Nghiêm khắc kỷ luật các vụ ẩu đả liên quan đến học sinh
Sở GD-ĐT TP HCM vừa ban hành văn bản yêu cầu các trường nghiêm túc kỷ luật, chấn chỉnh các vụ ẩu đả liên quan đến học sinh thời gian vừa qua.
Theo đó, các trường phải khẩn trương thực hiện những quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích cho học sinh. Tạo môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường và đảm bảo an ninh trật tự an tại trường học.
Mỗi trường cần ban hành quy tắc ứng xử, thực hiện các giải pháp phòng chống bạo lực học đường, Có hình thức kỷ luật nghiêm khắc đúng quy định đối với học sinh, sinh viên vi phạm.
Theo bà Nguyễn Thị Diễm Thu, Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, cần thường xuyên tuyên truyền về phòng, chống bạo lực học đường cho học sinh, sinh viên giúp các em nâng cao nhận thức về hành động cũng như hậu quả của những hành động bạo lực đó. Tại các đơn vị, nên tạo nhiều kênh thông tin nhằm theo dõi, nắm bắt kịp thời tình hình.
Hai nữ sinh túm tóc, ẩu đả ngay cổng trường trước sự cổ vũ, treo hò của bạn bè.
Video đang HOT
Ngoài ra, Sở GD-ĐT TP HCM đề nghị các trường tích hợp, lồng ghép nội dung phòng, chống bạo lực học đường vào nội dung một số môn học và chương trình ngoài giờ chính khóa trên lớp. Bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên, nhân viên, người lao động trong công tác phòng, chống bạo lực học đường. Thực hiện tốt quy tắc ứng xử trong tập thể giáo viên và học sinh, sinh viên. Các trường chỉ đạo, phân công cán bộ, giáo viên phụ trách và tổ chức thực hiện xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường trong cơ sở giáo dục.
Trước đó, Ngày 21-10 học sinh Trường THPT Marie Curie cùng học sinh Trường THPT Nguyễn Thị Diệu (quận 3) và học sinh Trường THPT Lê Trọng Tấn (quận Tân Phú) hẹn đánh nhau, có học sinh bị chém vào mặt, học sinh bị chém đứt gân tay.
Ngày 22-10, hai học sinh lớp 11 Trường THCS – THPT Phạm Ngũ Lão (quận Gò Vấp) dùng mũ bảo hiểm đánh vào đầu, kéo lê một bạn nữ cùng trường khiến em này bị thương. Nạn nhân bị xuất huyết kết mạc mắt trái, chấn thương dập nhãn cầu N2, khuỷu tay phải và đầu gối bị trầy xước. Cùng ngày, hai nữ sinh Trường THCS Hoàng Văn Thụ (quận 10) túm tóc, ẩu đả ngay trước cổng trường vào giờ tan lớp.
Được biết, Sở GD-ĐT TP HCM đã báo cáo các vụ ẩu đả liên quan đến học sinh với UBND TP HCM và UBND TP HCM đã có văn bản chỉ đạo yêu cầu Sở GD-ĐT TP HCM cũng như các sở, ngành liên quan nhanh chóng xử lý vụ việc.
Nguyễn Thuận
Theo nguoilaodong
Tăng cường các giải pháp đảm bảo an toàn trường học
Trong thời gian qua, công tác bảo đảm an toàn trong trường học và phòng, chống bạo lực học đường đã được các địa phương, các cơ sở giáo dục chú trọng triển khai thực hiện và có nhiều chuyển biến tích cực.
Tuy nhiên, ở một số địa phương vẫn để xảy ra một số vụ bạo lực học đường, mất an toàn cho học sinh. Mới đây nhất là sự việc 1 học sinh Hà Nội bị điện giật tử vong tại trường.
Hiện trường nơi học sinh tử vong vì điện giật tại trường Tiểu học Tuy Lai A (Hà Nội). Ảnh: VTV.
Để đảm bảo an toàn trường học, nhiều giải pháp đã được Bộ GD&ĐT triển khai. Trong đó có việc hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quy định về việc bảo đảm an toàn trong trường học và phòng, chống bạo lực học đường; phôi hơp vơi cac đơn vi có liên quan tăng cương kiêm tra, giam sat cac đia phương thực hiện các quy định về môi trương giao duc an toan, lanh manh, thân thiên, phong, chông bao lưc hoc đương trong cac trương hoc.
Chỉ đạo các sở giáo dục và đào tạo tổ chức thanh tra, kiểm tra các cơ sở giáo dục trong việc thực hiện quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện và phòng; thường xuyên rà soát, phát hiện và xử lý kịp thời những hành vi các quy định về bảo đảm an toàn cho trẻ.
Đẩy mạnh công tác tư vấn tâm lý học đường và các hoạt động văn hóa trong trường học, các hoạt động này góp phần hạn chế bạo lực học đường thời gian qua.
Đối với các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục có cơ sở, các điều kiện đảm bảo chất lượng chưa được đảm bảo về cơ sở vật chất dẫn tới nguy cơ mất an toàn đối với trẻ; đội ngũ giáo viên không đạt chuẩn trình độ đào tạo, thiếu nghiệp vụ sư phạm dễ có hành vi bạo hành trẻ, Bộ GD&ĐT đã ban hanh các văn bản chỉ đạo tăng cường công tác quản lý các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập, đảm bảo an toàn cho trẻ em tại cơ sở giáo dục mầm non.
Yêu cầu các sơ giáo dục và đào tạo chỉ đạo các phòng giáo dục phối hợp với chính quyền địa phương tăng cường kiểm tra các cở sở giáo dục mầm non ngoài công lập, kịp thời phát hiện và kiên quyết đình chỉ các nhóm lớp tư thục không đảm bảo các điều kiện về nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ; tăng cường công tác bồi dưỡng nâng cao đạo đức nghề nghiệp và kỹ năng xử trí các tình huống đối với giáo viên mầm non và người chăm sóc trẻ.
Bộ GD&ĐT đề nghị các chính quyền địa phương trực tiếp quản lý đối với nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục là UBND cấp xã/phường/thị trấn để công tác cấp phép thành lập đúng quy định và huy động sự tham gia của ban ngành, đoàn thể và cộng đồng dân cư trong việc giám sát hoạt động của các cơ sở này và tăng cường công tác thanh kiểm tra, có các biện pháp phát hiện sai phạm và chỉ đạo xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm; kiên quyết đình chỉ những nhóm trẻ độc lập tư thục không đủ điều kiện.
Đồng thời tăng cường hỗ trợ nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ quản lý, giáo viên và bảo mẫu các nhóm trẻ độc lập tư thục.
Bộ GD&ĐT cũng đã tổ chức hội nghị trực tuyến với gần 700 điểm cầu sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo trên toàn quốc về đảm bảo an ninh, an toàn trường học, phòng chống bạo lực học đường, hội nghị nhấn mạnh toàn ngành cần chủ động, tích cực, tập trung vào các giải pháp để "phòng" bạo lực học đường, trước hết là trong thực thi các văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, thân thiện, an toàn, phòng chống bạo lực học đường.
Hải Bình
Theo GDTĐ
Ngăn ngừa bạo lực trong gia đình và học đường Nhiều chuyên gia tâm lý cho rằng bạo lực học đường có một phần nguyên nhân bắt nguồn từ bạo lực gia đình, từ cách đối xử của cha mẹ đối với con cái, gia đình không hạnh phúc... Nhiều trẻ thường bị cha mẹ đánh đã tạo cho các em ấn tượng về bạo lực nên đến trường học các em dễ...