Nghĩa đen thành ngữ ‘Sợ như bò thấy nhà táng’
Đây là một trong những thành ngữ mà các nhà nghiên cứu, biên soạn từ điển khá thống nhất trong cách giải thích nghĩa đen.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Báo Người Lao Động)
Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam (GS. Nguyễn Lân): “Sợ như bò thấy nhà táng (Ngày xưa đám ma có nhà táng là đám ma nhà giàu mà nhà giàu làm đám ma thường mổ bò làm cỗ). Ý nói: Sợ điều gì có thể làm hại đến mình”.
1575 thành ngữ tục ngữ cần bàn thêm (Lê Gia): “Sợ như bò thấy nhà táng [...] Trong đám tang lớn của người chết thuộc gia đình giàu có thì mới có nhà mà táng, sau đó thì giết bò heo để thết đãi bà con thân thuộc trong đám tang. Vậy nên khi con bò thấy đám tang của nhà chủ có cái nhà táng thì nó lo sợ rằng họ sẽ giết nó mà đãi ăn. Ý nói sợ như sợ chết. Khi thấy có hiện tượng xấu mà liên quan tới mình thì mình lo sợ quá”.
Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam (Vũ Dung – Vũ Thúy Anh – Vũ Quang Hào) đưa ra dị bản: “Lo như bò thấy nhà táng [Như bò thấy nhà táng]. (nhà táng: nhà bằng giấy úp trên quan tài người chết khi đi đưa đám ma. Chỉ khi nào có đám ma mới có nhà táng. Khi có đám ma, người ta mổ bò làm thịt). Hoảng sợ trước nguy cơ có hại cho mình”.
Như vậy, các nhà nghiên cứu và biên soạn từ điển đều thống nhất cách giải thích nghĩa đen: Vì đám ma hay mổ bò, nên khi nhìn thấy nhà táng thì con bò lo sợ sẽ đến lượt nó bị người ta làm thịt. Tuy nhiên, theo chúng tôi, cách giải thích này cần xem lại, vì một số lẽ:
Video đang HOT
- Xưa kia, nuôi trâu bò chủ yếu dùng làm sức kéo phục vụ sản xuất. Chính quyền phong kiến cấm giết mổ trâu bò bừa bãi, phạt tội ăn trộm trâu bò rất nặng. Theo đây, việc mổ trâu bò để làm ma (kể cả đối với nhà giàu) cũng rất hãn hữu. Mà đã hãn hữu, thì không đủ để tạo nên ấn tượng, nếp nghĩ: cứ đám ma là mổ bò!
- Giả sử trong thực tế có chuyện hễ có đám ma là mổ bò, thì dẫu nhìn thấy nhà táng, con bò cũng không thể biết được sự nguy hiểm đến tính mệnh của nó. Bởi vì, với con bò, đám cưới, đám ma, hay bất cứ lễ hội, đình đám gì (mổ bò hay mổ trâu, mổ lợn; nhà táng hay cái kiệu hoa, kiệu bát cống), nó đều không nhận thức, phân biệt được. Nếu sợ, có chăng nó chỉ sợ khi trực tiếp nhìn thấy đồng loại bị giết ngay trước mắt, chứ không phải vì nhìn thấy nhà tángnghĩ đến đám manghĩ đến phong tục mổ bò làm marồi liên tưởng đến cái chết (vì sắp đến lượt mình). Đó là kết quả của tư duy, liên tưởng của con người, chứ không phải của loài vật.
Vậy, nghĩa đen của thành ngữ này là gì? Thực ra, nó liên quan đến tập tính của con bò, và hình thù cái nhà táng.
Đúng như các nhà nghiên cứu và biên soạn từ điển đã giảng, “nhà táng” ở đây là nhà bằng giấy hoặc vải, có trang trí, úp trên quan tài khi đưa đám ma. Tuy nhiên, nhà táng có hai loại: 1- Nhà táng chỉ sử dụng một lần, dùng xong là đốt luôn cho người chết (thế nên có thành ngữ Vén tay áo sô, đốt nhà táng giấy); 2- Nhà táng được làm chắc chắn để sử dụng nhiều lần (khung gỗ, sơn thếp, hoặc khung sắt, trang trí bằng sơn, vải; dùng đòn khiêng, hoặc có bánh xe đẩy). Thông thường, mỗi làng, xã có một vài cái nhà táng kiểu này.
Nhà có người chết, thì một trong những đồ tế khí được làm, hoặc mang tới đầu tiên, đó chính là nhà táng. Nhà táng để sẵn ở đầu ngõ, hoặc đầu trục đường đi vào lối ngõ nhà có đám, có khi tới 2-3 ngày, trước khi đưa ma.
Người viếng đám ma, dù ở xa hay gần, đến đầu ngõ, nhì thấy nhà táng, nghe tiếng trống kèn là biết ngay đường vào. Đường ngõ xưa chật hẹp, trâu bò (khu vực đường ngõ có đám ma) ra đồng hay về nhà, đều phải đi ngang qua cái nhà táng này.
Trong mắt con bò, cái nhà táng chẳng khác nào con quái vật to lớn, màu sắc sặc sỡ, vằn vện. Mái nhà táng cong cong, chìa ra như những chiếc sừng thú kì dị; riềm, tua vải bay phần phật, phấp phới tựa như con quái vật đang cựa mình chực lao tới. Thế nên, khi phải đi ngang qua nhà táng, thì con bò sợ hết hồn hết vía. Ban đầu nó ngần ngại dừng bước. Người ta dắt mũi buộc nó đi qua, thì bốn chân bò bước lập cập như chạy, khi đến gần thì mắt nó trợn lên, mồm há ra, phát tiếng kêu ồ ồ kinh hãi. Có con bò nép sát bờ rào, len lén, vừa đi vừa dè chừng rồi chạy vụt đi thật nhanh; có con hoảng hốt, giật cả giây thừng, nhảy quàng nhảy quáng, lồng lên chạy mất biến. Không chỉ sợ nhà táng, bình thường, khi con bò thấy lá cờ bay phần phật bên đường, hoặc tấm vỏ chăn sặc sỡ phơi trên rào, hay cái rạp đám cưới có phông màn bay phấp phới, nó đều sợ hoảng hồn.
Vấn đề là tại sao con bò lại hiện diện trong thành ngữ, chứ không phải trâu, hay ngựa?
Trâu tuy chậm chạp, nhưng bù lại có sức vóc cực khỏe, cặp sừng làm vũ khí rất lợi hại. Bình thường, trâu có vẻ nặng nề, nhưng khi lâm trận thì cực dũng mãnh, gan lì, sẵn sàng nghênh chiến, chống lại cả hổ, báo, sư tử. Ngựa không chỉ khỏe, mà còn có thể tung ra cú đá hậu song phi như trời giáng. Nếu đến nước phải “tẩu vi thượng sách”, thì ngựa tung bốn vó phi nước đại… Đó chính là lý do để trâu ngựa tự tin hơn trước những mối đe dọa trong cuộc cạnh tranh sinh tồn… Trong khi đó, bò tuy húc cũng biết, đá cũng hay (kể cả đá song phi tầm thấp), nhưng sức vóc và lực ra đòn của bò chỉ thuộc diện làng nhàng, kém xa so với trâu, ngựa. Bò tuy nhanh nhẹn hơn trâu, nhưng nếu cần chạy thoát thân, thì cũng chẳng nhanh hơn trâu, và kém xa ngựa. Có lẽ chính bởi vậy, mà trời phú cho bò một thứ vũ khí phòng thân (bản năng tự vệ) khác, đó là cái tính nhút nhát (phương ngữ Thanh Hóa gọi là “nản”). Bò dè chừng, cảnh giác, và tránh xa tất cả những “vật thể lạ” có thể là mối đe dọa đến tính mạng của nó.
Sợ như bò thấy nhà táng là cái sợ khi con bò trực diện nhìn thấy một vật lạ, chứ không phải nỗi sợ của sự liên tưởng về sự nguy hiểm (phong tục mổ bò làm đám ma) diễn ra phía sau cái nhà táng ấy. Theo đây, dị bản Lo như bò thấy nhà táng (do nhóm Vũ Dung thu thập) chỉ là sản phẩm của sự nhầm lẫn, khi hiểu chưa đúng về nghĩa đen của Sợ như bò thấy nhà táng mà thôi.
Bạn gái có ý gì khi đòi đến 'một nơi có thể khóc thật to'?
Thấy cậu bạn cùng phòng tỏ vẻ ủ rũ, Tý hỏi: 'Mày sao thế Tèo? Thất tình à?'.
Tèo thở dài đáp:
- Con gái tại sao lại khó hiểu như vậy? Rõ ràng tao đã cố gắng hết sức chiều theo ý muốn của cô ấy, thế mà lại giận dỗi.
- Chuyện thế nào, kể đầu đuôi tao xem thử!
Bạn gái có ý gì khi đòi đến "một nơi có thể khóc thật to"?
- Mày cũng biết tao tán em Tũn lâu lắm rồi! Hôm qua, em ấy tự nhiên kêu buồn, rồi muốn đi đến một nơi nào đó để khóc thật to và thoải mái. Bảo tao biết chỗ nào không đưa em ấy đi. - Tèo kể.
Tý gật gù:
- Cơ hội tốt để lấy lòng đấy! Thế mày đã đưa em ấy đi đâu?
Tèo thở dài đáp:
- Tao nghe xong đưa em ấy đi đám ma. Chả hiểu sao về chặn Facebook và điện thoại tao luôn. Rõ ràng là bảo muốn đến nơi nào đó để khóc thật to còn gì, chả hiểu còn đòi hỏi thế nào nữa!
Clip: 'Tạt đầu' ô tô, bò thả rông bị tông văng lên nắp capo Bất ngờ chạy sang đường, con bò thả rông bị chiếc ô tô có gắn camera hành trình tông văng lên nắp capo. Mới đây, trên mạng xã hội xuất hiện một đoạn clip ghi lại cảnh một con bò thả rông bất ngờ chạy sang đường, bị ô tô tông trúng, đang nhận được nhiều sự quan tâm, chú ý. Cụ thể,...