Nghiêm cấm trường mầm non dạy chữ cho trẻ
Vụ trưởng Giáo dục mầm non khẳng định, các trường không được dạy chữ, dạy tập tô cho trẻ trước khi các cháu vào lớp 1.
Sáng 22/8, Bộ GD&ĐT tổ chức tổng kết năm học 2012-2013 và phương hướng nhiệm vụ giáo dục mầm non năm học 2013-2014. Ông Nguyễn Bá Minh, vụ trưởng Giáo dục mầm non cho biết, năm học vừa qua, ngành giáo dục mầm non đã hoàn thành tốt nhiệm vụ. Các địa phương đã tích cực tham mưu cho UBND các cấp quy hoạch đất, đầu tư kinh phí xây dựng cơ sở vật chất cho ngành giáo dục mầm non. Tỷ lệ phòng học kiên cố tăng, số phòng học tạm, nhờ giảm đáng kể.
Tuy nhiên, tình trạng dạy chữ cho trẻ trước khi vào lớp 1 đang diễn ra ở nhiều cơ sở giáo dục mầm non, gây áp lực cho trẻ và bức xúc cho phụ huynh. Ông Minh chỉ đạo, các trường cần chấn chỉnh tình trạng dạy học trước chương trình lớp 1. “Các cơ sở giáo dục mầm non tuyệt đối không tổ chức dạy trước chương trình lớp 1 cho trẻ, không yêu cầu trẻ tập tô, tập viết chữ”, ông Minh nói.
Vụ trưởng giáo dục mầm non nhắc nhở các trường không được dạy cho trẻ trước chương trình lớp 1, tập tô hay viết chữ. Ảnh: S.A.
Đối với trẻ ở vùng dân tộc thiểu số, giáo viên lại cần tăng cường các biện pháp chuẩn bị tiếng Việt để đảm bảo 100% trẻ biết tiếng Việt khi vào lớp 1. Các trường cần nâng cao chất lượng giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật, không phân biệt đối xử đối với trẻ khuyết tật và kì thị đối với trẻ nhiễm HIV để đảm bảo công bằng trong giáo dục mầm non.
Trước thực trạng cả nước vẫn còn thiếu hơn 27.500 giáo viên đứng lớp, một số địa phương thiếu trầm trọng, kéo dài và chậm được khắc phục, ông Minh cho biết số giáo viên cần được bổ sung kịp thời trong năm học mới.
Hiện nay, toàn quốc còn 365 trên tổng số 11.124 xã (phường, thị trấn) chưa có trường mầm non, gần 2.900 thôn, bản chưa có nhóm, lớp mầm non. Cả nước còn 12.530 phòng học nhờ, mượn (chiếm 8,4%), tỷ lệ phòng kiên cố thấp (gần 60%)… Để khắc phục tình trạng này, trong năm học 2013-2014, Bộ GD&ĐT chỉ đạo các địa phương thực hiện có hiệu quả nguồn vốn kiên cố hoá trường học, lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình, dự án khác trên địa bàn và đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục, thu hút các nguồn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất để đảm bảo có đủ phòng học an toàn cho trẻ.
Việc thực hiện đề án “Phát triển thiết bị tự làm giáo dục mầm non và phổ thông giai đoạn 2010-2015″ cũng được người đứng đầu ngành giáo dục mầm non nhấn mạnh. Các trường cần khuyến khích hơn nữa phong trào tự làm đồ dùng, đồ chơi, tuyển chọn và nhân rộng trong toàn ngành các sản phẩm tốt.
“Công tác đánh giá chất lượng đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp, đánh giá hiệu trưởng theo chuẩn hiệu trưởng trường mầm non… cần được làm nghiêm túc”, ông Minh nói.
Năm học 2012-2013, toàn quốc có hơn 13.700 trường (tăng 295 trường so với năm học trước). Trong đó, công lập gần 12.100 trường (tăng 636 trường), dân lập 109 trường (giảm 3 trường), tư thục 1.437 trường (tăng 101 trường), bán công 97 trường (giảm 439 trường). Tỷ lệ huy động trẻ mầm non đến trường ở tất cả các độ tuổi đều tăng so với năm học trước, trong đó trẻ nhà trẻ đạt 23% (tăng 0,3%), trẻ mẫu giáo đạt 86,5% (tăng 2,1%). Riêng trẻ mẫu giáo 5 tuổi đến trường đạt tỷ lệ 99,7% (tăng 1,1%).
Hoàng Thùy
Theo VNE
Video đang HOT
Phỏng vấn một con rùa
PV: Thưa anh, thiên hạ đồn rùa nổi tiếng vì chậm chạp, đúng không ạ? Rùa: Sai hoàn toàn. Cả thế giới biết đến rùa vì tham gia một cuộc thi.
Sự kiện: Nhàn đàm
Cuộc phỏng vấn một con rùa (Ảnh minh họa)
PV: Dạ, cuộc thi nào?
Rùa: Thi chạy với thỏ. Và tôi đã chiến thắng
PV: A, nhớ rồi. Chiến thắng của rùa lúc ấy được coi là chiến thắng chính mình.
Rùa: Đúng. Chiến thắng chính mình là quan trọng nhất, là cuộc thi lớn nhất của cuộc đời.
PV: Tại sao?
Rùa: Bởi tại đấy là thi mãi mãi, thi bền bỉ, thi vô tận, và nhiều lúc mình thi đơn độc.
PV: Có gì khác nhau giữa thi như thế và thi đại học vừa qua?
Rùa: Khác quá nhiều, và điều tôi buồn là khác không phải lúc nào cũng theo nghĩa tốt
PV: Xin anh giải thích rõ điều này?
Rùa: Việt Nam là một trong những quốc gia ít ỏi còn thi đại học. Phần lớn nơi khác chỉ xét điểm học tập thời trung học mà thôi.
PV: Tại sao họ làm thế?
Rùa: Có nhiều lý do. Nhưng lý do thứ nhất là người ta tin chắc thi không phải một thời điểm, mà là một quá trình. Suốt trong thời gian học tập, thí sinh phải cố gắng, bền bỉ, không ai thấy và không ai chấm. Đó mới quyết định.
Giống hệt như rùa, lúc chạy với thỏ, chiến thắng nhờ chạy bền bỉ, chạy liên tục, chạy dẻo dai chứ không phải chạy bứt phá. Vì bứt phá thỏ vô địch.
PV: Tôi hiểu.
Rùa: Hình như chúng ta nằm trong số xứ sở có nhiều cuộc thi nhất và điều đó hoàn toàn không có nghĩa giáo dục phát triển nhất, thực tế đã chứng tỏ điều này.
Thế giới không thi, rất nhiều trường đại học chỉ cần đóng tiền cũng vào được. Nhưng ngược lại với Việt Nam, họ cho vào rất dễ nhưng cho ra rất khó, đôi lúc cực khó, và đấy mới là điều quyết định.
PV: Vâng.
Rùa: Không thể chối cãi một thực tế là cả triệu học sinh thi đại học vừa qua đều lờ mờ biết rằng, chỉ cần vượt qua cuộc thi này rồi sau đó lại học tà tà, học uể oải cũng có bằng. Đấy là điều kinh khủng và hệ quả của điều đó, ai cũng biết, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp đại học năm nào cũng cao và tỷ lệ thất nghiệp cũng cao gần như thế.
PV: Đúng.
Rùa: Thi không đơn giản là dành được chỗ của kẻ khác. Mục đích cao đẹp, mục đích tinh thần của mọi cuộc thi là người chiến thắng đạt được sự tự tin. Vậy thử hỏi có bao nhiêu thí sinh đậu đại học tự tin vào kiến thức lẫn tương lai của mình, khi mà những tấm gương đi trước cầm tấm bằng đại học xong còn vất vưởng đầy ra đó?
PV: Trong cuộc thi với thỏ, rùa về đích vì mỗi bước đều coi như bước cuối cùng, mỗi chặng đường đều coi như chặng quyết định.
Rùa: Chính xác. Để đất nước tiến lên chỉ có một cách là hằng ngày, hằng giờ, từ người lớn đến trẻ em, từ ông giáo sư tới chàng sinh viên đều miệt mài, bền bỉ, coi tất cả những công việc hằng ngày đều quan trọng, đều phải thắng chứ không phải "đợt này" hay "đợt khác" xen giữa những nghỉ ngơi dài.
PV: Nói cách khác, nếu như sản xuất là một trường học thì không thể phát triển nó bằng những "đợt thi đua" mà phải bằng những nỗ lực liên tục, liên tục đến mức trở thành công việc hằng ngày.
Rùa: Vâng. Cho nên tôi khá buồn cười khi chúng ta cứ nói mãi về cách ra đề thi, cách chấm thi và cách đi thi. Điều ấy cũng cần thiết nhưng quan trọng hơn hết phải làm cho các cuộc thi "Hoà tan" vào cuộc sống, cho tính cạnh tranh có trong từng hơi thở của mỗi cá nhân và mỗi việc làm. Tóm lại, chừng nào người ta còn chia cuộc đời thành những cuộc thi và những lúc nghỉ, thì chừng đó quốc gia còn kém phát triển.
PV: Tôi đồng ý với anh. Nguyên nhân sâu xa của một nền sản xuất yếu kém đâu phải do nó thi không tốt.
Rùa: Đôi lúc ngược lại đằng khác. Hãy nhìn đi, hễ thi toán quốc tế, thi robocom và thi nhiều thứ khác, chúng ta bao năm có giải cao. Nhưng việc ấy chẳng hề ảnh hưởng tới năng suất lao động kém và chất lượng sinh viên kém. Nó cũng như không thể đếm số thần đồng để đo sự phát triển của khoa học mỗi nước
PV: Rõ ràng nếu có thi thì toàn xã hội phải thi chứ chả riêng gì mấy học sinh đại học.
Rùa: Vâng. Hiện nay trên thế giới đã có những trường bỏ cả chấm điểm cho học trò. Họ lý luận khi học sinh biết điểm nhau sẽ đánh giá nhau qua những thứ đó, trong khi đấy chưa chắc đã là quyết định.
Chẳng hạn người ta đã tổng kết, sau nhiều năm nhìn lại, những người thành đạt trong lớp học chưa chắc đã là những người có điểm số đứng đầu. Và thế giới chả thiếu các thiên tài không tốt nghiệp bằng cấp gì cả.
PV: Cũng chẳng thi gì cả.
Rùa: Sai. Những cá nhân như thế luôn tự ra đề thi và tự chấm thi cho mình một cách nghiêm túc nhất.
Nô nức đi thi không khi nào bằng nô nức học, nô nức làm việc.
PV: Khuyết điểm lớn nhất của thi là gì, thưa anh rùa?
Rùa: Thi thường không có niềm vui. Đó là điều tai hại. Tại sao các thế vận hội thể thao hoặc các liên hoan phim danh tiếng đều được cả thế giới nhìn vào? Bởi thực ra nó cũng là thi, nhưng khi tham gia, các thí sinh có niềm sảng khoái, thoải mái và hạnh phúc chứ không phải toàn căng thẳng. Còn hãy nhìn phòng thi đại học hôm nay: từ em nhỏ đang ngồi trong lớp đến ông bố, bà mẹ đang chờ bên ngoài đều có khuôn mặt âu lo, cứ như trượt thì cuộc đời hỏng bét. Vậy hạnh phúc nằm ở chỗ nào? Mà trên đời này, có việc gì làm không thấy hạnh phúc lại mang kết quả cao?
Theo Xahoi
Giáo viên mầm non bị tố cho trẻ uống thuốc ngủ: Phụ huynh hoang mang Tới nay, Sở GD-ĐT TPHM vẫn chưa hay biết đến vụ việc giáo viên Trường mầm non Nụ Cười bị phụ huynh tố cho trẻ uống thuốc ngủ. Trong khi đó, nhiều phụ huynh vừa bức xúc trước việc giáo viên, nhà trường vô lương tâm vừa lo lắng khi gửi con ở trường mầm non. Mặc dù sự việc xảy ra gần...