Nghịch lý vàng – tiền
Nghị định 24/NĐ-CP về quản lý thị trường vàng có hai mục tiêu. Mục tiêu trước mắt là bình ổn, tránh những cơn sốt nóng, cơn hạ nhiệt, đảm bảo giá thị trường phù hợp với giá thế giới.
Đây là mục tiêu đúng và rất cần thiết. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thực hiện Nghị định 24 thành hai giai đoạn. Giai đoạn đầu là bình ổn theo nghĩa đảm bảo nguồn cung, còn yêu cầu phù hợp với giá vàng thế giới, bao gồm cả động thái lên, xuống cũng như mức sát giá thì bản thân NHNN cũng thừa nhận là chưa được.
Vấn đề này, theo NHNN có một lý do khách quan: Hiện nay, nhu cầu của thị trường rất lớn, nếu đảm bảo sát giá, Nhà nước sẽ phải bỏ ra một lượng ngoại tệ rất lớn để nhập khẩu vàng, và việc này sẽ gây thâm hụt ngoại tệ.
Hơn nữa, về góc độ lợi ích nhà nước, đây là cơ hội để tăng thu cho ngân sách, bởi mỗi một phiên đấu thầu trên dưới một tấn vàng, lãi được khoảng 100 tỷ đồng. Rõ ràng, trong bối cảnh ngân sách đang căng thẳng thì đây là nguồn thu tốt.
Tuy nhiên, cũng có hai yếu tố gây bức xúc trong xã hội. Một là từ phía các ngân hàng thương mại (NHTM). Trước đây, NHNN cho phép các NHTM huy động, kinh doanh vàng một cách hợp lệ, trong giả định giá vàng trong nước và thế giới liên thông. Bây giờ, NHNN đột ngột không cho các NHTM làm nữa và độc quyền, khiến các NHTM bị thiệt hại.
Thiệt hại này được NHNN cho là các NHTM phải trả giá vì trước đây đã có lời. Phía người dân cũng có hai nhóm chịu tác động, nhưng nhóm thiệt nhiều hơn phải mua vào giá cao trong khi có rất ít người bán ra, khác với việc NHNN nói giữ giá cao để bán giá cao. Cho nên, nói như NHNN là một cách, nhưng chưa phân biệt rõ các nguyên nhân cũng như lợi ích mang tính hợp lý.
Việc thực hiện các giải pháp của Nghị định 24 mang lại hai cái lợi nhất định. Thứ nhất, giúp việc kinh doanh vàng giảm xuống và những cơn sốt nóng, cơn hạ nhiệt cũng ít hơn. Người ta không còn coi vàng là thứ để kinh doanh như trước nữa. Chuyện những bà nội trợ mua đi bán lại một vài chỉ vàng bây giờ hầu như không còn.
Điều này, về góc độ ổn định là chấp nhận được trong bối cảnh hiện nay. Thứ hai, nó tạo ra nguồn thu ngân sách bổ sung trong bối cảnh xuất hiện những tình huống ngoài dự kiến liên quan đến dự trữ ngoại tệ.
NHNN có thể biện bác về một nguồn nhập nào đấy, nhưng nếu tiếp tục dùng ngoại tệ mua vàng về để bán, nguồn ngoại tệ dự trữ chẳng mấy chốc sẽ hết. Trong tương lai, nếu tiếp tục độc quyền, NHNN có thể phải bán buôn vàng bằng ngoại tệ mới có nguồn ngoại tệ để cân đối ngoại hối, nếu không sẽ gây mất cân đối và điều này rất nguy hiểm.
Các giải pháp này ngoài việc chưa đạt được mục tiêu đề ra, còn gây hai hệ lụy lớn. Thứ nhất, rủi ro chính sách. Người mua vàng bị mua với giá đắt trong bối cảnh vừa bị dồn ứ về tổng cầu, vừa bị độc quyền sàn đấu giá cao, nên có thể lỗ lớn.
Video đang HOT
Thứ hai, nó gây ra sự bức xúc cho thị trường khi NHNN vừa ra lệnh về các thủ tục, vừa nhập khẩu vàng và độc quyền về giá. Điều này vi phạm chính những nguyên tắc về quản lý và quản trị kinh doanh, gây mất uy tín nhất định về mặt chủ trương chính sách, về sự thiếu nhất quán cũng như độ ổn định của chính sách, bởi hầu hết các can thiệp đều mang tính chất hành chính.
Thị trường vàng là thị trường đặc biệt, cho nên cần xem nó như một dạng thị trường hàng hóa đặc biệt, vì nó có nửa tính chất tiền, nửa tính chất hàng.
Một điểm nữa, nó có thể gây ra sự mập mờ về chính sách, thậm chí là “cái nôi” để tham nhũng, bởi nó gắn với hai chi tiết. Một là, NHNN cho phép tạm xuất, tái nhập vàng của người dân gửi một cách không rõ ràng. Thứ hai, ra lệnh không điều tra về vàng và điều này đã được Chính phủ chấp thuận. Như vậy, dòng vàng luân chuyển rất bí mật. Những việc tạm xuất, tái nhập không có kiểm tra, giám sát có thể gắn với lạm dụng, bao gồm lạm dụng để buôn lậu vàng, lạm dụng để tiếp tục huy động vàng mà không ai cấm được, bởi vàng được coi như đồng tiền quốc gia. Đây là kẽ hở rất lớn.
Một câu hỏi lớn được đặt ra, với những chính sách, giải pháp đã và đang thực hiện về thị trường vàng trong tương lai có đạt được mục tiêu đề ra không. Nhìn vào thực tế, điều này phụ thuộc vào hai yếu tố chính. Một là, bối cảnh thế giới và thị trường vàng thế giới.
Hai là, những quyết sách của Chính phủ. Nếu như những quyết sách của Chính phủ không thay đổi, chắc chắn thị trường vàng sẽ biến đổi theo hướng Nhà nước vẫn độc quyền và thương hiệu vàng SJC vẫn là thương hiệu chi phối.
Như vậy, lợi thế và giá cả khó sát với giá thế giới, chênh lệch không phải là 400 ngàn đồng/lượng như NHNN đã từng hứa, mà sẽ là trên 1,5 triệu đồng/lượng.
Theo TS. Nguyễn Minh Phong
Những chiêu cạnh tranh 'vô đối' giữa các ngân hàng
Nhìn bên ngoài, ai cũng nghĩ, cán bộ ngân hàng thu nhập cao, "khủng", họ tha hồ được các chủ doanh nghiệp "bâu quanh" để "bấu víu", nhờ vả.
Ra sức cạnh tranh nhưng thị phần của một số ngân hàng vẫn bị thu hẹp. Ảnh minh họa.
Cuộc đua khốc liệt
Nhìn bên ngoài, ai cũng nghĩ, cán bộ ngân hàng thu nhập cao, "khủng", họ tha hồ được các chủ doanh nghiệp "bâu quanh" để "bấu víu", nhờ vả. Thực tế, kinh tế khó khăn hiện nay, điều đó không phải là dễ. Nhiều cán bộ ngân hàng đã "dính" vòng lao lý vì cạnh tranh không lành mạnh, vì muốn có báo cáo đẹp, con số như mơ mà cùng với khách hàng làm thủ tục trái quy định, cho vay thật "ồn ào" để cùng nhau trục lợi, dẫn đến nợ khó đòi, không thể thu hồi vốn.
Cụ thể, mới đây nhất, một chi nhánh ở ngân hàng tại tỉnh Sóc Trăng, có 5- 6 cán bộ (có chức danh quản lý) bị khởi tố bị can, bắt tạm giam vì đã vi phạm các quy định trong quản lý tín dụng, gây hậu quả nghiêm trọng. Rồi, thị phần bị thu hẹp, nhiều ngân hàng đã phải "tung chiêu" cạnh tranh nhằm thu hút khách hàng VIP, khách hàng tiềm năng nhằm kích cầu hoạt động kinh doanh.
Anh Nguyễn Văn Thành là trưởng phòng của một ngân hàng tiếng tăm kể: "Tung chiêu cạnh tranh nhằm thu hút khách hàng tiềm năng về với ngân hàng mình, được nhiều ngân hàng thực hiện từ cả chục năm nay khi mà các ngân hàng Nhà nước thực hiện cổ phần. Vài năm nay, nó khốc liệt hơn. Họ sử dụng nhiều chiêu thức để cạnh tranh.
Song, ở bộ phận ngân hàng Nhà nước, họ cạnh tranh theo lối, họ có thể xin giãn, thậm chí xoá nợ nếu... Ngân hàng thương mại thì cạnh tranh theo hướng, thủ tục vay, đáo hạn đơn giản, nhanh gọn hơn. Ngoài ra, ngân hàng thương mại có lợi thế hơn là họ có thể "linh động" cho vay nhiều tiền hơn trên một lượng tài sản thế chấp nhất định".
Trò chuyện với chúng tôi về việc cạnh tranh của ngân hàng trong thời buổi kinh tế khó khăn, một Giám đốc ngân hàng Nhà nước, vừa nghỉ hưu, trần tình: "Mấy năm vừa qua, doanh số huy động vốn theo yêu cầu không đủ, chi nhánh bị cắt rất nhiều thứ, lương cán bộ giảm đáng kể. Trước tình hình đó, người lãnh đạo phải kêu gọi nhân viên, cán bộ, có người nhà ở nước ngoài, người nhà là chủ doanh nghiệp hãy đến ngân hàng gửi tiền trong thời điểm nhất định để doanh số tăng, qua đợt kiểm tra, tổng kết kỳ lại tính...
Chuyện "nhòm ngó" khách hàng tiềm năng, khách VIP của nhau là bình thường. Người ta vẫn quen gọi là cạnh tranh, tranh thị phần, nghe cho mượt mà chứ thực chất là dùng thủ đoạn khốc liệt để tranh giành, đối phó nhau, chiếm thị phần của nhau. Ngân hàng Nhà nước có lợi thế về vốn thì ngân hàng thương mại có lợi thế về thủ tục. Song, thời buổi khó khăn, ngân hàng "ngán" nhất các doanh nghiệp "nổ" thuộc diện FDI".
Đánh giá về việc mở rộng thị trường của ngân hàng, chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cho rằng: "Hoạt động của DNNN có xu hướng là thu hẹp lại, vì không ngoài ngành, không đa dạng hoá. Tuy nhiên, đối với ngân hàng, đặc biệt là những ngân hàng thương mại thì lại khác.
Ngoài những nhóm khách hàng quen thuộc được chỉ định trước đây, thì các ngân hàng cần phải mở rộng, đa dạng hoá khách hàng để tìm thêm nhiều cơ hội. Có như thế, các ngân hàng mới có thể giảm bớt rủi ro, ổn định được thị trường của mình và tránh tình trạng chết chìm theo khi không may một nhóm doanh nghiệp bị phá sản.
Việc mở rộng thị phần cũng là để duy trì ổn định thị trường của ngân hàng và cũng là phù hợp với xu thế chung của thế giới. Trong điều kiện cho phép, cơ chế bảo lãnh hai bên an toàn, quan hệ và thông tin hai bên tốt, các ngân hàng có thể cho cả nước ngoài vay".
Chuyên gia kinh tế cao cấp Nguyễn Minh Phong.
Thị phần vẫn bị thu hẹp?
Phân tích nguyên nhân khiến một số ngân hàng đã có sự chuyên biệt và có mối quan hệ gắn bó với một nhóm đối tượng khách hàng lớn đang bị thu hẹp thị trường, ông Phong cho rằng: Ngân hàng nào trước đây chỉ trông cậy vào nhóm trụ cột khách hàng chính là Tập đoàn, Tổng công ty, thì giờ đây họ sẽ bị áp lực mất khách hàng khi các cổ đông, đối tác chiến lược đang bắt buộc phải hoàn tất lộ trình thoái vốn khỏi ngành ngân hàng. Trước đây, có cách hiểu sai lầm là ngân hàng của dầu khí thì cho ngành dầu khí vay, ngân hàng của hàng hải thì cho ngành hàng hải vay. Như vậy là không đúng và nó sẽ mang lại nhiều rủi ro. Điều đó đang được nhận thức lại dẫn đến thị phần của các ngân hàng thay đổi.
Tuy nhiên theo ông Phong, việc tập trung vào khách hàng tiềm năng, VIP là quy luật, nguyên tắc và cũng là xu hướng hiện nay của nhiều ngân hàng. Một doanh nghiệp vay tốt thì sẽ được nhiều sự ưu ái về điều kiện vay, lãi suất, được quan tâm chăm sóc. Điều này là dễ hiểu bởi, họ là người cho vay nên họ cần tìm những đối tượng an toàn để đảm bảo nguồn vốn. Chỉ có điều, tất cả đều tập trung vào một nhóm đối tượng thì các ngân hàng có nguy cơ tự hại mình theo kiểu thi nhau hạ lãi suất để hấp dẫn khách hàng.
Ngoài ra, họ sẽ biến doanh nghiệp tốt có nguy cơ trở thành doanh nghiệp xấu vì khi doanh nghiệp được vay dễ quá, họ lại sử dụng đồng vốn một cách dễ dãi. Chuyện này cũng có mặt trái, chứ không phải là một miếng mồi quá thơm tho cho ngân hàng và khách hàng. Chính vì thế, vị chuyên gia này cho rằng, các ngân hàng nên tìm những doanh nghiệp khác đang bộc lộ tiềm năng để có cơ hội tốt hơn chứ không nên chỉ tập trung vào những doanh nghiệp có quá khứ tốt.
Liên quan đến vấn đề trên, luật sư Bùi Đình Ứng (đoàn Luật sư Hà Nội) cũng cho rằng, nhu cầu vay tiền của các doanh nghiệp là vô cùng lớn. Hiện nay, lãi suất huy động thấp, kinh tế thì đang khó khăn nên ngân hàng phải chọn mặt gửi vàng. Trước đây, họ cho vay ồ ạt thì giờ đây phải cẩn trọng lựa chọn khách hàng. Rõ ràng, nhiều doanh nghiệp kêu ca là khó tiếp cận với nguồn vốn. Vì ngân hàng cũng là doanh nghiệp kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ nên họ phải đảm bảo được ít nhất là khả năng thu hồi được vốn. Thế nên, việc lựa chọn đối tác để cho vay cũng là quyền của phía ngân hàng.
Từ thực tế trên, vị luật sư này nêu ra một thực trạng, đó là các ngân hàng buộc phải đi tìm các khách hàng có tiềm năng, có uy tín. Trong hệ thống ngân hàng, doanh nghiệp nào có "vết đen" hay doanh nghiệp nào có thành tích tốt, họ đều biết được. Đây cũng là một hình thức hoạt động ma-ket-ting, tìm kiếm khách hàng. Tuy nhiên, trong quá trình đi tiếp xúc khách hàng, có trường hợp, nhân viên ngân hàng đưa ra các quảng cáo nói xấu các ngân hàng khác như nói đơn vị đó có nguy cơ sắp phá sản, vay khó khăn, cho vay thì dễ, lúc vay được mới xoay ra khó dễ...
Khó tìm bằng chứng việc "đi đêm"
Luật sư Ứng phân tích: "Để xử lý những đối tượng cạnh tranh không lành mạnh không hề dễ. Trừ khi có những quảng cáo bằng văn bản hoặc có những chứng cứ liên quan đến việc ngân hàng tập huấn, chỉ đạo cho nhân viên được thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh, nói xấu ngân hàng khác thì mới có căn cứ để xử lý theo luật Cạnh tranh.
Tuy nhiên, sẽ rất khó có chứng cứ về hoạt động này. Nếu đó là ý của lãnh đạo thì họ cũng chỉ khéo léo nói dưới hình thức nào đó chứ không để lại bằng chứng. Thế nên, trong trường hợp phát hiện các cá nhân có hành vi không tốt, chúng ta chỉ có thể đề xuất đơn vị của họ xử lý nội bộ mà thôi. Tôi nghĩ chắc chắn các ngân hàng cũng phải xử lý vì họ cần giữ chữ tín".
Theo Xahoi
Ẩn số vàng sau giờ G Nhiều chuyên gia cho rằng, có hai kịch bản cho thị trường vàng sau ngày 30/6: Giá vàng thu hẹp khoảng cách với giá thế giới còn 2 - 3 triệu đồng/lượng; và giá vàng đứng im chờ sự điều hành tiếp theo của Ngân hàng Nhà nước. Người dân chen chúc nhau đi mua vàng tại Hà Nội (Ảnh chụp sáng 28/6)....