Nghịch lý của sự giàu có: Lý giải nguyên nhân nhiều người càng giàu càng không hạnh phúc và khó kiếm người yêu
Giới siêu giàu có những vấn đề tâm lý mà người thường khó hiểu được.
Khi sự bất bình đẳng tiếp tục gia tăng trên toàn cầu, việc hiểu tâm lý của những người siêu giàu là chủ đề luôn gây tò mò.
Những người giàu có rõ ràng kiểm soát hoặc ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh của xã hội. Thế nhưng bất chấp tất cả những đặc quyền, quyền kiểm soát và khả năng tiếp cận gần như mọi thứ cần thiết hoặc xa xỉ có thể có, nhiều nghiên cứu cho thấy những người siêu giàu không hề hạnh phúc. Nhiều người bị hoang tưởng, tinh thần không ổn định và ngày càng rút lui khỏi xã hội chính thống – khiến họ càng ít tiếp xúc với thực tế mà hầu hết mọi người phải đối mặt.
Vì sao nhiều người giàu có không thấy viên mãn?
Để lý giải nghịch lý này không hề đơn giản. Sự giàu có có tác động ngấm ngầm làm thay đổi tâm trí, nhận thức, mối quan hệ, cảm xúc, khát vọng của một cá nhân và các giá trị quan của người đó.
Một trong những nghịch lý lớn nhất của việc trở nên giàu có là trong khi nhiều người gắn sự giàu có với tự do (điều này đúng ở một mức độ nào đó), thì nhiều người trở nên giàu có thực sự lại thấy mình là “tù nhân” của sự giàu có của chính họ.
Một trong những vấn đề cuối cùng mà bạn mong đợi người giàu phải lo lắng là tiền bạc chứ chưa nói đến việc trở nên nghèo khó, nhưng đây là những nỗi lo chung của những người giàu: Sợ nghèo.
Người giàu thật ra vẫn…sợ nghèo
Một nghiên cứu do Business News Daily thực hiện cho thấy “nguồn gây căng thẳng chính đối với hầu hết người giàu là tiền bạc”. Những phát hiện của một nghiên cứu gần đây của GoBankingRates.com cũng cho thấy nỗi sợ hãi tài chính đứng đầu trong số 10 nỗi sợ hãi hàng đầu của nhóm siêu giàu, bao gồm: Rơi vào nợ nần trầm trọng, trở thành vô gia cư và mất việc.
Lo lắng về tiền bạc không chỉ giới hạn ở người nghèo. Theo một bài báo năm 2014 trên US News and World Report, ngay cả những người giàu cũng lo lắng về tiền bạc và thậm chí nó còn cực đoan hơn thế nữa. Chúng ta đang nói về top 10% những người giàu có nhất. 48% những người thuộc thế hệ Boomers khá giả, những người có hơn 1 triệu USD tiết kiệm để nghỉ hưu lo sợ không có đủ tiền cho cuộc sống sau này và nhiều người cho rằng các vấn đề về giấc ngủ mãn tính là nguyên nhân dẫn đến những nỗi sợ hãi như vậy.
Trong một nghiên cứu có tựa đề “Niềm vui và vấn đề nan giải của sự giàu có”, 165 hộ gia đình giàu có đã được khảo sát. Giá trị tài sản ròng trung bình của một hộ gia đình được khảo sát là 78 triệu USD và 120 người tham gia có tài sản ròng hơn 25 triệu USD.
Những người được hỏi nhìn chung là những người không hài lòng và lượng tài sản quá nhiều của họ đã góp phần gây ra những lo lắng sâu sắc liên quan đến tình yêu, công việc và gia đình. Quả thực, họ thường xuyên không hài lòng ngay cả với khối tài sản khổng lồ của mình. Hầu hết họ vẫn không coi mình là người đã an toàn về mặt tài chính. Để đạt được trạng thái thoải mái, họ nói rằng trung bình họ sẽ cần nhiều hơn 1/4 số tài sản mà mình hiện đang sở hữu. Một người thừa kế trong báo cáo trả lời phỏng vấn cho biết anh không cảm thấy an toàn về mặt tài chính cho đến khi có 1 tỷ đô la trong ngân hàng.
Video đang HOT
Trong Phim tài liệu của Jamie Johnson về giới siêu giàu – The One Percent, Chuck Collins, một nhà nghiên cứu về bất bình đẳng và là người thừa kế tài sản của Oscar Meyer (người đã từ bỏ quyền thừa kế của mình) chia sẻ: “Hôm nay tôi gặp những người nói rằng thật khó để kiếm được 50 triệu… và tôi nghĩ những người đó thật bệnh hoạn”.
Bên cạnh đó, với những người siêu giàu tự thân, vấn đề tâm lý từ quá trình làm việc vất vả lâu năm hay thiếu cân bằng thời gian cũng góp phần dẫn đến tình trạng sức khỏe tinh thần không lành mạnh.
Giàu có cũng nảy sinh các vấn đề phức tạp
Người siêu giàu khó tìm kiếm tình yêu
Sự giàu có có thể mua cho bạn sự sang trọng, nhưng “tiền không mua được tình yêu” có thể là quan niệm đúng. Mặc dù tiền thực sự có thể nâng cao cảm giác an toàn và đáp ứng những nhu cầu tâm lý nhất định nhưng nó không nhất thiết đảm bảo sự kết nối tình cảm hoặc khả năng tìm kiếm đối tác lãng mạn phù hợp.
Nhiều người giàu có thường nói rằng họ khó tìm được tình yêu và sự đồng hành với những lý do như: “Việc cân bằng công việc kinh doanh của tôi với những mối quan hệ lãng mạn thường khiến tôi băn khoăn liệu tình yêu đích thực có nằm ngoài tầm tay hay không” hay “Đôi khi tôi cảm thấy bề ngoài giàu có của mình khiến tôi khó tìm được người đánh giá cao những phẩm chất chân chính của tôi”.
Bất chấp quan niệm người giàu có nhiều mối quan hệ, sự giàu có có xu hướng thu hẹp nhóm hẹn hò của họ. Những người giàu có dường như đang tìm kiếm những đặc điểm cụ thể trong một mối quan hệ lâu dài – đến mức họ sẵn lòng trả phí cao (cho các huấn luyện viên, ứng dụng và trang web hẹn hò độc quyền) để tìm kiếm đối tác tiềm năng.
Tìm đối tượng thực sự yêu thương mình vì tính cách, phẩm chất là việc khó với người giàu
Nếu bạn giàu có và trải qua những thử thách trong việc hình thành một mối quan hệ chân chính, việc suy ngẫm về sự giàu có hình thành nên nhận thức lãng mạn của bạn như thế nào có thể mang lại những hiểu biết sâu sắc có giá trị.
Ví dụ, một nghiên cứu năm 2016 được công bố trên Frontiers in Psychology tiết lộ rằng sự giàu có hơn có thể ảnh hưởng đến sự hài lòng trong mối quan hệ dựa trên ngoại hình của đối tác, đặc biệt là đối với đàn ông dị tính. Ngoài ra, những cá nhân giàu có hơn, bất kể giới tính, thường cảm thấy có nhiều quyền hơn trong quá trình theo đuổi mối quan hệ của họ.
Cúi xuống nhặt chiếc đũa rơi dưới bàn ăn, lúc ngẩng đầu lên tôi quyết định ly hôn luôn
Mới ngoài 20 tuổi đầu đã mang tiếng một đời chồng, biết rằng chặng đường phía trước không hề đơn giản nhưng tôi chấp nhận.
Có lẽ tôi đã sai ngay từ đầu và bây giờ phải trả giá cho hành động ngu ngốc trước đó. Ngày ấy tôi mới học đại học được một năm thì yêu anh, anh hơn tôi những 8 tuổi. Yêu một thời gian anh liền hỏi cưới:
- Anh có tuổi rồi nên gia đình giục cưới quá, mà em lại học đại học tận 4 năm, anh không chờ được. Chúng ta cứ lấy nhau trước cho bố mẹ anh đỡ giục được không? Cưới xong em đi học tiếp cũng được. Nếu em quyết học xong đại học mới cưới thì anh chắc phải lấy người khác quá.
Sau một thời gian suy nghĩ, tôi quyết định bảo lưu kết quả học tập để lập gia đình, bất chấp gia đình khuyên can. Thực sự lúc ấy tôi chỉ muốn giữ lấy tình yêu của mình.
Trời không chịu đất thì đất phải chịu trời, cuối cùng gia đình tôi cũng đồng ý. Những tưởng cuộc sống gia đình sẽ hạnh phúc, nhưng tôi đã nhầm.
Sau khi cưới, tôi ngỏ ý với anh và nhà chồng việc cho tôi đi học lại, không ngờ bố mẹ anh bảo:
- Học cái gì nữa mà học. Bây giờ hai vợ chồng lo con cái đi là vừa.
Chồng tôi cũng nói thêm vào:
- Bố mẹ nói đúng rồi, em học gì nữa, cứ ở nhà thôi. Một thời gian nữa có con thì ở nhà chăm con, anh đi làm là được rồi.
Tôi sốc nặng vì anh không giữ lời hứa, nhưng lấy anh là lựa chọn của tôi nên tôi đành chấp nhận ở nhà chờ sinh con, không đi học nữa.
Cưới xong nghe lời chồng và bố mẹ chồng, tôi ở nhà không đi học nữa. (Ảnh minh họa)
Năm đầu hôn nhân cuộc sống vợ chồng khá bình yên, không nhiều cãi và, anh đi làm còn tôi ở nhà nội trợ. Sau đó, hai vợ chồng thuê chung cư dọn ra ở riêng, và đã có một con trai đầu lòng 3 tháng tuổi.
Từ khi có con, thái độ của chồng thay đổi hẳn, anh ít khi về nhà ăn cơm, thường xuyên về nhà muộn lại hay cáu gắt, đặc biệt ít khi gần con. Về đến nhà là anh ôm điện thoại chơi game, con khóc cũng chẳng dỗ mà đeo tai nghe vào để không nghe tiếng con khóc rồi quát tôi:
- Con em đẻ ra mà em không dỗ được à? Chỉ có ở nhà nấu cơm ăn với chăm con thôi mà cũng không làm được. Anh đi làm cả ngày rồi, có buổi tối về nhà nghỉ ngơi cũng không được yên thân. Đúng là vô tích sự.
Con tôi thuộc dạng khó nuôi, quấy khóc cả ngày lẫn đêm. Nhiều lúc tôi phải bế con đi đi lại lại khắp nhà ru con ngủ tới hơn 12 giờ đêm con mới im. Mới đặt xuống giường để tranh thủ dọn dẹp được vài phút thì chồng ngủ đè vào con làm nó tỉnh giấc, khóc ầm lên. Tôi chạy vào dỗ con thì anh quát:
- Giời ạ, vợ với chả con. Làm thế nào cho nó im đi để tôi còn ngủ. Đau hết cả đầu.
Vừa bực mình vừa tủi thân nhưng biết chồng mệt, áp lực công việc nên tôi không dám nói gì, chỉ vâng dạ, xin lỗi cho êm nhà êm cửa.
Đỉnh điểm là ngày hôm qua, con ốm nên lèo nhèo, tôi không tài nào đặt con xuống để nấu cơm được. Mãi đến hơn 6 rưỡi tối, con ngủ thì tôi mới có thời gian nấu cơm. 7 giờ tối chồng về thấy cơm nước chưa xong, anh lại mắng:
- Cô ở nhà làm gì mà giờ này cơm nước còn chưa xong? Ở nhà nhiều việc thế cơ à? Chồng đi làm sấp mặt ra, vợ ở nhà thì chỉ ăn với chơi.
7 giờ tối chồng về thấy cơm nước chưa xong, chồng quát xối xả vào mặt tôi. (Ảnh minh họa)
Bực lắm nhưng tôi đành nín nhịn, bảo chồng chờ một chút, cơm sắp xong rồi. Lúc dọn cơm ra bàn, tôi vô ý làm rơi chiếc đũa xuống đất nên đành cúi xuống nhặt lên rồi đi lấy đôi đũa khác, có vậy thôi mà chồng lại mắng nhiếc tiếp:
- Làm với chả ăn, chân tay cô bị làm sao hả? Ở nhà chăm con, nấu có mỗi bữa cơm tối cũng không nên hồn. Hết bắt chồng chờ cơm rồi làm rơi đũa.
- Em xin lỗi. Hôm nay con ốm nên em không nấu cơm sớm được, mà em ở nhà cũng không phải chỉ ăn với chơi. Anh biết con mình hay quấy khóc mà, với em còn phải giặt giũ, dọn dẹp...
Tôi chưa nói xong, chồng liền lật mâm cơm xuống đất, chỉ tay thẳng mặt tôi quát lớn:
- Cô định kể công với tôi hả? Tôi đi làm còn mệt gấp trăm gấp nghìn lần thì mới có đồng tiền nuôi cô đấy.
Nói xong, chồng quay ra cửa đi nhậu. Còn tôi ấm ức òa khóc nức nở. Tôi bắt đầu hối hận vì quyết định ngày trước của mình, đáng lẽ ra bây giờ tôi vẫn còn được đi học, được sống với bố mẹ cơ mà. Suy đi ngẫm lại, tôi viết đơn ly hôn đặt lên bàn rồi ôm con về nhà ngoại.
Mới ngoài 20 tuổi đầu đã mang tiếng một đời chồng, biết rằng chặng đường phía trước không hề đơn giản nhưng tôi chấp nhận. Tôi chịu đủ cuộc sống tủi nhục thế này lắm rồi.
8 cách nhìn người để sàng lọc mối quan hệ, tránh xa thị phi Nếu một người sau khi bị phê bình, thay vì tức giận, họ lại rất bình tĩnh và có thái độ tiếp nhận ý kiến, sẵn sàng sửa chữa lỗi lầm, thì đó là kiểu người có tiềm năng thành công và rất đáng để kết giao. Giao tiếp và trải nghiệm càng nhiều, chúng ta mới biết rằng xã hội ngoài kia...