Nghịch cảnh không vô cớ
Thụy Sĩ không đáp ứng yêu cầu của Thổ Nhĩ Kỳ về việc dỡ bỏ một khẩu hiệu căng trước trụ sở Liên Hiệp Quốc ở thành phố Geneve mà Ankara cho rằng có nội dung thóa mạ cá nhân Tổng thống Thổ Tayyip Recep Erdogan.
Chính phủ Đức và bà Merkel đã đáp ứng yêu cầu của phía Thổ Nhĩ Kỳ, gỡ bỏ đoạn clip và để tòa án truy tố những nghệ sĩ liên quan clip âm nhạc châm biếm ông Erdogan AFP
Tuy không chủ ý, quyết định này của Thụy Sĩ vẫn có tác động chính trị như của một cú đòn hiểm nhằm vào chính phủ Đức và cá nhân Thủ tướng Angela Merkel.
Lập luận của phía Thụy Sĩ là tự do ngôn luận. Ở nước Đức trong những ngày qua cũng có chuyện ông Erdogan bị phê trách và châm biếm trong clip âm nhạc và trên truyền hình. Phía Thổ Nhĩ Kỳ làm rất găng về ngoại giao. Không như Thụy Sĩ, chính phủ Đức và bà Merkel đã đáp ứng yêu cầu của phía Thổ, gỡ bỏ đoạn clip và để tòa án truy tố những nghệ sĩ liên quan.
Hai cách xử lý khác nhau về vụ việc có cùng bản chất. Hai cách hiểu khác nhau về tự do ngôn luận và tự do báo chí. Nghịch cảnh rõ nét đến mức không thể rõ nét hơn được nữa.
Nghịch cảnh thật đấy nhưng không phải vô cớ. Trong chuyện cùng bản chất nhưng phía Đức và Thụy Sĩ hành xử khác nhau bởi có lợi ích rất khác nhau trong quan hệ với Thổ.
Bà Merkel ở nước Đức phải tranh thủ ông Erdogan vì nếu không có được sự hậu thuẫn và hợp tác của Ankara thì giải pháp cho vấn đề tị nạn mà EU vừa thỏa thuận với Thổ Nhĩ Kỳ mà bà Merkel là tác giả chính sẽ bị phá sản. Khi ấy sẽ rất nguy hiểm đối với quyền lực của bà Merkel ở nước Đức. Thụy Sĩ không có nhu cầu và không sẵn sàng trả giá đắt cho Thổ Nhĩ Kỳ như chính phủ Đức và bà Merkel.
Video đang HOT
Trụ sở Liên Hiệp Quốc ở thành phố Geneve, Thụy Sĩ AFP
La Phù
Theo Thanhnien
Geneve - thành phố trái tim của châu Âu
Dãy Alps kỳ vĩ, đỉnh núi quanh năm tuyết phủ, những cánh đồng cỏ xanh mướt mịn màng, những ngôi nhà gạch với ống khói lò sưởi thả những làn khói mỏng màu lam, lắt lay trong trời giá lạnh...
Góc phố nhỏ xinh Geneve
Tôi đã chạm vào ước mơ được đến đất nước Thụy Sĩ xinh đẹp và thanh bình. Và thành phố Geneve nổi tiếng đang hiện hữu với bao điều kỳ thú.
Geneve cùng với Zurich, Bern là một trong 3 thành phố lớn của Thụy Sĩ thu hút khách du lịch và được coi là điểm đến hấp dẫn bậc nhất ở châu Âu. Nơi đây còn là một trong những thành phố có trụ sở của Liên Hiệp Quốc, tổ chức Chữ thập đỏ và nhiều tổ chức quốc tế khác. Vì thế, Geneve còn được mệnh danh là thủ đô hòa bình của thế giới.
Geneve nhỏ nhắn xinh xắn đón khách với vẻ đẹp thanh bình và hiền hòa. Những con phố với phong cách châu Âu cổ, những cửa hàng đồng hồ với nhiều thương hiệu lớn choáng ngợp, những cửa hàng lưu niệm với nhiều món đồ cực dễ thương, những quán cà phê góc phố ấm áp trong ánh đèn vàng... luôn làm bối rối bước chân du khách.
Đài phun nước Jet d'Eau trên hồ Léman
Broken chair huyền thoại
Một nơi mà bất cứ ai đến Geneve đều muốn ghé qua, đó là Quảng trường Các quốc gia trước mặt trụ sở Liên Hiệp Quốc, nơi có chiếc ghế gỗ khổng lồ bị gãy một chân thường được gọi là "Broken Chair" huyền thoại.
Broken Chair là tác phẩm điêu khắc bằng gỗ của nghệ nhân người Thụy Sĩ Daniel Berset do thợ mộc Louis thực hiện tại Geneve. Đó là một chiếc ghế khổng lồ với một chân bị gãy. Nó được trưng bày tại Quảng trường Các quốc gia, Geneve, từ năm 1997 (riêng trong giai đoạn từ 2005 - 2007 thì bị tháo dỡ để sửa chữa quảng trường).
Chiếc ghế gãy được làm từ 5,5 tấn gỗ, cao 12 m đến mặt ghế và khoảng 24 m kể cả phần lưng ghế. Nó tượng trưng cho việc phản đối sử dụng mìn sát thương cá nhân và bom bi đồng thời là lời kêu gọi của xã hội dân sự gửi đến các vị lãnh đạo nhà nước khi họ ký kết Công ước cấm mìn sát thương (Convention d'Ottawa) vào tháng 12.1997 tại Ottawa (Canada).
Trong khung cảnh thanh bình của quảng trường, nơi bọn trẻ được bố mẹ đưa đến chạy tung tăng trong nắng, bên đôi tình nhân nắm tay nhau thủ thỉ nơi ghế đá, từng đoàn khách du lịch thú vị chụp ảnh selfie với chiếc ghế và hàng cờ các quốc gia nơi trụ sở Liên Hiệp Quốc ở phía đối diện... mới càng thấy thêm ý nghĩa và thông điệp nhân văn của Broken Chair, vũ khí và chiến tranh là điều tồi tệ nhất đối với nhân loại văn minh trên toàn thế giới.
Broken Chair tại quảng trường trước cửa trụ sở Liên Hiệp Quốc
Biên giới chạy ngang qua mặt hồ
Một địa điểm tuyệt đẹp để đi bộ và thư giãn tại Geneve, đó là hồ Léman. Đây là hồ nước ngọt lớn thứ hai tại Trung Âu khi nói tới diện tích bề mặt, chỉ sau hồ Balaton. Khoảng 60% diện tích của nó thuộc chủ quyền của Thụy Sĩ và 40% thuộc Pháp. Bờ phía bắc và hai đầu thuộc về Thụy Sĩ trong khi bờ phía nam thuộc về Pháp. Biên giới giữa hai quốc gia chạy ngang qua mặt hồ.
Hồ này có hình dáng giống như trăng lưỡi liềm hay hình dấu phẩy, được hình thành từ sông băng Rhône đang rút xuống, hẹp lại tại khu vực quanh Yvoire trên bờ phía nam bao quanh thành phố Geneve, tạo cảnh quan sinh thái tuyệt đẹp. Nước hồ trong và xanh ngắt, hàng đàn thiên nga trắng muốt lượn lờ ăn hạt từ tay khách du lịch một cách dạn dĩ tạo cảm giác vô cùng thú vị. Trên mặt hồ là đài phun nước Jet d'Eau với vẻ đẹp hoành tráng, kỳ vĩ của những dòng nước khổng lồ, cao tới 140 m. Khi cao điểm, tốc độ của giếng phun có thể đạt đến 220 km/giờ, tạo ra một cột nước cao đến 150 m với 7 tấn nước. Đứng từ xa hàng dặm nhìn lại, trong ánh nắng chiều đang thả từng giọt xuống mặt hồ, làn nước mỏng lung linh, phảng phất hình ảnh của một chiếc cầu vồng bảy sắc tuyệt đẹp, tựa như dải lụa mỏng manh đang phất phơ bay giữa trời xanh.
Geneve - thành phố trái tim của châu Âu, nổi tiếng hiền hòa và thanh bình ngày chúng tôi có mặt đang được đặt an ninh ở mức cao vì âm mưu khủng bố. Cảnh sát xuất hiện dày đặc tại các tụ điểm lớn, nhà ga, sân bay, điều ít thấy trước đây. Càng thấm thía hơn với những khoảnh khắc yên bình, những nơi chốn thân thiện, những thông điệp hòa bình từ thành phố này và mong một lần trở lại Geneve.
Theo iHay
Bầu cử quốc hội ở Thổ Nhĩ Kỳ: Kẻ chiến thắng, người chịu quả đắng Trong cuộc bầu cử quốc hội vừa kết thúc ở Thổ Nhĩ Kỳ, đảng AKP của Tổng thống Tayyip Recep Erdogan giành lại được đa số tuyệt đối. Một văn phòng phụ trách chiến dịch tranh cử của AKP tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ - Ảnh: Reuters Ông Erdogan đã thành công với sách lược tranh cử nhấn mạnh vào lo ngại của...