Nghịch lý Paris trong đại dịch Covid-19

Theo dõi VGT trên

Có một nghịch lý rằng những con đường vắng đang tạo khoảng trống cho sự tưởng tượng về một Paris là nơi con người thực sự sống, chứ không chỉ là điểm đến của tín đồ mua sắm.

Nhà báo Adam Nossiter là trưởng đại diện của The New York Times ở Paris. Ông chuyển tới thành phố này lần đầu tiên từ năm 3 tuổi khi cha ông – Bernard Nossiter phụ trách mảng kinh tế châu Âu cho The Washington Post. Nossiter quay lại thành phố vào năm 1983 và 1999, rồi sau đó là vào năm 2015 khi tờ The New York Times điều ông tới đây. Zing xin đăng tải bản dịch bài viết của ông trên The New York Times khắc họa những suy nghĩ về sự chuyển mình của Paris do đại dịch Covid-19:

Nghịch lý Paris trong đại dịch Covid-19 - Hình 1

Con đường gần Khải Hoàn Môn gần như không có bóng người trong tháng này. Ảnh: The New York Times.

Những tiếng vọng của Paris một thời quá vãng trở lại

Trước khi Paris trở thành công viên giải trí cho giới dư dả trên toàn cầu, có một Paris đã cũ mà tôi từng biết tới khi còn là một đứa trẻ, nơi chỉ cần nhìn thấy chiếc tượng đầu ngựa chạm khắc đặt trước một cửa hàng thì bạn biết ở đó bán thịt, và ta tìm thấy céleri rémoulade – món salad Pháp trứ danh từ những năm 1600, ở góc phố thay vì những tiệm túi xách 30.000 USD nhằm vào những du khách “dày túi”.

Những tiếng vọng của Paris một thời quá vãng đó đã trở lại với tôi trong suốt tháng rồi khi virus corona xâm chiếm thành phố được mệnh danh là kinh đô ánh sáng. Có một nghịch lý rằng những con đường vắng lại đang tạo khoảng trống cho sự tưởng tượng về một Paris là nơi con người thực sự sống, chứ không chỉ là điểm đến của dân chơi hay tín đồ mua sắm.

Hàng nghìn người Paris thượng lưu đã rời khỏi thành phố. Có tới gần một phần tư người dân của thành phố đang phong tỏa đã rời đi, theo một số ước tính. Paris của những năm 1960, vốn đa dạng hơn nhiều về kinh tế, dường như quay lại. Quanh đồi Montmartre, nơi cuộc sống vẫn tiếp diễn ở những con người đang làm việc ở nhà, người Paris vẫn ngồi bên cửa sổ, chào nhau từ xa và phóng tầm mắt ra xa. Trong khi đó, khu tôi sinh sống quanh Madeleine từng dành trọn từng tấc đất cho những cửa hàng xa xỉ đã không còn sự sống.

Nghịch lý Paris trong đại dịch Covid-19 - Hình 2

Nhà thờSacre Coeur Basilica ởkhu Montmartre. Ảnh: The New York Times.

Pháp đã ghi nhận gần 22.000 ca tử vong vì virus corona, cao hơn nhiều so với Đức, nhưng thấp hơn Italy hay Tây Ban Nha. Giới chức Pháp can thiệp sớm hơn so với Italy nhưng hoạt động xét nghiệm và chuẩn bị giường bệnh khẩn cấp còn đi sau Đức rất xa. Tin tốt là, ít nhất là cho tới lúc này, số bệnh nhân ở các bệnh viện tại Pháp đang dần giảm xuống.

Bên ngoài những bệnh viện khốc liệt, vẫn có một trái tim Paris đang đập

Bên trong những bệnh viện ấy là cả một thế giới khắc nghiệt với hàng nghìn trái tim ngừng đập mỗi ngày. Nhưng rồi bên ngoài đó vẫn là một trái tim Paris đang đập.

Với những ai không phiền dành thời gian cho những trạm kiểm tra của cảnh sát trên đường, đây là cơ hội đáng nhớ để khám phá lại Paris. Trong những ngày gần đây – trong mối tình gần 60 năm với nước Pháp và cũng là tâm điểm của ngành du lịch toàn cầu, lần đầu tiên tôi nhìn thấy quảng trường Place du Tertre trên đỉnh núi Montmartre. Khu quảng trường nhỏ gần như trống rỗng và một người Paris lo lắng dừng bước để hỏi tôi liệu tôi có đang quá liều lĩnh khi đạp ra ra phố lúc này.

Video đang HOT

Thế nhưng, tất cả như một ảo ảnh. Paris không còn là Paris khi không có những bạn trẻ thông minh nói chuyện với nhau bên ngoài những quán café giờ đây đang đóng cửa lặng im, cũng như New York chẳng còn là New York khi không có những tòa nhà chọc trời. Paris vẫn còn đó những công trình kiến trúc hoành tráng vốn là linh hồn của thành phố, nhưng bao trùm lên tất cả lúc này là sự lạnh lẽo – một tấm bưu ảnh không có thực!

Nghịch lý Paris trong đại dịch Covid-19 - Hình 3

Các quán Café bị đóng cửa suốt tháng qua. Ảnh: The New York Times.

Tuy vậy, nó cũng là mảnh đất màu mỡ cho trí tưởng tượng.

Trong màn đêm, chạy dọc thành phố, vài kẻ đồng hành với tôi là những con chuột táo bạo, những người vô gia cư làu bàu đôi lời gì đó, và những viên cảnh sát đang đi kiểm tra “giấy miễn trừ” được coi là giấy thông hành cho những người thuộc diện được ra ngoài theo quy định của Bộ Nội vụ. Quy định này liệt ra 7 lý do được phép ra ngoài trong phong tỏa: bao gồm mua sắm những thứ thiết yếu, tới thăm khám chỗ bác sĩ, làm việc trong lĩnh vực không thể liên lạc bằng điện thoại, và tập thể dục 1 giờ trong khu vực cách nhà không quá 1 km.

Giấy miễn trừ này là bằng chứng cho sự tôn thờ giấy tờ hành chính của Pháp và di sản văn hóa cần thiết của thời gian kỳ lạ này.

Cảnh sát đã kiểm tra hơn 13,5 triệu người, và phát ra hàng trăm nghìn giấy phạt hoặc tệ hơn – có những thông tin về các vụ đánh đập ở khu ngoại ô nhập cư đối với những người không có giấy tờ hợp lệ.

Nghịch lý Paris trong đại dịch Covid-19 - Hình 4

Các sĩ quan cảnh sát đi tuần tra gần tháp Eiffel. Ảnh: The New York Times.

Đối mặt với những đe dọa đó, phần lớn người Pháp đang ở trong nhà. Người coi giữ tòa nhà tôi đang ở, một phụ nữ hết sức sốt sắng trong cuộc chiến không ngừng nghỉ chống lại cái mà bà gọi là “les microbes” (vi trùng), quyết không đế thứ gì lọt qua tầm mắt. Tôi trông cậy vào bà ấy.

Trong các chuyến thám hiểm đêm của mình, tôi hiếm khi bắt gặp xe hơi. Sự tĩnh lặng chỉ bị phá vỡ bởi những chiếc xe cứu thương. Thành phố im ắng tới mức bạn có thể nghe thấy tiếng vịt kêu trên sông Seine, không khí làm tôi liên tưởng tới một thị trấn thôn quê xa xôi vào một đêm chủ nhật.

Nghịch lý Paris trong đại dịch Covid-19 - Hình 5

Những mái nhà ở Paris. Ảnh: The New York Times.

Ở Paris những ngày này, các đài tưởng niệm vẫn được thắp sáng, dễ dàng để tưởng tượng về thời kỳ trước đó khi những đường phố vắng lặng: thời Đức chiếm đóng. Những hình ảnh từ thời kỳ này cho thấy phố phường trống vắng, những người đi bộ đơn độc và những tượng đài lớn không đồng điệu với thành phố điêu tàn. Cũng giống như lúc này, những vị khách với gương mặt ảm đạm lúc đó vật vờ trong vài cửa tiệm còn mở.

Những thế hệ lớn tuổi nhất ở Pháp vẫn còn ám ảnh với những tiếng vọng đó. Tôi đã gọi cho nhà văn Philippe Labro, người đã đưa ra một so sánh tưng tự trong bài viết gần đây cho Journal du Dimanche, và cũng là người từng trải qua tuổi thơ trong thời kỳ thành phố bị chiếm đóng.

Nghịch lý Paris trong đại dịch Covid-19 - Hình 6

Những đường phố vắng vẻ khiến người ta dễ tưởng tượng hơn vềcuộc sống của con người trong thành phố Paris. Ảnh: The New York Times.

“Chúng tôi đã sống thường trực trong mối đe dọa sắp đến”, ông Labro nói với tôi. “Đó là không khí sợ hãi bủa vây. Và rồi đường phố vắng bóng người. Paris bị chiếm đóng mà không có Boches”, ông Labro nói cùng tiếng cười – trong đó ông dùng cách nói của người Pháp để chỉ những người Đức trong thời kỳ Pháp bị chiếm đóng.

“Có lẽ mọi người bây giờ đang khám phá lại sự tồn tại bấp bênh như thế nào”, nhà văn Labro nói. Cha mẹ ông từng là những cư dân che giấu người Do Thái trong chiến tranh.

Nghịch lý Paris trong đại dịch Covid-19 - Hình 7

Quảng trường Place du Tertre ởMontmartre thường ngày chật kín du khách, mang một không khí hoàn toàn khác giữa đại dịch. Ảnh: The New York Times.

Paris đang sống gần gũi với những ký ức của thời kỳ bị chiếm đóng, chỉ những ngày gần đây tôi với chú ý tới một tấm bảng về một anh hùng năm 1942 ít ai để ý tới cách không xa nơi tôi sinh sống. Sự đông đúc của đường phố thường ngày không cho phép người ta có những khoảng trống cho những sự quan sát như vậy.

“Chúng ta chưa bao giờ tự do đến vậy như trong suốt thời kỳ Đức chiếm đóng”, triết gia nổi tiếng Jean-Paul Sartre đã viết như vậy sau chiến tranh. Đại ý câu nói được nhiều người biết tới này của ông là: Chưa bao giờ những người Paris, những phụ nữ và đàn ông Pháp buộc phải đối đầu quyết liệt mỗi ngày tới vậy, với câu hỏi cơ bản của sự sống sót.

Nghịch lý Paris trong đại dịch Covid-19 - Hình 8

Bờ sông Seine thường đông đúc trong những ngày nắng. Ảnh: The New York Times.

Sơn Trần (biên dịch)

Cảnh sát Indonesia dùng 'ma chưa siêu thoát' để dọa người dân ở nhà

Ngôi làng Kepuh ở Indonesia đã bị 'ma ám' gần đây. Những bóng người màu trắng lúc ẩn lúc hiện vồ vào người đi đường nào thiếu cảnh giác, sau đó lại lướt đi trong đêm đen.

Giới chức ngôi làng trên đảo Java đã nghĩ ra cách dọa ma này để tuần tra ngoài đường với hy vọng sự mê tín và nỗi sợ hãi sẽ giữ mọi người ngồi trong nhà, tránh xa khỏi virus corona, theo The Straits Times.

"Chúng tôi muốn trở nên khác biệt và tạo ra hiệu ứng răn đe nhờ những hồn ma pocong rùng rợn", ông Anjar Pancaningtyas, người đứng đầu một nhóm thanh niên trong làng đã phối hợp với cảnh sát để đưa ra sáng kiến kỳ lạ này.

Hồn ma "pocong" là hình những con ma được cuốn trong tấm vải liệm màu trắng. Chúng có khuôn mặt trắng bệch và tròng mắt lớn. Trong văn hóa dân gian Indonesia, pocong là những linh hồn không thể siêu thoát.

Tuy nhiên, trái với mong đợi, khi pocong xuất hiện trên đường phố của ngôi làng Kepuh hồi đầu tháng này, chúng kéo người dân ra ngoài vì tò mò.

Cảnh sát Indonesia dùng ma chưa siêu thoát để dọa người dân ở nhà - Hình 1

Ngôi làng Kepuh trên đảo Java dùng hồn ma trong truyền thuyết để dọa người dân buộc họ ở nhà tránh dịch. Ảnh: Twitter.

Giới chức địa phương đã thay đổi chiến thuật, bằng việc đi tuần tra bất ngờ, cũng trong bộ dạng những con ma.

Tổng thống Joko Widodo vẫn chưa ban bố lệnh phong tỏa toàn quốc, thay vào đó ông kêu gọi người dân thực thi giãn cách xã hội và giữ vệ sinh tốt.

Indonesia là quốc gia châu Á có tỷ lệ tử vong vì Covid-19 cao nhất sau Trung Quốc, một số cộng đồng dân cư như làng Kepuh đã quyết định triển khai các lệnh cấm theo cách của họ. Họ dùng hồn ma tuần tra, phong tỏa và ban bố hạn chế đi vào làng.

"Người dân vẫn thiếu nhận thức về việc làm thế nào để ngăn chặn sự lây lan của dịch Covid-19", trưởng làng Priyadi nói. "Họ muốn có cuộc sống như bình thường bên rất khó để họ tuân thủ chỉ dẫn ở nhà".

Hiện Indonesia có 4.241 ca nhiễm Covid-19, 373 người đã tử vong. Các chuyên gia dự đoán các con số tiếp tục tăng đáng kể.

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Indonesia ước tính có thể có tới 140.000 ca tử vong và 1,5 triệu người nhiễm vào tháng 5 nếu không áp đặt các hạn chế đi lại nghiêm khắc.

Các phóng viên của Reuters gần đây đã đến thăm làng Kepuh và nhận thấy rằng "chiến lược siêu nhiên" của làng này dường như đang phát huy tác dụng. Dân làng bắt đầu cảm thấy sợ hãi những con ma.

Hạnh Vũ

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tỉ phú Elon Musk nhắm đến Microsoft trong đơn kiện OpenAI
08:53:26 17/11/2024
Tòa án Mỹ chấp thuận hoãn truy tố ông Trump vụ tài liệu mật
07:05:01 17/11/2024
Loạt lựa chọn nội các gây tranh cãi mới nhất của ông Trump
18:43:51 17/11/2024
Trung Quốc giảm thuế xuất khẩu 209 sản phẩm
20:02:52 17/11/2024
Vấn đề làm lu mờ chương trình tái thiết trị giá hàng tỷ USD của Ukraine
13:58:20 16/11/2024
Chuyên gia Nga đánh giá về địa điểm tổ chức đàm phán tiềm năng giữa Tổng thống Putin và ông Trump
14:14:39 16/11/2024
Lầu Năm Góc tiếp tục không thể giải trình đầy đủ các khoản ngân sách 824 tỷ USD
21:28:28 16/11/2024
Tổng thống Ukraine đặt mục tiêu kết thúc xung đột vào năm 2025 thông qua đàm phán
05:19:38 17/11/2024

Tin đang nóng

Lộ khung hình nhạy cảm gây tranh cãi của Minh Hằng
08:04:51 18/11/2024
Ca sĩ Bích Tuyền lấy chồng tỷ phú Mỹ, sở hữu biệt thự 1.600 tỷ đồng, giờ sống ra sao?
06:24:47 18/11/2024
Chồng không may qua đời, tôi ở vậy phụng dưỡng bố chồng bệnh tật, ngày giỗ đầu, ông bất ngờ làm một việc khiến tôi bật khóc
05:58:43 18/11/2024
Chồng mất tròn năm, hôm ấy nghe lời đề nghị của anh chồng, tôi giật mình không tưởng
05:55:29 18/11/2024
Cam thường bóc trần sắc vóc thật của nữ chính hot nhất màn ảnh hiện nay
06:20:12 18/11/2024
Ca sĩ Tô Thanh Phương hiện ra sao sau khi nhảy lầu?
06:26:59 18/11/2024
Tiếng hét thất thanh tố cáo nữ diễn viên gen Z giữa lễ trao giải gây sốc cho 400 triệu người
07:56:29 18/11/2024
Cặp đôi Vbiz để lộ bằng chứng hẹn hò bí mật, bị phát hiện "đánh lẻ" du lịch nước ngoài
09:44:27 18/11/2024

Tin mới nhất

Đề cử Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ bị nghi từng có quan điểm ủng hộ Nga

12:53:46 18/11/2024
Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu cho rằng các phòng thí nghiệm kiểu này khá phổ biến, nằm trong nỗ lực quốc tế nhằm kiểm soát các đợt bùng phát dịch bệnh và ngăn chặn vũ khí sinh học.

APEC kêu gọi tăng cường hợp tác đa phương, cải cách WTO

12:50:20 18/11/2024
Bên cạnh đó, các nhà lãnh đạo APEC tái khẳng định cam kết tăng cường kết nối chuỗi cung ứng để thiết lập các chuỗi cung ứng an toàn, có khả năng phục hồi cao, bền vững và toàn diện.

Hamas lựa chọn cơ cấu mới cho giới chóp bu

12:47:11 18/11/2024
Cấu trúc lãnh đạo tập thể có thể là một chiến lược phòng thủ cho Hamas, bởi việc có 5 người đứng đầu sẽ giảm nguy cơ hơn viễn cảnh một thủ lĩnh duy nhất ngay lập tức nằm trong tầm ngắm của Israel.

Thủ tướng Đức chia sẻ về cuộc điện đàm với Tổng thống đắc cử Trump

12:41:36 18/11/2024
Năm ngày sau cuộc điện đàm với Tổng thống đắc cử Trump, Thủ tướng Scholz đã trao đổi qua điện thoại với nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin. Đây là cuộc điện đàm đầu tiên giữa Tổng thống Nga Putin và Thủ tướng Đức Scholz trông gần 2 năm qua...

Vùng thủ đô quốc gia Delhi của Ấn Độ mạnh tay xử lý ô nhiễm

12:39:06 18/11/2024
Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cũng đã công bố kế hoạch phun nước khử bụi trên đường và triển khai xe quét cơ giới để giảm bụi.

Nhân tố cản bước tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc

10:43:37 18/11/2024
Việc ông Donald Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vừa qua có thể dẫn đến các biện pháp hạn chế thương mại khắc nghiệt hơn và các chính sách đơn phương sẽ làm phân mảnh hệ thống toàn cầu.

Ai Cập thông qua luật mới đầu tiên về vấn đề người tị nạn

10:42:18 18/11/2024
Dự luật ưu tiên giải quyết các đơn đăng ký của các nhóm dễ bị tổn thương như người khuyết tật, người già, phụ nữ mang thai, trẻ em không có người đi kèm và nạn nhân của nạn buôn người, tra tấn và bạo lực tình dục.

Cảnh tượng hoang tàn sau cuộc dội bom đồng loạt của Israel xuống Gaza, Liban

09:33:30 18/11/2024
Theo Cơ quan y tế của Dải Gaza, tính từ ngày 7/10/2023 đến nay các cuộc tấn công của Israel đã khiến khoảng 43.799 người dân tại khu vực này thiệt mạng.

Thủ tướng Đức tiết lộ tin không tốt về cuộc chiến ở Ukraine sau khi điện đàm với Tổng thống Nga

09:30:13 18/11/2024
Ông Scholz cho rằng điều này giúp nói rõ với nhà lãnh đạo Liên bang Nga rằng ông ấy không nên kỳ vọng khả năng suy giảm sự ủng hộ của Đức, châu Âu và nhiều quốc gia khác trên thế giới dành cho Ukraine.

Thêm quan chức Hezbollah được cho là thiệt mạng trong cuộc tấn công của Israel

09:25:33 18/11/2024
Cuộc tấn công vào Beirut tiếp tục làm gia tăng căng thẳng giữa Israel và lực lượng Hezbollah ở Liban, trong bối cảnh xung đột trong khu vực ngày càng leo thang và gây thiệt hại nghiêm trọng cho dân thường.

Cá mập voi robot lượn lờ tại thủy cung Trung Quốc gây tranh cãi

09:18:30 18/11/2024
Mặc dù một số du khách cảm thấy bị lừa, có những người lại khác hoan nghênh cá mập voi robot vì điều này phản ánh cam kết của thủy cung đối với phúc lợi động vật, miễn là việc sử dụng robot được thông báo ngay từ đầu.

Indonesia khuyến cáo người dân đề phòng bão Man-yi

07:31:13 18/11/2024
BMKG đã đề nghị các cơ quan chức năng tăng cường các biện pháp phòng hộ và khuyến cáo người dân chủ động các biện pháp phòng ngừa tránh bão nhằm giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.

Có thể bạn quan tâm

Ngôi làng đá Khuổi Ky hơn 400 năm tuổi ở Cao Bằng

Du lịch

12:58:57 18/11/2024
Làng đá cổ Khuổi Ky (xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng) nổi tiếng với những ngôi nhà sàn làm bằng đá, mang vẻ đẹp cổ kính rất riêng của núi rừng Đông Bắc.

NÓNG: Đang cưỡng chế thu hồi 38.800 m2 đất Bãi Sau, TP Vũng Tàu

Tin nổi bật

12:58:53 18/11/2024
Hơn 38.800m2 đất cuối cùng của Bãi Sau đang được TP Vũng Tàu cưỡng chế thu hồi để thực hiện dự án chỉnh trang.

Hoa sữa về trong gió: Hiếu phản đối con gái nhận quà hồi môn từ nhà mẹ đẻ

Phim việt

12:58:46 18/11/2024
Dù vợ cũ đã mất nhiều năm nhưng Hiếu dường như vẫn có những suy nghĩ không thiện cảm với gia đình nhà ngoại của con gái.

Bài hát của chúng ta - Tập 12: Quang Linh dừng chân trước thềm Chung kết

Tv show

12:49:49 18/11/2024
Mặc dù gây nhiều tiếc nuối khi dừng chân tại đêm bán kết nhưng Quang Linh đã có một hành trình rực rỡ khi liều lĩnh tranh tài ca hát ở tuổi 59.

Hoạt động của Thanh Thủy sau khi đăng quang Miss International

Sao việt

12:46:03 18/11/2024
Sau khi đăng quang tại Miss International 2024, Thanh Thủy ở lại Nhật Bản để có những hoạt động đầu tiên. Cô cùng các Á hậu tham gia chuyến media tour và cảm ơn các nhà tài trợ.

Con số may mắn theo 12 con giáp hôm nay 19/11/2024

Trắc nghiệm

12:44:21 18/11/2024
Con số may mắn hôm nay 19/11 theo 12 con giáp Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ... là số nào? Đâu là cặp số may mắn hôm nay của 12 con giáp chuẩn nhất? Tử vi may mắn theo 12 con giáp ngày 19/11 là con số nào?

Chiếm trọn điểm 10 ấn tượng với trang phục đồng bộ

Thời trang

12:27:10 18/11/2024
Dù là set áo quần, áo váy hay bộ đồ thể thao, trang phục đồng bộ dễ dàng tạo ấn tượng mạnh và giúp người mặc tiết kiệm thời gian phối đồ mà vẫn nổi bật và thời thượng. Đây là lựa chọn lý tưởng cho những ai yêu thích phong cách sành điệu...

Người đàn ông luôn ngồi ở cửa nhà đợi con gái làm ăn xa trở về: Đến năm thứ 5, khi cánh cửa mở ra tất cả không thốt nên lời

Netizen

12:15:07 18/11/2024
Tốc độ thành công của bạn nhất định phải vượt qua tốc độ già đi của bố mẹ - là câu nói chắc hẳn chúng ta nghe ít nhất một lần trong đời.

Bắt giữ nhiều đối tượng trộm cắp cà phê ở Lâm Đồng

Pháp luật

12:12:59 18/11/2024
Ngày 18/11, Công an huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) cho biết, đã bắt giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với Lưu Xuân Kiên (1997, thường trú tại thị trấn Cát Thành, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định) để điều tra về hành vi trộm cắp tài sản.

Chưa bao giờ làm trứng gà ngâm tương lại dễ như thế, dắt túi 2 mẹo nhỏ, làm mẻ trứng nào cũng thơm ngon, nịnh mắt

Ẩm thực

11:41:22 18/11/2024
Mất chưa đầy 20 phút để chuẩn bị món trứng gà ngâm tương thơm ngon này, và một khi đã làm xong, bạn sẽ có món ngon cho cả tuần!

Vì sao nên uống chanh mật ong vào buổi sáng?

Làm đẹp

11:34:48 18/11/2024
Ngoài ra, mật ong hoạt động như một chất prebiotic, thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn đường ruột có lợi. Sự kết hợp này có thể giúp làm giảm các triệu chứng khó tiêu, đầy hơi và táo bón, tạo tiền đề cho một ngày thoải mái hơn.