Nghiêm cấm lựa chọn giới tính khi sinh con
Dự thảo Luật Dân số đề xuất việc cho các cặp vợ chồng tự do quyết định số con được sinh ra…
Dự thảo Luật Dân số lần 3 đang được Bộ Y tế đưa ra lấy ý kiến trong toàn dân. Trong đó có nhiều quy định mới đang được đưa ra như việc cấm phá thai trên 12 tuần tuổi, cấm lựa chọn giới tính khi mang thai hoặc các cặp vợ chồng có quyền quyết định số con, thời gian sinh và khoảng cách giữa các lần sinh…
Cấm phá thai trên 12 tuần tuổi
Theo điều 12 của dự thảo Luật Dân số, phụ nữ được phá thai theo nguyện vọng nếu tuổi thai dưới 12 tuần tuổi do mang thai gây nguy hại đến tính mạng hoặc sức khỏe của thai phụ, thai nhi; do loạn luân, hiếp dâm; có những bằng chứng về nguy cơ sinh ra đứa trẻ có dị tật hoặc có nguy cơ phát triển không bình thường. Tuy nhiên, nghiêm cấm trường hợp phá thai để lựa chọn giới tính thai nhi.
Sau phá thai, phụ nữ được cung cấp thông tin, tư vấn, theo dõi, chăm sóc sức khỏe. Đồng thời cũng phải có nghĩa vụ ký cam kết tự nguyện phá thai, xuất trình giấy tờ tùy thân trước khi phá thai. Hoặc người phá thai dưới 18 tuổi thì phải có giấy xác nhận sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ để tránh những rủi ro.
Nghiêm cấm việc nạo phá thai để lựa chọn giới tính thai nhi…
Ngoài ra, theo dự thảo này cũng nghiêm cấm các hành vi cản trở, cưỡng bức sử dụng biện pháp tránh thai, phá thai, sinh con; phá thai trái pháp luật và việc lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức.
Điều 243 Bộ luật hình sự cũng đã quy định, người nào thực hiện việc phá thai trái phép cho người khác gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ của người đó sẽ bị bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc bị phạt tù từ một năm đến năm năm. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm, còn nếu hậu quả là đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Có thể sinh nhiều con
Video đang HOT
Cũng theo dự thảo, một trong những nội dung gây tranh cãi trong quá trình xây dựng Luật Dân số là quy định về số con của mỗi cặp vợ chồng, thời gian sinh và khoảng cách giữa các lần sinh.
Phương án 1 cho rằng cần tiếp tục vận động các cặp vợ chồng chỉ sinh từ 1-2 con hoặc lới lỏng sinh 2 con.
Phương án 2 lại cho rằng, nên quay lại quy định như Pháp lệnh Dân số 2003, tức là các cặp vợ chồng có quyền tự quyết định số con và khoảng cách giữa các lần sinh.
Chính hai phương án chưa thể thống nhất này là lý mà Bộ y tế vẫn đưa vào dự thảo lần này để tiếp tục lấy ý kiến
Chị Lê Lan (Thuận Thành, Bắc Ninh) đồng tình với phương án 1 mà dự thảo đưa ra lấy ý kiến, đó là để tự các cặp vợ chồng quyết định số con sinh ra. Theo chị Lan, việc sinh con nhiều hay ít phụ thuộc vào kinh tế của mỗi cặp vợ chồng. Kinh tế khó khăn không thể chăm sóc tốt cho con, nhiều cặp vợ chồng cũng chỉ sinh từ 1-2 con, tuy nhiên, những gia đình có điều kiện, có khả năng nuôi dưỡng họ sẽ sinh thêm con thứ 3.
Theo thống kê, trung bình số con của mỗi cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ của cả nước đã giảm từ 6,4 (năm 1960) xuống còn 2,1 (năm 2006) và tiếp tục duy trì cho đến nay. Xu hướng mức sinh thấp chủ yếu ở các tỉnh, thành khu vực Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long, như: TP HCM, Cà Mau, Hậu Giang…
Trong 6 tháng đầu năm 2015, tổng số trẻ sinh ở TP HCM là 21.660, giảm 3.610 (hơn 14%) so với cùng kỳ năm 2014. Tại TP HCM, số con trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ năm 2014 là 1,35.
HƯỚNG NGUYỆT
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Lấy tin từ trang cá nhân của người nổi tiếng để đăng báo là phạm luật?
Người nổi tiếng có quyền đăng tải trên trang cá nhân của họ nhưng không đồng nghĩa với việc nhà báo có quyền tự ý khai thác thông tin đó để đăng báo.
Dự thảo Luật Báo chí (sửa đổi) khẳng định báo chí, nhà báo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và được Nhà nước bảo hộ; không một tổ chức, cá nhân nào được hạn chế, cản trở báo chí, nhà báo hoạt động; báo chí không bị kiểm duyệt trước khi in, phát sóng...
Thảo luận về dự thảo Luật trên tại phiên họp 41 mới đây, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá đây là quan điểm tiến bộ, phù hợp Hiến pháp 2013. Tuy nhiên còn nhiều vấn đề cần nghiên cứu để quy định chặt chẽ, cụ thể hơn.
Tên, hình ảnh thuộc phạm trù quyền cá nhân
Theo bản tổng hợp ý kiến của cơ quan trình dự án luật, đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật Báo chí (sửa đổi), UBND TP Hà Nội đề nghị quy định rõ ràng, cụ thể thế nào là thông tin thuộc bí mật đời tư cá nhân, như các vấn đề liên quan đến quyền nhân thân, quyền tài sản, thông tin về tình trạng cá nhân (sức khỏe, mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh xã hội...) tại điều khoản vềnhững nội dung và hành vi bị cấm trong hoạt động báo chí.
UBND TP Hà Nội cho rằng cần xác định mức độ xử phạt nếu vi phạm như có thể đình chỉ hoạt động tác nghiệp, thu hồi thẻ nhà báo, nặng thì truy cứu trách nhiệm hình sự nếu việc tiết lộ bí mật đời tư gây hậu quả nghiêm trọng đối với cá nhân đó.
Khai thác thông tin từ trang cá nhân của những người nổi tiếng cũng là xâm phạm đời tư cá nhân? (Ảnh minh họa)
Ý kiến này lưu ý việc khai thác thông tin từ trang cá nhân của những người nổi tiếng cũng là xâm phạm đời tư cá nhân. Bởi các cá nhân có quyền công khai vấn đề của họ nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc phóng viên, nhà báo có quyền sử dụng thông tin của họ làm thành sản phẩm đưa lên báo chí khi chưa có sự đồng ý. Tên và hình ảnh của người đó cũng thuộc phạm trù quyền cá nhân.
Bản đóng góp ý kiến cũng đề nghị bổ sung hành vi bị cấm là "thông tin gây hiểu lầm" với lý do thời gian qua đã có một số trang báo đăng bài, rút tít chưa phù hợp dẫn đến gây hiểu lầm cho người đọc, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm, quyền lợi hợp pháp của công dân.
Hành vi vi phạm quyền tác giả cũng là vấn đề cần nghiên cứu quy định cấm đểkhắc phục tình trạng một số báo lấy tin bài đã đăng ở báo khác, sau đó chỉnh sửa một số tình tiết, gắn tên tác giả mới. Hành vi trên vi phạm nghiêm trọng quyền tác giả quy định trong Luật Sở hữu trí tuệ.
Thảo luận về dự thảo Luật tại phiên họp 41 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước cũng đặt câu hỏi: "Về vấn đề bản quyền lung tung hết, ai sẽ làm trọng tài xét xử? Trách nhiệm của Bộ Thông tin và Truyền thông trong xử lý vấn đề ăn cắp thông tin giữa báo này với báo kia thế nào?".
Quy định đảm bảo an toàn thông tin bí mật cá nhân còn ít
Theo Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son, thực tiễn thực hiện quyền tự do báo chí ở nước ta hiện nay một số quy định đảm bảo quyền còn chưa được cụ thể; việc lợi dụng quyền tự do báo chí để xâm hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức vẫn diễn ra; quy định về quyền tiếp cận thông tin còn thiếu, chưa rõ ràng nên đã dẫn đến còn những hạn chế trong việc cung cấp thông tin cho báo chí. Do đó, các quy định trong Luật Báo chí (sửa đổi) lần này được thiết kế theo hướng vừa đảm bảo quyền nhưng cũng góp phần nâng cao hiệu quả quản lý.
Cơ quan báo chí mắc sai phạm: Cần nâng trách nhiệm Tổng biên tập?
VOV.VN -Có ý kiến cho rằng tổng biên tập có trách nhiệm rất lớn khi đăng tải thông tin lên báo nên Luật Báo chí cần quy định cho tương xứng.
Để cụ thể hóa quyền tự do báo chí được hiến định, Bộ Tư pháp cho rằng nội dung cơ bản của dự thảo Luật cần quy định cụ thể nội hàm của quyền tự do báo chí của công dân cũng như nguyên tắc giới hạn quyền theo tinh thần Hiến pháp 2013; quyền bảo đảm an toàn thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình...
Theo Bộ Tư pháp, nội dung quy định về quyền tự do báo chí còn quá ít, trong khi đó, Dự thảo Luật lại tập trung quy định về tiêu chuẩn người đứng đầu, điều kiện phóng viên thường trú... nên không bảo đảm sự cân đối giữa các nội dung của Luật.
Bên cạnh đó, quy định về bảo đảm an toàn thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình chưa giải quyết được tình trạng xâm phạm bí mật riêng tư trên các báo, nhất là báo điện tử hiện nay.
Liên quan những nội dung không được thông tin trên báo chí và việc dự thảo sung thêm "những hành vi bị cấm trong hoạt động báo chí" nhưng lại giao cho Chính phủ quy định, theo ông Phan Trung Lý - Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội - cơ quan thẩm tra dự án luật, là chưa phù hợp tinh thần Hiến pháp.
"Quy định về những nội dung và hành vi bị cấm là hạn chế quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, nên cần phải quy định cụ thể, minh bạch ngay trong Luật theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Hiến pháp năm 2013. Việc ủy quyền cho Chính phủ quy định thêm các hành vi cấm khác và quy định chi tiết hướng dẫn thi hành ở các văn bản dưới luật là không phù hợp", ông Phan Trung Lý nói./.
Ngọc Thành
Theo_VOV
Xử "đinh tặc": Còn cẩu tặc, ném đá xe khách thì sao? Đa số người dân đồng ý xử phạt "đinh tặc" trong dự thảo Luật Hình sự (sửa đổi) song cũng bức xúc với "cẩu tặc", ném đá xe khách trên đường... Dự thảo Bộ luật Hình sự đã bổ sung một điều mới để xử lý hành vi cố ý rải vật sắc nhọn (đinh tặc) trên đường bộ. Theo đó, người nào...