10km/h.
Dự báo diễn biến bão trong 24 đến 72 giờ tới như sau:
Khoảng 10h sáng 6/9, bão số 3 cách Quảng Ninh tầm 550km.
Do tác động của bão số 3, trên biển: Khu vực Bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 11-14, vùng gần tâm bão đi qua cấp 15-16, giật trên cấp 17; biển động dữ dội.
Từ khoảng trưa ngày 6/9, vùng biển phía đông của Vịnh Bắc Bộ (bao gồm huyện đảo Bạch Long Vỹ) có gió mạnh dần lên cấp 6-7.
Video đang HOT
Từ đêm 6/9, khu vực Vịnh Bắc Bộ (bao gồm huyện đảo Bạch Long Vỹ, Cô Tô) gió mạnh dần lên cấp 8-9, sau tăng lên cấp 10-12, vùng gần tâm bão đi qua cấp 13-14, giật cấp 17; biển động dữ dội.
Trên đất liền: Từ gần sáng ngày 7/9, vùng ven biển từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa có gió mạnh dần lên cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8-9, vùng gần tâm bão cấp 10-12, giật cấp 14; khu vực sâu trong đất liền phía Đông Bắc Bộ có gió mạnh cấp 6-8, giật cấp 9-11.
Sóng biển: Khu vực Bắc Biển Đông có sóng biển cao 7-9m, vùng gần tâm bão 10-12m. Biển động dữ dội.
Từ chiều ngày 6/9, khu vực Vịnh Bắc Bộ (bao gồm huyện đảo Bạch Long Vỹ, Cô Tô) sóng cao 2-4m, sau tăng lên 3-5m, vùng gần tâm bão đi qua 6-8m.
Từ gần sáng ngày 7/9, vùng biển ven bờ từ Quảng Ninh đến Thanh Hoá sóng cao 2-3m, sau tăng lên 2-4m, vùng gần tâm bão 3-5m.
Ven biển từ Thanh Hóa đến Quảng Ninh cần đề phòng nước dâng do bão cao từ 0,5-1,8m (vào chiều và đêm ngày 7/9) và nước rút do bão cao từ 0,5-1m (vào sáng ngày 7/9).
Các khu vực neo đậu tầu thuyền, khu nuôi trồng thuỷ sản, các tuyến đê, kè biển trong vùng nguy hiểm nói trên đều có khả năng chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn và nước dâng/rút do bão.
Mưa lớn: Từ đêm 6/9 đến sáng 9/9, ở khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có khả năng xuất hiện một đợt mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to và giông với tổng lượng mưa phổ biến từ 100-350mm, có nơi trên 500mm.
Mưa lớn có khả năng gây ra tình trạng ngập úng tại các vùng trũng, thấp; lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc.
Giông, lốc xoáy: Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão rộng, cần đề phòng nguy cơ xảy ra giông, lốc và gió giật mạnh cả trước và trong khi bão đổ bộ.
Bão là một xoáy thuận nhiệt đới có sức gió mạnh nhất từ cấp 8 trở lên và có thể có gió giật. Bão có sức gió mạnh nhất từ cấp 10 – 11 gọi là bão mạnh, từ cấp 12 – 15 gọi là bão rất mạnh, từ cấp 16 trở lên gọi là siêu bão.
Siêu bão có sức phá hoại cực kỳ lớn, sóng biển cực kỳ mạnh, có thể đ.ánh đắm tàu biển có trọng tải lớn.
Cách chống bay mái tôn, gia cố nhà cửa để ứng phó với bão Yagi
Theo dự báo, bão Yagi có cường độ mạnh nên người dân cần có biện pháp bảo vệ nhà cửa để đảm bảo an toàn về người và tài sản.
Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, đến 7h sáng ngày 5/9, vị trí tâm bão số 3 Yagi trên vùng biển phía bắc khu vực Bắc Biển Đông, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 520km về phía đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 15 (167-183km/h), giật trên cấp 17. Những giờ qua, bão vẫn di chuyển chậm theo hướng tây với tốc độ khoảng 10km/h.
Đường đi của bão số 3 Yagi. Nguồn: NCHMF
2 ngày qua, bão Yagi đã tăng 7 cấp từ khi vào Biển Đông. Các chuyên gia nhận định, cường độ có thể tăng lên thành siêu bão cấp 16, giật trên cấp 17 trong hôm nay trên vùng biển phía bắc khu vực Bắc Biển Đông, nhanh hơn so với những nhận định trước đó. Đây có thể được coi là thời gian bão đạt cường độ cực đại.
Chất bao tải nước, cát để chống bay mái tôn
Theo đại diện của Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), người dân cần thường xuyên theo dõi thông tin cảnh báo bão. Trước khi bão đổ bộ vào đất liền, cần gia cố, chằng chống nhà cửa, cắt tỉa cành cây.
"Người dân có thể dùng các túi nước khoảng 20 - 30 lít, cho vào các bao tải và bơm nước nhưng không bơm quá đầy để tạo thế nằm vững chãi, buộc chặt, cố định bằng dây, đè trên mái tôn. Ngoài ra, người dân cũng có thể dùng bao tải đất, cát để thay thế nước", đại diện Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai khuyến cáo.
Người dân cần chằng chống nhà cửa trước khi bão đổ bộ. Ảnh: Ngọc Vũ/ Dân Việt
Vị đại diện Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai cũng cho biết, biện pháp này áp dụng với các mái tôn không dốc và phải có khung vững chãi.
Ngoài ra, người dân cần chèn chống các cửa của nhà; loại bỏ những cây, cành bị c.hết, bị bệnh. Đồng thời, xác định các vật dụng trong sân nên mang vào trong nhà, vệ sinh máng nước mưa, gầm cầu thang ngoài, giếng cửa sổ, đường thoát nước, đường ống thoát nước...
Xác định vị trí an toàn để trú ẩn
Cũng theo đại diện Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai, trước khi bão đổ bộ vào đất liền, người dân cần xác định vị trí an toàn để trú ẩn, chủ động sơ tán khỏi các nhà không đảm bảo an toàn, vùng ven biển, cửa sông đề phòng nước dâng.
Đồng thời, dự trữ nước uống, lương thực thực phẩm, thuốc men, các vật dụng cần thiết đủ để dùng ít nhất 7 ngày. Nếu không có lệnh sơ tán của chính quyền, hãy tìm nơi trú ẩn trong nhà cho gia đình mình (nơi an toàn nhất khi có bão là phòng bên trong không có cửa sổ).
Các thành viên trong gia đình có thể bị chia cắt trong một cơn bão, hãy chuẩn bị bằng cách lập một kế hoạch liên lạc, tiếp cận với nhau. Thiết lập một liên hệ bên ngoài khu vực (chẳng hạn như người thân hoặc bạn bè trong gia đình), người có thể điều phối vị trí và thông tin của các thành viên gia đình nếu bạn tách ra.
Chuẩn bị một bộ đồ dùng cho gia đình (đèn pin, đài radio, quần áo ấm, chăn, bộ sơ cứu, thuốc men, nước đóng chai và thực phẩm không dễ hư hỏng). Các gia đình có t.rẻ e.m nên để mỗi trẻ tự tạo gói đồ dùng cá nhân của mình.
Chủ động ứng phó với bão số 3 trên đường bộ và Biển Đông Trước diễn biến mạnh lên của bão số 3 (bão Yagi), Cục Đường bộ Việt Nam và Cục Hàng hải Việt Nam đã có công điện gửi các đơn vị nhằm chủ động ứng phó cơn bão này. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, đến 7h sáng nay (5/9), vị trí tâm bão số 3 Yagi trên vùng...