Nghĩa tình ở xóm chạy thận
Những cành đào, cành mai đang nở rộ trên khắp các con đường, ngõ phố Hà thành khiến người ta thêm háo hức mong chờ một năm mới với nhiều may mắn.
Đối lập với không khí rộn ràng trên đường phố, những bệnh nhân xóm chạy thận tại ngõ 121 Lê Thanh Nghị (quận Hai Ba Trưng) vẫn đang từng ngày chiến đấu với căn bệnh suy thận. Dù không được đoàn tụ với gia đình trong những ngày đầu năm, nhưng các bệnh nhân xóm chạy thận đều rất lạc quan và không cảm thấy cô độc.
Tồn tại đã hơn 20 năm ở Thủ đô, con hẻm ngõ 121 Lê Thanh Nghị được mọi người gọi với các tên thân mật “xóm chạy thận”. Có mặt tại đây mới thấu hiểu được phần nào những khó khăn mà hàng ngày họ đang gặp phải. Hầu hết bệnh nhân ở đây đều mắc bệnh suy thận nặng, sức khỏe suy kiệt phải lọc máu 3 ngày một lần, trung bình 12 lần trên tháng để kéo dài sự sống. Chuyện những mảnh đời
Sau ca chạy thận, từ bệnh viện trở về phòng trọ lúc 11 giờ trưa, chị Trương Thị Thu (Lương Sơn, Hòa Bình) vẫn đang còn rất yếu. Chị Thu đưa cánh tay ra cho tôi xem, những vết lồi to của động mạch và những vết sẹo hằn lên da thịt được coi là “đặc điểm nhận dạng” của những bệnh nhân xóm chạy thận. Người phụ nữ này cũng đã từng có một cuộc sống gia đình hạnh phúc bên chồng và 2 con, nhưng rồi những chuyện không may liên tục ập đến mái nhà nhỏ bé của vợ chồng chị. Ngày chồng chị trên đường đi làm về bị tai nạn giao thông mất đi một bên chân đã khiến chị chết điếng, nén đau thương chị chăm chỉ làm việc kiếm tiền để chạy chữa cho chồng và chăm sóc các con.
Ủy ban MTTQ Việt Nam quận Hai Bà Trưng tặng quà cho các bệnh nhân tại xóm chạy thận phường Đồng Tâm năm 2018
Những tưởng mọi chuyện xui xẻo đã kết thúc từ đó, thế nhưng chị lại thêm một lần suy sụp khi cầm trên tay kết quả kết luận suy thận giai đoạn 3. Thấu hiểu được nỗi khổ của gia đình và căn bệnh của mẹ cần phải điều trị kịp thời, cậu con trai vừa học xong cấp 3 đóng lại mơ ước về cổng trường đại học mà khoác balo cùng mẹ xuống Hà Nội kiếm một công việc ổn định lo chạy chữa và chăm sóc cho mẹ. Hơn một năm chị chạy thận cũng là từng đó thời gian 2 mẹ con sống chung trong căn phòng chật hẹp với nỗi lo mưu sinh thường trực.
Chạy thận đã gần 25 năm, bệnh nhân Mai Anh Tuấn được các bệnh nhân trong xóm chạy thận bầu giữ chức trưởng xóm. Không phụ lòng tin của mọi người, những năm qua, ông Tuấn luôn giữ vững kỷ cương và đảm bảo an ninh của xóm chạy thận. Người đàn ông được coi là mạnh mẽ, nghị lực nhất xóm chạy thận cũng không nén được cảm xúc khi nhắc đến những năm Tết xa nhà: “Năm nào cũng vậy, dù nhà cách viện chưa đến 50km nhưng hơn 20 năm nay chưa năm nào tôi có cơ hội để đón giao thừa cùng gia đình. Với nhiều người Tết là dịp đoàn viên, là ngày anh em con cháu gặp mặt để chia sẻ những câu chuyện năm cũ và cùng đón năm mới, nhưng với mình thì điều đó sao mà xa xỉ quá”- ông Tuấn bộc bạch.
Năm nào cũng vậy, chỉ khi đến mùng 3 hoặc mùng 4 Tết ông Tuấn mới có thể về thăm gia đình, người thân. Những lời hỏi thăm, những câu chuyện chưa kịp kể hết thì cũng đến lúc ông Tuấn phải nói lời chia tay mọi người để không bỏ lỡ ngày chạy thận bác sĩ đã chỉ định.
Còn với chị Thu, điều chị trăn trở nhất lúc này có lẽ là cô con gái đang học cấp 2 hiện đang được ông bà nuôi dưỡng, chị kể với chúng tôi rằng: “Con bé tuy còn nhỏ nhưng rất hiểu chuyện và cũng rất thương bố mẹ. Trong những ngày mình ở Hà Nội chạy thận, ngày nào con bé cũng gọi điện hỏi thăm mẹ và nhắc mẹ về. Như dịp Tết năm ngoái, vì vướng lịch chạy thận vào mùng 1 Tết nên mình không về được, con gái tới đêm 30 không thấy mẹ về thì mong ngóng rồi gọi điện giục, lúc đó chị cũng chỉ biết an ủi con và hứa với con sẽ về nhà sau khi khỏe hơn.”
Video đang HOT
Lạc quan đón Xuân trên… đất khách
Có thể nói rằng, nguồn động lực lớn nhất để những bệnh nhân xóm chạy thận không còn thấy tủi thân mỗi khi Tết đến chính là tình yêu, sự động viên của gia đình. Câu chuyện tình yêu, tình thương của ông Hữu Nhan với bà Nguyễn Thị Tảo được mọi người trong xóm chạy thận nhắc nhiều khi tâm sự với tôi.
Đối với ông Nhan, vợ không thể về sum họp với gia đình trong dịp Tết khiến ông cảm thấy xót xa và thương vợ rất nhiều, những dòng cảm xúc cứ thế tuôn trào thành bài thơ “Nhớ em” chỉ trong mấy mươi phút. Không cần nhờ đến bất cứ ai hay dịch vụ chuyển phát nào, sáng hôm sau ông dậy thật sớm, một mình đi xe máy từ Hưng Yên lên Hà Nội để trao tận tay bài thơ cho vợ vào sáng sớm mùng 1 Tết. Hay vào những ngày cuối tuần dưới tiết trời lạnh giá, những người trong xóm trọ vẫn thấy ông Nhan lóc cóc trên chiếc xe máy cũ lên thăm và động viên vợ…
Những năm gần đây, vào ngày cuối cùng của năm, những bệnh nhân xóm chạy thận lại cùng nấu những bữa cơm để đón năm mới, để những người mới đến như chị Thu cùng với những người đã cư trú hàng chục năm tại xóm chạy thận như bà Tảo, ông Tuấn và nhiều bệnh nhân khác có cơ hội ngồi lại với nhau, cùng nhau cầu chúc cho một năm mới tràn đầy sức khỏe, sung túc cho người thân và gia đình.
Một nguồn sức mạnh sưởi ấm trái tim cho những bệnh nhân xóm chạy thận trong này Tết đó chính là sự đoàn kết giữa các bệnh nhân trong xóm chạy thận. Mới hơn 1 năm sống tại xóm chạy thận và cùng các bệnh nhân khác đón giao thừa tại nơi đất khách quê người, thế nhưng sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của những người hàng xóm dành cho mình đã giúp chị Trương Thị Thu vơi đi nỗi buồn, nỗi nhớ gia đình.
Những năm gần đây, vào ngày cuối cùng của năm, những bệnh nhân xóm chạy thận lại cùng nấu những bữa cơm để đón năm mới, để những người mới đến như chị Thu cùng với những người đã cư trú hàng chục năm tại xóm chạy thận như bà Tảo, ông Tuấn và nhiều bệnh nhân khác có cơ hội ngồi lại với nhau, cùng nhau cầu chúc cho một năm mới tràn đầy sức khỏe, sung túc cho người thân và gia đình.
Trong cuộc chiến đấu với căn bệnh suy thận, các bệnh nhân xóm chạy thận luôn nhận được sự quan tâm của các nhà tài trợ, các nhà hảo tâm. Để sẻ chia với các bệnh nhân, mỗi tháng Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND phường Đồng Tâm cùng các nhà hảo tâm lại cùng nhau nấu hàng trăm suất cơm từ thiện và đưa đến cho các bệnh nhân xóm chạy thận. Cùng với đó, mỗi năm chính quyền phường Đồng Tâm và quận Hai Bà Trưng đều có những suất quà gửi tới các bệnh nhân xóm chạy thận, kịp thời khích lệ động viên tinh thần các bệnh nhân mỗi khi Tết đến xuân về. Và cũng như mọi năm, Tết này họ không còn cảm thấy cô đơn!
Lương Hằng
Theo laodongthudo.vn
Ngôi làng ở Hà Nội ăn 4 tấn thịt chó mùng 4 Tết lấy may
Trong khi phần lớn người Việt Nam đều kiêng ăn thịt chó đầu năm vì sợ "xui xẻo" thì người dân thôn Yên Trường, xã Trường Yên, huyện Chương Mỹ, TP. Hà Nội lại coi việc ăn thịt chó đầu năm là một điều may mắn, tốt đẹp...
Thôn Yên Trường nổi tiếng với tục ăn thịt chó "đồng loạt" vào ngày mùng 4 Tết. Năm nào cũng vậy, cứ vào mùng 4 Tết Nguyên đán, người dân thôn Yên Trường lại cùng nhau mở tiệc thịt... chó. Đây là tục lệ lâu đời, đã duy trì qua nhiều thế hệ người dân trong thôn.
Theo tục lệ để lại, buổi sáng mùng 4 Tết, những người cao tuổi trong dòng họ ra đồng tảo mộ, thắp hương người đã khuất. Trong khi đó, các thanh niên và phụ nữ ở nhà chuẩn bị nấu nướng, chế biến các món ăn từ thịt chó. Khi quay về, tất cả họ hàng sẽ tập trung tại nhà thờ tổ làm lễ cúng bái. Sau đó, mở tiệc bằng thịt chó.
Thịt chó chủ yếu được chế biến thành 4 món: luộc, giềng mẻ, canh măng và dăm hành. Địa điểm chế biến, nấu nướng tại nhà trưởng họ. Đây là thời gian để cả họ gặp gỡ, chia sẻ chuyện buồn vui năm cũ và đơn giản hơn là đổi khẩu vị sau những ngày Tết đã ngán "thịt mỡ, dưa hành".
Thôn Yên Trường có tục lệ ăn thịt chó đầu năm mới.
Theo người dân làng Yên Trường, công tác chuẩn bị cho ngày này được bàn bạc từ trước Tết. Người trưởng họ sẽ cắt cử nam thanh niên đi đặt hàng thịt chó tại các lò mổ ở các xã lân cận. Sau đó, họ lên thực đơn chế biến, chị em phụ nữ đảm nhiệm việc nấu nướng.
Vào mùng 4 Tết, cả thôn như ngày hội, các thương lái thịt chó tấp nập giao thịt từ sáng sớm. Lúc này nhiều nhà dân trong thôn cũng đã dậy để chuẩn bị đồ gia giảm, đồ dùng chế biến, cả thôn rộn rã tiếng băm chặt, mùi thơm từ sáng cho tới trưa.
Vào ngày này, dòng họ nào cũng mua vài con chó để làm cỗ. Chưa kể, nhiều gia đình tự mua về để ăn và mời bà con, hàng xóm vào buổi chiều.
Cả thôn Yên Trường có khoảng 1.300 hộ dân với 7.000 nhân khẩu. Ước tính ngày mùng 4 Tết cả làng sẽ tiêu thụ hết khoảng 4 tấn thịt chó móc hàm.
Đó còn chưa kể một số nhà còn làm thêm món giò chó, lượng thịt sẽ nhiều hơn gấp đôi gấp ba, theo người dân trong thôn mỗi 1kg giò chó thành phẩm nếu bán ra thị trường có giá hơn 1 triệu đồng.
Thịt chó ngày đầu năm thường được bán với giá cao gấp đôi, gấp ba giá thịt lợn. Năm nay, giá thịt chó rơi khoảng 170.000 - 180.000 đồng/kg, nhưng không vì thế mà người trong làng không ăn thịt chó. Thậm chí, với người dân ở đây thì đầu năm, giá thịt chó đắt đến mấy cũng ăn.
Một số người dân kể, không chỉ ngày Tết mà trong các ngày quan trọng của gia đình, dòng họ như giỗ, đám cưới, đám ma..., nhất định phải có thịt chó. Nếu không có thịt chó coi như không có cỗ. Các món đưa lên bàn thờ cúng vẫn là gà, xôi, thịt bò... Tuy nhiên, khi ngồi ăn, người làng này chỉ dùng thịt chó.
Ở Yên Trường, nếu không có thịt chó coi như không có cỗ.
Người dân làng Yên Trường cho biết thêm cách đây khoảng 10 năm, cỗ cưới ở làng sử dụng hoàn toàn bằng thịt chó. Nhưng vài năm nay, mọi người chỉ dùng vào ngày "quét kiến" (quét kiến là ngày cuối cùng, khi hạ rạp, dọn dẹp hội trường cưới).
Từ già trẻ, trai gái đều thích thú với món ăn này, với những người không ăn được thịt chó, họ chuẩn bị thêm các món khác từ gà, vịt, bò... Dân làng không ép bất cứ ai, nếu họ không muốn ăn.
Nhiều cô gái từ nơi khác về làm dâu, ban đầu thấy lệ làng ăn thịt động vật này khá bất ngờ, sợ không ăn nhưng lâu dần, họ cũng "nhập gia tùy tục".
Mới đây, UBND TP Hà Nội đã có văn bản về việc tăng cường công tác quản lý nuôi, giết mổ, kinh doanh và sử dụng thịt chó, mèo. Chính quyền Thủ đô cho rằng, việc kinh doanh, giết mổ và ăn thịt chó, mèo gây ra hình ảnh phản cảm đối với du khách quốc tế và người nước ngoài đến làm việc, sinh sống tại Hà Nội, làm ảnh hưởng đến hình ảnh Thủ đô văn minh hiện đại. Đồng thời, thành phố mong muốn người dân từ bỏ thói quen ăn thịt chó, nghiên cứu tiến tới cấm buôn bán thịt chó ở các quận nội thành vào năm 2021. Điều này khiến người dân Trường Yên xôn xao trong một thời gian dài.
Nhiều người dân Yên Trường cho biết, nếu nhà nước cấm, dân làng cũng phải thực hiện, nhưng đã là tục lệ thì khó mà bỏ.
"Chúng tôi quan niệm thịt chó đơn thuần là món ăn ngon, nhiều đạm và lạ miệng ngày đầu năm. Quan trọng hơn, nó là lệ làng, là truyền thống từ xưa đến nay vẫn được duy trì" - cụ Thu (82 tuổi) cho biết trên Trí Thức Trẻ.
Với dân làng Yên Trường, thịt chó là nguồn thực phẩm quen thuộc như lợn, gà... Đặc biệt, người dân Yên Trường coi việc ăn thịt chó đầu năm là một điều may mắn, tốt đẹp.
Hạnh Nguyên (Tổng hợp)
Theo VNN
Mùng 4 Tết: Yoona gây thương nhớ khi khoe sắc đẹp ngọt ngào bất chấp nhược điểm chân cong Nữ ca sĩ kiêm diễn viên Yoona tham dự sự kiện dịp đầu năm mới với diện mạo tươi trẻ và phong cách thời trang cuốn hút làm say lòng người. Hôm qua (8/2), Yoona đã có mặt tại sự kiện kỷ niệm của 1 thương hiệu. Khoác lên người trang phục áo sơ mi trắng kết hợp với chân váy ngắn tông...