Nghĩ vợ là gái nạ dòng, tôi chẳng thiết giữ nhưng vừa nhìn 8 chữ trong điện thoại, tôi hoảng hồn run sợ
Đưa Lan về giới thiệu, tôi gặp phải sự phản đối kịch liệt của cả gia đình.
Nhưng sau vài lần tiếp xúc với Lan, sự chân thành của em lại dần chiếm được thiện cảm của bố mẹ tôi.
Tôi gặp Lan khi cô ấy đã ly hôn được 2 năm. Mặc dù có ấn tượng ngay từ phút gặp mặt đầu tiên nhưng sau khi biết em từng 1 lần đổ vỡ hôn nhân lại còn có con riêng 3 tuổi, tôi liền do dự với tình cảm của mình.
Đưa Lan về giới thiệu, tôi gặp phải sự phản đối kịch liệt của cả gia đình. Nhưng sau vài lần tiếp xúc với Lan, sự chân thành của em lại dần chiếm được thiện cảm của bố mẹ tôi. Không lâu sau đó, đám cưới của chúng tôi được diễn ra suôn sẻ trong sự chúc phúc của đôi bên gia đình.
Cũng có lẽ vì đã từng 1 lần trải qua đổ vỡ nên Lan cư xử rất biết chừng mực, quan tâm, chăm sóc bố mẹ chồng và đặc biệt biết an phận, không bao giờ đòi hỏi yêu sách với chồng. Vì lẽ đó Lan ngày càng được lòng gia đình nhà chồng, thậm chí mẹ tôi còn bảo:
“Con may mắn mới lấy được người vợ như cái Lan. Con bé hiền lành, chịu khó, hiểu chuyện quá”.
Lan hiểu chuyện, biết cư xử nên được gia đình tôi yên mến vô cùng. (Ảnh minh họa)
Song bên cạnh những lời khen thì tôi cũng gặp không ít những lời chế giễu cả sau lưng lẫn trước mặt. Mỗi lần ra ngoài gặp mặt bạn bè, tôi thường xuyên phải nghe những câu:
Video đang HOT
“Cậu đúng là phí đời trai. Cao to phong độ, gia đình gia giáo, sự nghiệp vững vàng như cậu lấy hoa khôi cũng đơn giản mà lại chọn gái nạ dòng rồi nuôi con thằng khác”.
Hoặc:
“Gái son đầy ra đấy mày không lấy, lại lấy gái bỏ chồng?”.
Những lúc ấy tôi chỉ biết cười trừ. Nghe nhiều tâm lý cũng bị tác động mà hình thành suy nghĩ, lấy được tôi xem như may mắn của Lan. Do vậy trong cuộc sống hôn nhân, tôi cũng sống buông thả hơn, thiếu trách nhiệm, để mọi việc trong gia đình cho vợ gánh. Với con gái Lan, tôi chỉ miễn cưỡng coi nó là con nhưng không thực sự quan tâm chăm sóc con bé như lời đã hứa trước đây.
Cho tới ngày hôm đó, con gái Lan bị ốm, nhắn tôi về đưa đi viện khám nhưng tôi mải công việc nên lạnh lùng bảo vợ:
“Em tự bắt taxi đưa con đi. Chẳng lẽ mỗi việc đơn giản như thế cũng không làm được”.
Chiều xong việc, nghĩ lại thái độ của mình với vợ có chút vô tâm nên gọi Lan hỏi han tình hình mới biết con bé phải nhập viện, tôi vội lái xe vào thăm. Nhưng vừa tới cửa phòng bệnh lại bất ngờ gặp chồng cũ của Lan ở đó. Biết tin con ốm, anh ta vào thăm. Đứng ngoài quan sát, nhìn 3 người họ ngồi cạnh nhau tôi có chút chạnh lòng, khó chịu. Nhưng rồi lại nghĩ, Lan từng bỏ anh ta, chẳng lý do gì quay lại vết xe đổ ấy.
Chồng cũ Lan liên tục gọi tới khiến tôi bắt đầu bất an. (Ảnh minh họa)
Vài ngày sau con gái ra viện, tôi thấy chồng cũ của Lan liên tục gọi điện hỏi han tình hình sức khỏe của con liền bắt đầu có cảm giác bất an song vẫn cố tỏ ra bình thản. Rồi hôm ấy, Lan đi làm quên tắt máy tính, tôi mò mò mở ra xem lại đọc được tin nhắn chồng cũ của em gửi:
“Mình quay về với nhau được không em?”.
Đọc xong tin nhắn, mắt tôi tối sầm. Thực ra tuy Lan không kể nhưng qua tìm hiểu tôi biết được trước đây Lan ly hôn là bởi chồng cũ của em ăn chơi lêu lổng, không lo làm ăn. Lan đã phải đứng ra trả nợ thay cho chồng không biết bao nhiêu lần. Vì quá mệt mỏi, em chủ động chia tay. Nghe đâu giờ anh ta đã chí thú làm ăn, có công ty riêng, là ông chủ lớn. Quan trọng là anh ta vẫn rất yêu Lan, thấy có lỗi và muốn bù đắp lại cho vợ cũ nên dùng đứa con để kéo cô ấy trở lại.
Mặc dù trong phần nói chuyện đó, Lan trả lời dứt khoát giữa 2 người giờ chỉ liên hệ vì con chung nhưng đọc xong tin của em, tôi vẫn hoang mang tột độ. Bởi tôi hiểu rằng, nếu bản thân không biết trân trọng vợ thì bất cứ lúc nào cũng có thể mất cô ấy. Vậy là bắt đầu từ đó, tôi thay đổi hoàn toàn thái độ với vợ, biết trân trong, chăm sóc để giữ em bên mình.
Em mở quán, chị dâu thường đến lấy đồ thừa và sự thật thắt lòng phía sau
Tên tôi là Quỳnh, 28 tuổi, là con một trong gia đình có bố mẹ mở quán bán hàng ăn ở thị trấn.
Vì quán lâu đời, vị ngon, giá lại phải chăng nên rất đông khách. Hai năm trước, tôi gặp chồng mình qua một người bạn giới thiệu. Gia đình anh ở nông thôn thuộc diện có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Bố anh mất sớm, mình mẹ tảo tần nuôi 2 anh em. Trên chồng tôi có một anh trai đã lập gia đình nhưng không khá giả. Chồng tôi công việc chỉ làng nhàng nhưng anh trung thực, tốt tính, là kiểu người mới gặp đã thấy rất thiện cảm.
Mẹ chồng bằng tuổi mẹ tôi nhưng trông bà rất già, nét khắc khổ hằn trên khuôn mặt. Bố mẹ tôi không phản đối tôi kết hôn. Bố mẹ chỉ có mình tôi, họ cũng nói rằng tôi chọn chồng không chọn tiền nên chỉ cần người chồng ấy tốt là được.
Bố mẹ ủng hộ lựa chọn của tôi, họ nói lấy chồng thì miễn chồng tốt là được (Ảnh minh họa: Sohu).
Chồng tôi rất chu đáo và độc lập trong công việc, vì khổ từ nhỏ nên anh rất kiên cường trước khó khăn. Sau khi chúng tôi cưới, bố mẹ tôi cảm thấy đã đến lúc cần truyền nghề cho con cái, nên bảo tôi mở thêm quán để tập kinh doanh, sau này quán của bố mẹ và quán tôi gây dựng đều là của vợ chồng tôi hết.
Chồng tôi nấu ăn rất ngon lại chịu được vất vả, anh ấy đồng ý ngay với kế hoạch mở quán. Chúng tôi đã làm việc chăm chỉ, xây dựng quán dựa theo mô hình của bố mẹ và cũng thành công sau 2 năm.
Trong khoảng thời gian này, điều không may đã xảy ra. Anh trai chồng tôi bị tai nạn trên công trường, ngã từ giàn giáo và bị tàn phế, mất khả năng lao động. Dù đã được bồi thường nhưng không còn lại bao nhiêu sau các khoản chi y tế, chăm sóc. Chị dâu một mình gánh vác gia đình khi mẹ chồng đã già yếu.
Hàng tháng chồng tôi lén đưa tiền cho chị dâu, có khi vài ba triệu nhưng sợ tôi phản đối nên không nói thẳng với tôi. Dù có chút chạnh lòng khi chồng làm chuyện đó sau lưng mình, tôi cũng không nói gì, nhìn cảnh chị dâu tôi cũng thấy xót xa.
Để nuôi sống gia đình, chị dâu tăng gia, chăm thêm một đàn lợn, tự tay canh tác đất. Mẹ chồng tôi giúp con dâu chăm sóc con trai để con dâu lao động kiếm sống. Ở quán tôi mỗi ngày đều có rất nhiều đồ ăn thừa khách không ăn hết bỏ lại. Tôi từng bán đồ thừa cho những nông trại ở gần đây, nhưng giờ chị dâu tôi nuôi lợn nên chị ấy xin lại, tôi đồng ý ngay. Thế là mỗi ngày chị dâu đều tới quán tôi lấy thức ăn, đi bộ hết nửa tiếng đồng hồ. Thương chị vất vả, vợ chồng tôi mua cho chị cái xe cũ, mỗi ngày chị chạy xe đến lấy thức ăn về.
Hôm đó trời sắp có cơn mưa, chị vội vàng thu dọn đồ thừa rồi phóng xe đi nên làm rơi áo mưa ở quán. Tôi lo hôm sau chị cần đến áo mưa lại không có để dùng nên vội vàng phi xe theo tính đưa áo mưa trả chị.
Vừa bước tới cổng tôi đã thấy xe chị đậu trong sân. Mẹ chồng tôi với chị dâu đang dỡ đồ ăn thừa, lúi húi lựa đồ trong xô, chọn lấy những phần còn khá nguyên đem lên bếp nấu lại cho nóng rồi đặt lên bàn ăn của cả nhà. Tôi bật khóc, sợ mẹ và chị xấu hổ nên lén bỏ đi.
Về đến nhà, tôi nói với chồng: "Sau này anh hãy đưa thêm tiền cho chị dâu để lo cho cả nhà. Mỗi tháng vợ chồng mình sẽ biếu mẹ và chị 5-7 triệu. Vợ chồng mình chưa giàu có gì nên chưa đưa được nhiều hơn, nhưng mình còn trẻ còn kiếm được tiền, nhà chị dâu sống khổ quá, ít ra hãy giúp đỡ chị ấy qua giai đoạn khó khăn này". Chồng tôi gật đầu, mắt rơm rớm đỏ hoe.
Kể từ đó, mỗi lần nấu ăn tôi đều làm nhiều hơn, phần riêng ra một cái bát lớn. Khi chị dâu đến lấy đồ nuôi lợn, tôi đều mang suất ăn đã phần ra nói hôm nay bán ế, đồ nấu mới nguyên, chị cầm về cả nhà ăn cho nóng. Những lúc như thế chị dâu vui lắm, mẹ chồng tôi cũng vui, bảo tôi là nàng dâu thảo. Tôi ngại khi được khen như vậy, bởi so với lòng hiếu thảo của chị dâu, tôi nào đã là gì.
Tưởng chị gái lấy chồng giàu sung sướng, tôi đến thăm một lần liền tái mặt Tôi chỉ ở một ngày thôi mà đủ hiểu cuộc sống của chị gái mình rồi. Ai bảo lấy chồng giàu là sung sướng chứ? Ngày cưới của chị gái tôi nổi tiếng ở xóm nhỏ. Một đám cưới hoành tráng, xe ô tô rước dâu xếp hàng dài, sính lễ đắt đỏ. Cái tiếng chị tôi lấy chồng Giám đốc nhanh chóng...