Nghịch lý “nghỉ việc” kỳ lạ của người trẻ Trung Quốc, tổ chức cả tiệc để ăn mừng
Người trẻ Trung Quốc coi chuyện nghỉ việc như một “thành tích” cần đạt được để thoát khỏi những đau khổ và bất công trong công việc.
Thậm chí, họ còn tổ chức tiệc tùng cùng bạn bè ăn mừng.
Cạnh tranh khốc liệt về học tập và thăng tiến, làm việc quá sức chỉ nhận về mức lương không xứng đáng, nhiều người trẻ Trung Quốc bắt đầu vỡ mộng và bỏ việc.
Những tấm “banner” chúc mừng “bạn đã thoát khỏi đắng cay” sau khi nghỉ việc
Theo CNN, chàng trai tên Liang đã từ bỏ công việc nhân viên ngân hàng tại tỉnh Chiết Giang, sau đó anh cùng những người bạn của mình tổ chức một bữa tiệc tưng bừng, gõ chiêng trống chúc mừng chẳng khác gì tiệc cưới.
Việc ăn mừng khi từ bỏ một công việc ổn định với mức lương đáng ghen tỵ dường như lạ lùng, đặc biệt là giữa bối cảnh triển vọng kinh tế ảm đạm ở Trung Quốc và tỷ lệ người trẻ thất nghiệp cao kỷ lục. Đây là giai đoạn mà những vị trí Liang vừa từ bỏ dường như không có nhiều.
Liang (giữa) và những người bạn của mình trong bữa tiệc nghỉ việc. Ảnh: Liang
Bánh ngọt trong bữa tiệc mừng bỏ việc của Liang và tấm biển ghi: “Tôi bỏ cuộc!”. Ảnh sưu tầm
Tuy nhiên, Liang, 27 tuổi, vừa là một người sáng tạo nội dung vừa quản lý một quán cà phê cho biết anh cảm thấy hạnh phúc hơn sau khi nghỉ việc – điều mà nhiều người cùng cảnh ngộ như anh có chung cảm nhận.
“Tôi bị cuốn vào một công việc máy móc và lặp đi lặp lại. Nó đã tiêu tốn quá nhiều năng lượng của tôi. Những ý tưởng sáng tạo của bạn bị gạt bỏ và cuối cùng biến mất”, Liang chia sẻ.
Đồng thời, anh cũng nói rằng anh cảm thất ngột ngạt khi làm việc tại phòng quan hệ công chúng của ngân hàng.
Video đang HOT
Trên mạng xã hội Trung Quốc, hàng trăm bài viết về những bữa tiệc nghỉ việc được chia sẻ rộng rãi trong năm nay sau khi nước này chấm dứt chính sách phong tỏa do Covid-19.
Có vẻ, dịch bệnh khiến đất nước tỷ dân đối mặt với những tác động tiêu cực về kinh tế và xã hội. Hầu hết những người tham gia vào xu hướng này đều trong độ tuổi 20 với nhiều lý do nghỉ việc khác nhau từ lương thấp đến tình trạng cạn kiệt năng lượng.
Phong trào nghỉ việc nở rộ sau “vỡ mộng” công việc
Thị trường lao động của Trung Quốc đang đứng trước nhiều thách thức. Ảnh: China Daily
Theo Maimai – một nền tảng tìm việc ở Trung Quốc, trong số 1.554 người lao động ở các ngành nghề khác nhau tham gia khảo sát từ tháng 1 – 10/2022, 28% trong số đó đã nghỉ việc. Con số này cao gấp đôi so với những người có ý định nhưng chưa nghỉ việc.
Một phong trào tương tự – được gọi là cuộc Đại Nghỉ việc đã diễn ra ở Mỹ với gần 50 triệu người nghỉ việc trong 2 năm. Trong khi hiện tượng này đang giảm dần ở phương Tây thì dường như nó đang bắt đầu ở Trung Quốc.
Người trẻ Trung Quốc cảm thấy vỡ mộng khi họ dành cuộc đời mình để cạnh tranh với nhau về điểm số và thang bậc nghề nghiệp song chỉ để nhận được rất ít sự hài lòng.
Các chuyên gia đánh giá, xu hướng này sẽ làm tồi tệ hơn cơn đau đầu kinh tế ngày càng gia tăng ở Trung Quốc, khi mà tỷ lệ sinh giảm và lực lượng lao động thu hẹp có thể gây ra những khó khăn cho sự tăng trưởng tương lai.
Cuộc đua khốc liệt từ “trường học” đến “trường đời”
Người trẻ tham dự hội chợ việc làm ở Bắc Kinh vào tháng 8/2022. Ảnh: AFP
Trẻ em Trung Quốc phải cạnh tranh từ khi còn nhỏ trong cuộc đua giáo dục không điểm dừng và đối mặt với kỳ thi cao khảo khốc liệt nhất thế giới mà hầu hết học sinh cho rằng chỉ có một lần trong đời.
“Người trẻ Trung Quốc phải đối mặt với nhiều nỗi thất vọng, tình trạng kiệt sức và bất mãn vì phải làm việc quá nhiều”, Nancy Qian, Giáo sư về Kinh tế tại Trường Quản lý Kellogg thuộc Đại học Northwestern cho hay.
Theo Bộ Giáo dục Trung Quốc, nước này đã xây dựng hệ thống giáo dục lớn nhất thế giới, với tỷ lệ tuyển sinh đại học tăng gần gấp đôi chỉ sau 10 năm lên 57,8% vào năm 2021.
Nhiều người trưởng thành trong thời điểm kinh tế tăng tốc tối đa và tương lai dường như rất hứa hẹn. Tuy nhiên, là kết quả của chính sách một con, trên thực tế đã được nới lỏng những năm gần đây để đảo ngược tỷ lệ sinh giảm, họ phải đối mặt với những kỳ vọng cao của cha mẹ và sự cạnh trạnh khốc liệt.
Họ được dạy rằng tất cả nỗ lực sẽ được đền đáp khi thành công về mặt tài chính. Nhưng thay vào đó, họ lại phải đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao chưa từng có và mức lương ì ạch do kinh tế chậm tăng trưởng và văn hóa làm việc cường độ cao.
“Điều đó đi ngược với những gì họ được dạy trong suốt cuộc đời mình. Họ hoàn toàn cạn kiệt năng lượng”.
Trong khi thế hệ trước tập trung vào việc đáp ứng những nhu cầu cơ bản thì người trẻ ngày nay lớn lên trong một xã hội đầy đủ lại tìm kiếm ý nghĩa và mục đích sống, điều mà công việc không mang lại cho họ.
Cô gái đáp trả họ hàng khi bị giục lấy chồng hút triệu lượt xem trên mạng xã hội
Nhiều người trẻ Trung Quốc về quê đón Tết phải đối mặt với áp lực của việc thúc giục kết hôn, sinh con đến từ người thân, họ hàng.
Cô gái mệt mõi khi nghe họ hàng giục chuyện lấy chồng, sinh con. Ảnh: SCMP
Một cô gái 24 tuổi ở miền bắc Trung Quốc đã phản pháo lại suy nghĩ lỗi thời về hôn nhân của một người họ hàng và nhận về nhiều lời ủng hộ trên mạng xã hội, SCMP đưa tin.
Cô gái ở vùng Nội Mông (Trung Quốc) đăng tải clip mình trò chuyện cùng mẹ và những người họ hàng lớn tuổi trong dịp về quê ăn Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.
Trong đoạn clip thu hút gần 2 triệu lượt xem, cư dân mạng có thể nghe thấy tiếng của một người họ hàng với lời đề nghị: "Cháu tốt nhất nên ở lại đây và tham dự kỳ thi công chức. Tại sao cháu lại muốn đi ra ngoài tỉnh chứ? Cháu nên ở nhà, thi công chức và lấy chồng ở quê là chuyện bình thường mà".
Cô gái vừa ăn hạt dưa vừa trả lời: "Cháu thà nằm trong quan tài còn thấy yên bình hơn. Phóng bức ảnh treo lên tường cũng thấy thanh thản đấy bác à".
Dù có được câu trả lời gay gắt từ cháu gái nhưng người họ hàng vẫn không dừng lại mà khăng khăng cho rằng cô gái nên cưới chồng và sinh con. Cô gái tiếp tục tỏ ra khó chịu: "Sao cháu phải lấy chồng và phục vụ ai đó?". Thậm chí cô còn đưa bộ móng tay được làm tỉ mỉ của mình ra trước camera và nói: " Cháu đang có một bộ móng đắt tiền, tại sao cháu phải đi nấu nướng và rữa bát đĩa cho ai đó?".
Người họ hàng khẳng định: "Lấy chồng và sinh con là đức tính truyền thống của người phụ nữ Trung Quốc".
Sau cùng, mẹ cô gái phải đứng ra giảng hòa: "Đã là thời đại mới với những tư tưởng mới rồi. Chúng ta không nên can thiệp vào suy nghĩ của bọn trẻ".
Một trang mạng xã hội sau đó đã đăng tải lại clip này của cô gái và thu hút sự chú ý lớn trên Weibo. Bình luận được nhiều like nhất có nội dung ủng hộ cô gái: " Tôi bật cười khi người đàn ông đó nói lấy chồng và sinh con là đức tính truyền thống của phụ nữ Trung Quốc. Ý ông là gì khi nói 'đức tính truyền thống' chứ? Đúng là một suy nghĩ lỗi thời!".
"Cô ấy mới 24 tuổi mà đã bị giục kết hôn. Tôi 30 và vẫn còn độc thân đây này", một người khác bình luận.
Trong khi một cư dân mạng khác chia sẻ: "Thật tốt khi người mẹ đã lên tiếng để bênh vực cho con gái mình".
Kỳ nghỉ Tết Nguyên đán năm nay là kỳ nghỉ đầu tiên kể từ khi Trung Quốc nới lỏng các biện pháp kiểm soát COVID-19. Bởi vậy, nhiều thanh niên làm việc ở các thành phố lớn đã trở về quê và phải đối mặt với áp lực kết hôn từ cha mẹ và họ hàng của họ.
Đoạn video quay cảnh một cô gái ở tỉnh An Huy, miền đông Trung Quốc tranh cãi trong bữa tối với người thân ép cô đi lấy chồng cũng thu hút hơn 3 triệu lượt xem trên mạng.
Giới trẻ Trung Quốc đối mặt nhiều áp lực khi quyết định kết hôn. Ảnh: Shutterstock
Trên thực tế, không chỉ các cô gái mà một bộ phận giới trẻ Trung Quốc nói chung gnày càng không mặn mà với việc kết hôn. Theo Niên giám thống kê Trung Quốc 2022, số người lần đầu kết hôn ở xứ tỷ dân giảm còn 11,6 triệu trong năm này, thấp hơn 700.000 so với năm 2021, và kém xa mức cao nhất từng được ghi nhận là 23,9 triệu vào năm 2013.
Giới trẻ xứ tỷ dân phải đối mặt với chi phí sinh hoạt ngày càng tăng, không thể trang trải chi phí kết hôn, bao gồm tiền mua nhà và nuôi dạy con cái nên muốn chọn cuộc sống tự do hơn là lao đầu vào áp lực cơm áo gạo tiền gia đình.
Trào lưu săn lùng "kho báu" trong thùng rác độc lạ của giới trẻ Trung Quốc Hiện nay, giới trẻ Trung Quốc có trào lưu săn lùng những món đồ bị bỏ đi, một số người trẻ hiện nay luôn "săn rác" để mang về tái chế và sử dụng. Hiện nay, trào lưu "săn kho báu" trong thùng rác trở nên thịnh hành tại Trung Quốc. Kể từ năm 2022, giới trẻ Trung Quốc đã lập các nhóm...