Nghịch lý tinh giản biên chế: Không thể thoát danh công chức
Đối tượng nào không hoàn thành nhiệm vụ thì cũng đều đưa vào diện tinh giản biên chế, không có trường hợp ngoại lệ nhưng…
Hà Tĩnh: Người tốt cũng có thể bị tinh giản
Trao đổi với Đất Việt, ngày 17/11, ông Trần Huy Liệu – Phó Giám đốc Sở Nội vụ Hà Tĩnh cho biết: “Thực hiện theo Nghị quyết 39 cũng như các tỉnh khác, Hà Tĩnh cũng đang trong lộ trình xây dựng kế hoạch tinh giản biên chế để trình lên UBND tỉnh, chuẩn bị cho việc triển khai thực hiện”.
Theo ông Liệu, việc triển khai ở địa phương chắc chắn cũng sẽ gặp nhiều khó khăn, nhất là các đơn vị có định mức biên chế, như các bệnh viện, có bao nhiêu giường bệnh quy định tương đương với bao nhiêu bác sĩ; hay các trường học cũng sẽ có quy định bao nhiêu giáo viên trên một lớp học.
Hiện nay, chúng ta không có chủ trương giảm số lớp học, số giường bệnh, thậm chí còn tăng lên, vì thế nếu giảm 10% số lượng các đơn vị thì không đủ cán bộ đáp ứng.
Nghịch lý tinh giản biên chế:Khó giảm lãnh đạo, khó về hưu
Trước những lo ngại về kết quả đánh giá cán bộ công chức cuối năm thì chỉ có 1% cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ, nên lựa chọn đối tượng để tinh giản là vô cùng khó khăn, ông Liệu cho rằng, việc tinh giản biên chế không chỉ là dựa vào kết quả phân loại đánh giá cán bộ cuối năm, mà còn nhiều góc độ khác.
“Việc này thì Nghị định 108 đã quy định rất chặt chẽ. Có nhiều đối tượng, nhiều trường hợp, ví dụ như đào tạo công chức chưa đạt chuẩn, ngành gì, ốm đau dài ngày, các việc hạn chế năng lực, xếp loại cán bộ….
Sẽ có những người có thể làm tốt nhưng phát triển bộ máy dôi dư thì cũng phải nghỉ. Nhưng cũng có những trường hợp không phải xin ra là được ra nếu không thuộc 6 đối tượng đó” – ông Liệu giải thích.
Bên cạnh đó, ông Liệu nhấn mạnh: “Chủ trương tinh giản biên chế trong Nghị định của Chính phủ không phụ thuộc chức danh nào, dôi dư kể cả các chức danh không hoàn thành nhiệm vụ, đạt các quy định lệch chuẩn thì cũng phải nghỉ. Tất nhiên trong quá trình thực hiện, tôi thấy, TPHCM là địa phương làm rất mạnh việc này”.
Các tỉnh triển khai kế hoạch tinh giản biên chế
Trước đề xuất cán bộ có bằng cấp Thạc sĩ, Tiến sĩ làm việc không hiệu quả cũng đưa vào diện tinh giản biên chế, theo ông Liệu, việc đánh giá này cũng do từng góc độ. Người đứng đầu cấp cao hơn, đối với cán bộ công chức trong cơ quan thì phải qua quy trình, Nghị định 56, đánh giá phân loại hàng năm.
Video đang HOT
“Nếu như các địa phương thực hiện được theo Nghị định 56 thì tôi tin chắc kết quả đánh giá cán bộ, công chức năm 2015 này sẽ khác hơn so với năm 2014. Đầu tiên, sẽ hạn chế được tình trạng người có năng lực thì bị loại, người không làm được việc thì ở lại.
Để làm được điều này, yếu tố cơ bản nhất là phụ thuộc vào việc đánh giá phải khách quan, người đánh giá không nghiêm, thiên theo tình cảm cá nhân thì sẽ không có kết quả chất lượng.
Chúng tôi giao cho từng đơn vị, là vì bản thân người trực tiếp quản lý mới biết người đó năng lực ra sao, chứ bằng cấp cũng chưa thể xác định rõ được năng lực của cán bộ”, ông Liệu nhận định.
Để chọn ra được đối tượng tinh giản, theo ông Liệu, đó là một quy trình khá chặt chẽ, cơ quan công đoàn giám sát khá kỹ, các quy định tương đối chặt chẽ.
Bắc Kạn: Người muốn xin ra cũng vướng
Bàn về vấn đề này, ông Văn Phúc Thụ, Giám đốc Sở Nội vụ Bắc Kạn cho biết: “Theo chủ trương chung của Nghị định 108 về tinh giản biên chế, chúng tôi đang tiến hành triển khai. Khi đưa vào thực tế để thực hiện chắc chắn cũng sẽ gặp những khó khăn, nhưng theo quy định chung thì phải làm.
Đối với một số đối tượng có thể thực hiện được dễ dàng như bằng cấp không đảm bảo, nhưng một số đối tượng muốn xin nghỉ hưu sớm, nhưng hiện tại theo quy định là phải 2 năm không hoàn thành nhiệm vụ, có giấy nằm viện 2 tháng trở lên, thì lại khó thực hiện, trong khi họ mong muốn được về.
Thêm nữa, những đơn vị đã đủ cán bộ, đủ chuẩn thì khó khăn hơn nhiều trong việc tìm người để tinh giản”.
Mặt khác, theo ông Thụ, không riêng gì cán bộ, công chức, mà đến các lãnh đạo, theo quy định chung, cứ 2 năm không hoàn thành nhiệm vụ, vẫn là đối tượng giảm biên chế không trừ ai.
Trước nhiều ý kiến lo ngại về việc, trong cơ quan nhà nước, người giỏi, có tài thực sự thì muốn ra ngoài để phát triển, còn người kém thì muốn ở lại để an phận, ông Thụ cho hay, đây là những trường hợp hiếm gặp, ngay địa phương Bắc Kạn cũng chưa có trường hợp nào như vậy.
Theo_Báo Đất Việt
Tiến sĩ, thạc sĩ "giấy" thuộc diện tinh giản biên chế
Một số quận, huyện của TP Hà Nội và TP.HCM đã bắt đầu vào cuộc lên kế hoạch cho việc tinh giản biên chế theo chỉ đạo của Chính phủ.
Trong báo cáo của Chính phủ về việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội có nêu rõ, trong 7 năm tới (2015-2021), phải tinh giản tối thiểu 10% biên chế của các bộ, ngành, địa phương.
Bên cạnh đó, theo đề án tinh giản biên chế vừa được Sở Nội vụ trình UBND TP. HCM, trong 6 năm tới, thành phố sẽ thực hiện tinh giản 1.300 người ở khối hành chính và hơn 12.600 người ở khối sự nghiệp.
Hà Nội, TP.HCM: Nơi biết, nơi không
Trao đổi với Đất Việt, ngày 11/11, về thông tin này, ông Chử Minh Quân - Chánh văn phòng UBND huyện Thanh Trì, TP Hà Nội cho biết: "Đây là Nghị định của Chính phủ, nên tất cả các địa phương trên cả nước đều phải thực hiện".
Bên cạnh đó, theo ông Quân, việc tinh giản biên chế triển khai ở địa phương sẽ do phòng nội vụ của huyện đảm nhận.
"Theo tinh thần tinh giản biên chế, văn bản quy phạm pháp luật, đặc biệt là văn bản của chính phủ triển khai không chỉ riêng Hà Nội. Tất cả các tỉnh, thành phố, phải có kế hoạch thực hiện, còn khó khăn hay không thì phải triển khai cụ thể mới có thể biết được", ông Quân cho biết.
Trong khi đó, ông Nguyễn Thành Sơn - Chánh văn phòng UBND huyện Ba Vì cho biết huyện chưa nắm thông tin về chủ trương này.
Đồng thời, ông Hồ Việt Hùng - Trưởng phòng Nội vụ huyện Sóc Sơn cũng cho biết: "Chúng tôi chưa nắm được thông tin về việc tinh giản biên chế này. Chính vì thế, huyện cũng chưa có kế hoạch triển khai, nên không biết sẽ có những khó khăn nào, có cắt giảm được hay không".
Theo ông Hùng, hiện nay tại địa phương còn có nhiều trường hợp xin nghỉ hưu sớm, về trước tuổi, nên phải tùy thuộc tình hình thực tế khi triển khai.
Tinh giản biên chế các địa phương
Về phía TP.HCM, chia sẻ với Đất Việt, một đại diện của UBND huyện Cần Giờ và ông Huỳnh Nhật Tâm - Chánh Văn phòng UBND quận Thủ Đức đều cho biết: "Chúng tôi đã nắm được chủ trương và sẽ thực hiện".
Trong khi đó, ông Nguyễn Xuân Vinh - Phòng Nội vụ Huyện Bình Chánh cho biết: "Huyện đã nhận được chủ trương và đang triển khai thực hiện, đang yêu cầu các đơn vị xây dựng kế hoạch. Còn việc triển khai cắt giảm thì hiện nay đang lên kế hoạch chung, còn chủ trương lớn của cả huyện đang tổng hợp".
Ông Vinh tiết lộ thêm: "Theo chủ trương của thành phố là phải cắt giảm 10% từ giờ đến năm 2020, mà đã là chủ trương của thành phố thì các địa phương phải làm theo, thực hiện đúng, mỗi đơn vị sẽ có kế hoạch thực hiện của mình.
Hiện nay, các đơn vị đã gần làm xong hết kế hoạch, chỉ đợi báo cáo cụ thể, chúng tôi đã giao về từng đơn vị".
Theo ông Vinh cho biết, thì chủ trương chung là giảm cả thành phố 10%, huyện Bình Chánh cũng căn cứ tính 10% trên mỗi đơn vị trên địa bàn huyện để thực hiện kế hoạch, sẽ giảm đúng chỉ tiêu thành phố đưa ra.
PGĐ Sở Nội vụ TP.HCM: Thạc sĩ, tiến sĩ không làm được việc cũng sẽ bị "giảm biên chế"
Trong một diễn biến liên quan khác, Thời báo KTSG đưa tin, ông Lê Văn Làm, Phó giám đốc Sở Nội vụ TP.HCM cho biết: "Đối tượng cần tinh giản là công bằng, không có giới hạn, kể cả chủ tịch quận huyện, giám đốc sở ngành, phó trưởng phòng các sở ngành trở lên cũng thuộc diện tinh giản, không ngoại lệ, thậm chí thạc sĩ, tiến sĩ không làm được việc cũng sẽ bị tinh giản.
Một số dự án giống nhau sẽ được tổ chức lại một đơn vị đầu mối, sắp xếp, lựa chọn người có năng lực; người không có năng lực sẽ được đào tạo lại, bố trí, giới thiệu công việc khác. Thời gian qua, việc sử dụng người cũng chưa đúng trình độ".
Riêng đội ngũ cán bộ công chức nhà nước sẽ được kiểm tra lại trình độ chuyên môn, xây dựng lại vị trí việc làm để trình Bộ Nội vụ xem xét.
Trong 6 tháng đầu năm 2016, Sở Nội vụ TP.HCM sẽ gương mẫu làm trước, trước mắt tinh giản 4 người ở bộ phận văn phòng
Bên cạnh đó, trao đổi với báo Thanh Niên, ông Làm nhấn mạnh: "Chúng ta cũng thấy cứ mỗi lần tinh giản biên chế thì bộ máy lại phình ra, con người đông hơn. Thực tế đó là đúng, không có sai.
Lộ trình tinh giản lần này sẽ tiến hành căn cơ, thực chất hơn, bộ máy mình ngày càng tinh gọn hơn, đội ngũ cán bộ, công chức sẽ ý thức trách nhiệm công vụ hơn".
Mặt khác, ông Làm cũng cho biết trong năm 2015, thành phố đã tổ chức thi tuyển chức danh lãnh đạo cấp phòng trực thuộc Sở Tư pháp, dự kiến năm 2016 việc thi tuyển chức danh lãnh đạo ở TP sẽ áp dụng đại trà.
Châu An
Theo_Báo Đất Việt
Giảm 10% biên chế: Chuyện cái ghế và trách nhiệm Trong đó, Bộ Chính trị chỉ rõ đến năm 2021, tỉ lệ tinh giản tối thiểu là 10%. Thông tin này vui quá, thực sự là nó mang theo đầy hy vọng. Bộ Chính trị đã chính thức có Nghị quyết 39-NQ/TW về việc tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ công chức, viên chức. Trong đó, Bộ...