“Nghịch cảnh bi hài” tại cảng cá Thọ Quang
Âu thuyền Thọ Quang (quận Sơn Trà, Đà Nẵng) mỗi ngày có hàng ngàn tàu cá của ngư dân ở khu vực miền Trung ra vào buôn bán cá, thế nhưng việc vào Đồn Biên phòng trình giấy tờ đối với ngư dân thật vất vả.
Sáng 17/7, tại trạm kiểm soát biên phòng Mân Quang chỉ gần 1 giờ mà đã có hàng chục chiếc tàu của ngư dân Quảng Ngãi, Quảng Bình, Đà Nẵng… vào ra tấp nập để trình sổ hành trình của tàu cho đồn, tiếp tục ra khơi.
Một ngư dân vừa chèo thúng vừa ngậm giấy tờ vào miệng bơi vào bờ
Vì trạm kiểm soát biên phòng Mân Quang nằm trên đất liền không có cầu cảng cho tàu cập vào nên mỗi khi muốn trình sổ, các tàu các phải đậu cách bờ vài chục mét rồi thả thuyền thúng cho người mang sổ bơi vào trình cho trạm.
Ông Võ Long (trú huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi), chủ tàu cá QNg 98137 TS cho biết, mùa này trời yên biển lặng còn đỡ chứ mùa gió săn thì bơi thúng vào trạm để trình được giấy vất vả lắm.
Theo ông Long, vì trạm kiểm soát biên phòng này nằm trên đất liền, tàu nào vào ra bắt buộc cũng phải trình giấy tờ, tuy nhiên vị trí đặt trạm không được thuận tiện cho lắm làm mất công ngư dân mà có khi không an toàn.
Còn chủ tàu QNg 89949 TS – ông Huỳnh Thanh Tâm (trú Đức Phổ, Quảng Ngãi) thì than thở: Cảng cá Thọ Quang (Đà Nẵng) là một cảng lớn của miền Trung mà mỗi lần ngư dân vào ra trình giấy vất vả quá.
Theo ông Tâm, ở cảng Sa Kỳ (Quảng Ngãi) trạm kiểm soát biên phòng được đặt ở vị trí thuận lợi, ngư dân chạy tàu ngang qua có thể cập vào trình giấy tờ rồi đi luôn, đằng này muốn trình được giấy tờ phải tốn một công đoạn nữa là thả thuyền thúng xuống, bơi vào bờ. “Nhiều khi anh em mang theo giấy tờ bị rớt hoặc mưa ướt thì khổ lắm”, ông Tâm cho biết.
Video đang HOT
Khổ nhất là nhiều tàu cá công suất lớn không thể vào gần bờ được, việc thả thuyền thúng xuống cũng phải tốn 3-4 người nên chủ tàu cho người đu dây thả xuống nước ngậm giấy tờ vào miệng rồi bơi bộ vào bờ trình giấy tờ cho nhanh.
Sáng 17/7, tại cầu tạm để ngư dân bơi vào trình giấy tờ làm thủ tục xuất bến, một cán bộ trạm kiểm soát biên phòng Mân Quang cho biết, trước đây ngư dân làm thủ tục ở bên phường Thuận Phước (quận Hải Châu) rất thuận lợi nhưng từ năm 2006 khi cảng cá Thọ Quang hình thành thì chuyển hết về đây cho ngư dân làm thủ tục.
Một ngư dân tàu cá Bình Định vừa chèo thúng vừa cầm giấy trên tay, rất dễ rơi xuống nước
Tuy nhiên, từ đó đến nay ở đây vẫn chưa xây dựng được cầu cảng để tàu cá của bà con ngư dân không chỉ của Đà Nẵng mà còn các tỉnh lân cận đến buôn bán, làm thủ tục. Việc này cả cán bộ trạm kiểm soát biên phòng Mân Quang cũng như bà con ngư dân đều bức xúc nhưng gần 10 năm nay chưa giải quyết được.
Ngoài ra, do không có cầu cảng cho tàu các cập vào nên khi cần kiểm tra ngư dân của cán bộ kiểm soát biên phòng Mân Quang cũng phải tự bơi ra rồi trèo lên tàu cá như ngư dân.
Do không có cầu cảng nên tại đây, gần 10 trụ cọc bê tông của một dự án bị tạm dừng rồi ghép lại để làm cầu tạm cho ngư dân vào làm thủ tục. Tại đây đã có nhiều tàu cá đâm vào cầu cảng tạm làm thủng tàu, đành phải quay lại bến để sửa chữa, bỏ dỡ chuyến đi biển. Quá bức xúc, ngư dân cùng cán bộ trạm kiểm soát biên phòng Mân Quang dùng lốp xe ô tô cũ treo vào cầu tạm như phao để tàu cá lỡ đâm vào thì đỡ hỏng.
Cầu tạm với các trụ bê tông để ngư dân lên làm thủ tục
Nhiều ngư dân cho biết, cảng cá Thọ Quang mỗi ngày cả ngàn tàu vào buôn bán, doanh thu ở cảng mỗi ngày cả chục tỉ đồng nhưng chỉ có mỗi việc nhỏ là xây dựng cầu cảng để thuận lợi cho ngư dân vào làm thủ tục hành chính, xuất nhập bến nhưng chờ hoài không thấy.
Tại phiên chất vấn kỳ họp thứ 7 HĐND TP Đà Nẵng khóa 8 vừa qua, nhiều ngư dân cũng đã gọi đến đường dây nóng của HĐND để chất vấn về việc này.
Đại tá Nguyễn Quốc Bình – Phó chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng Đà Nẵng cũng bức xúc khi trả lời với bà con. Ông cho biết việc này đã nói nhiều lần, mỗi ngày hàng ngàn phương tiện tàu cá vào ra làm thủ tục nhưng không có cầu cảng, gây nguy hiểm cho ngư dân.
Đại tá Nguyễn Quốc Bình cho biết trước đây, đã có một dự án xây dựng bờ kè, cầu cảng cho trạm biên phòng Mân Quang, tuy nhiên công trình dang dở ở khâu dọn mặt bằng, đúc trụ thì bị dừng vì những lý do liên quan đến quy hoạch, giao đất cho khu đô thị mới. Do đó công trình này bị bỏ rơi tới nay.
“Tôi đề nghị TP giao cho biên phòng làm cầu cảng, nếu để thì đến năm 2014 cũng chưa có cảng cho ngư dân vào làm thủ tục. Giải pháp tạm thời, Bộ đội biên phòng sẽ thuê sà lan làm trạm dã chiến ngay trên vịnh để ngư dân làm thủ tục, đề nghị TP cho làm ngay”, Đại tá Nguyễn Quốc Bình phát biểu trước HĐND.
Ông nói thêm: “Những trường hợp không có thuyền thúng thì ngư dân ngậm giấy tờ vào miệng bơi vào bờ, đây là vấn đề bức xúc của hàng ngàn ngư dân”. Sau khi Đại tá Nguyễn Quốc Bình phát biểu, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng – ông Nguyễn Ngọc Tuấn đề nghị Bộ đội biên phòng làm ngay trạm tạm thời để phục vụ bà con ngư dân.
Theo Dantri
Một tuần sau vụ hỗn chiến trên sông: Vẫn "mơ hồ" về trách nhiệm
Nguyên nhân vụ hỗn chiến trên sông Yên khiến 12 người thương vong đang được cơ quan chức năng điều tra. Dư luận vẫn đang trông chờ phần trách nhiệm của cá nhân, tập thể có liên quan sẽ sớm được làm rõ.
Sau gần một tuần kể từ khi xảy ra vụ hỗn chiến kinh hoàng trên sông Yên giữa nhóm dân của hai xã Quảng Nham, huyện Quảng Xương và Hải Châu, huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa), cơ quan công an đã có báo cáo bước đầu về vụ việc.
Tại buổi làm việc với phóng viên Dân trí, ông Nguyễn Đức Xuân, Bí thư Huyện ủy Quảng Xương cho biết: "Từ trước đến nay phải khẳng định chưa có vụ việc xô xát nào như thế cả. Việc xảy ra hôm 7/7 hoàn toàn bất ngờ. Sau khi xảy ra, khoảng 11h dân thông tin, cơ quan chức năng, chính quyền địa phương mới biết".
Vụ việc xảy ra hơn 30 phút và kết thúc rồi chính quyền địa phương và ngành chức năng mới biết.
Theo ông Xuân, tất cả các đơn vị từ thôn, công an xã, công an huyện và đồn biên phòng đều bất ngờ trước vụ việc trên. "Trong lúc này, mỗi bên cần tập trung giải quyết hậu quả, đặc biệt, động viên người dân không tụ tập, kích động. Đây là vụ xung đột với số người tham gia đông, có sử dụng công cụ nguy hiểm. Chưa xác định được nguyên nhân nên chưa nói đến trách nhiệm được, nhưng sự việc xảy ra là đau lòng. Chúng tôi khẳng định không đổi lỗi trách nhiệm", ông Xuân nói.
Từ đầu đến cuối, khi được hỏi về vấn đề trách nhiệm của các cá nhân, tập thể liên quan, Bí thư huyện ủy Quảng Xương luôn khẳng định vì vụ việc xảy ra quá bất ngờ nên chưa thể nói được điều gì. Do đặc trưng vùng sông nước nên khi vụ việc xảy ra, lực lượng chức năng không nắm được.
Về phía UBND huyện Tĩnh Gia, ông Nguyễn Văn Dương, Phó Chủ tịch UBND huyện, cho biết: "Sau khi vụ việc xảy ra, UBND huyện trực tiếp chỉ đạo các ngành vào cuộc. Đặc biệt là Đảng ủy, UBND xã Hải Châu. Phải nói an ninh Hải Châu làm rất tốt. Sau khi vụ việc xảy ra, Công an huyện bố trí lực lượng thường trực trên địa bàn để đảm bảo tình hình; thăm hỏi, động viên gia đình nạn nhân...".
Về vấn đề mâu thuẫn tranh chấp bãi ngao, lãnh đạo huyện Tĩnh Gia khẳng định, từ trước đến nay huyện chưa nhận được phản ánh nào liên quan.
Trước đó, Văn phòng Tỉnh ủy Thanh Hóa có công văn gửi hai huyện Quảng Xương và Tĩnh Gia nêu ý kiến chỉ đạo của Bí thư Tỉnh ủy, trong đó đề cập việc tranh chấp giữa các hộ nuôi ngao trên sông Yên có mầm mống từ lâu nhưng cấp ủy, chính quyền địa phương không có biện pháp ngăn chặn, để xảy ra vụ án nghiêm trọng. Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa yêu cầu Ban Thường vụ Huyện ủy Tĩnh Gia và Quảng Xương kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân có liên quan.
Theo Dantri
Vụ hỗn chiến trên sông: Sông Yên "dậy sóng" vì đâu? Vụ "dàn trận" hỗn chiến của gần 100 ngư dân thuộc địa bàn hai huyện Quảng Xương và Tĩnh Gia (Thanh Hóa) xảy ra trên sông Yên với hậu quả 3 người chết, 9 người bị thương đã làm rúng động dư luận cả nước. Vụ việc kinh hoàng này hiện đang được các cơ quan chức năng rốt ráo vào cuộc xác...