Nghịch lý chuyện vợ chồng
Mọi người vẫn cho rằng đã là vợ chồng thì cái gì cũng chung, cái gì của nhau cũng cần biết, không giấu nhau điều gì, mọi sự phải rõ ràng, sáng tỏ như ban ngày.
Nhưng, người ta thường khao khát với cái gì còn bí ẩn.
Một người đàn ông đã có gia đình, vợ con đàng hoàng nhưng bị khép tội ngoại tình đã tâm sự: “Thật tình tôi không phải không thương vợ, chúng tôi rất hiểu nhau, có khi tôi chưa nói hết câu cô ấy đã hiểu tôi rồi. Nhưng bên cạnh bạn gái tôi thấy mình tự tin hẳn lên. Những gì tôi nói đối với cô ấy cũng hấp dẫn. Thật sung sướng khi cô ấy cứ ngước đôi mắt thỏ nai lên nghe tôi và trầm trồ: “Anh giỏi thật đấy, thế mà em không biết”. Còn tôi thì thấy cô ấy thật là một điều bí ẩn. Từ khi biết cô ấy tôi đã thấy phụ nữ là một thế giới không dễ hiểu chút nào. Nói chung, tôi đến với cô ấy vì mến nhau chứ hoàn toàn không vì lợi dụng thể xác. Nhưng vợ tôi không hiểu điều đó”.
Cứ nhìn vào mục kết bạn trăm năm trên báo chí haycác câu lạc bộ làm quen, ta thấy rất nhiều những câu đại loại như “tìm một người bạn cùng sở thích, cùng hoàn cảnh để dễ thông cảmchia sẻ”. Có thật sự hai người cùng sở thích, cùng tính cách sẽ dễ hiểu nhau và sẽ hạnh phúchơn? Làm gì có hai con người sinh ra từ hai môi trường khác nhau, được giáo dục theocác cách khác nhau mà lại giống nhau như đúc. Mà giả sử có thật như vậy thì cũng chán. Mình lại đi tìm kiếm một cái bóng của mình, một phiên bản của mình làm gì. Cứ tưởng tượng anh chồng mê bóng đá quên ăn, chị vợ cũng ham bóng đá quên đi chợ. Anh chồng nóng tính như hổ, chị vợ cũng đùng đùng như lửa. Anh chồng hào phóng, chi tiêu bạt mạng vớ được chị vợ cũng ham tiêu tiền. Anh chồng suốt ngày thơ thẩn gặp một chị vợ cũng cất lời lên là văn chương. Họ chắc gì hạnh phúc.
Người ta thường khao khát với cái gì người ta chưa có, còn khiếm khuyết. Vợ chồng như âm với dương, như ốc với vít, để riêng nhau thì là khiếm khuyết, vô dụng, nhưng khớp lại với nhau lại thành hoàn hảo, tạo nên sự hoàn chỉnh có lẽ lại vững bền hơn vì cả hai thấy cần có nhau để thể hiện mình. Một người chồng nhu nhược, không có khả năng quyết đoán sẽ hợp với cô vợ có cá tính mạnh mẽ, dám nghĩ, dám làm. Một anh chồng gia trưởng có khi lại rất êm ấm với một chị vợ có tính nhún nhường, lấy điều nhịn làm điều lành. Một anh chồng hoang phí nếu có một chị vợ căn cơ thì nó tạo ra sự cân bằng trong gia đình. Một anh chồng làm cơ khí, suốt ngày tiếp xúc với máy móc lại rất thích thú khi về nhà có chị vợ biết hát, biết thơ, biết vẽ.
Hai con người là hai thế giới riêng, khi họ gặp nhau, cùng tạo dựng gia đình không có nghĩa là “hòa tan” vào nhau, mất đi cái tôi riêng của mình. Bởi vậy có nên hiểu rằng sự hợp nhau là sự đối lập có tính bù trừ, bổ khuyết cho nhau để thành một tổng thể hoàn chỉnh hơn là sự giống nhau như đúc?
Để giữ gìn hạnh phúc gia đình phải biết tạo ra một khoảng cách và một không gian tâm lý riêng. Chính khoảngcách ấy tạo ra sự hấp dẫn hai con người lại với nhau, góp phần tạo nên hạnh phúc vợ chồng.
Theo VNE