Nghị viện châu Âu ủng hộ EU rút khỏi Hiệp ước Hiến chương năng lượng
Ngày 24/4, với 560 phiếu thuận, 43 phiếu chống và 27 phiếu trắng, Nghị viện châu Âu (EP) đã ủng hộ việc Liên minh châu Âu (EU) rút khỏi Hiệp ước Hiến chương năng lượng do lo ngại hiệp ước này bảo vệ quá nhiều cho các công ty nhiên liệu hóa thạch.
Nghị viện châu Âu (EP). Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Hiệp ước Hiến chương Năng lượng được ký kết vào năm 1994 và có hiệu lực vào năm 1998. Theo hiệp ước này, các công ty trong ngành năng lượng có thể khởi kiện chính phủ về các chính sách ảnh hưởng đến đầu tư của công ty.
Trong những năm gần đây, một số công ty năng lượng đã sử dụng hiệp ước này để phản đối việc chính phủ thực hiện chính sách yêu cầu đóng cửa các nhà máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Do đó, tháng 7/2023, Ủy ban châu Âu đã nhấn mạnh sự cần thiết phải rút khỏi Hiệp ước Hiến chương năng lượng do hiệp ước này “không còn phù hợp” với “tham vọng khí hậu” của khối.
Theo quy định, EU sẽ chính thức rút khỏi hiệp ước sau khi Nghị viện châu Âu và 27 nước thành viên của liên minh “bật đèn xanh”. Hiện đã có 11 nước tuyên bố hoặc hoàn tất việc rút khỏi hiệp ước, trong đó có Pháp, Đức, Italy, Hà Lan và Ba Lan. Tuy nhiên, vẫn còn một số nước, như Hungary, Malta và Slovakia – muốn tiếp tục là thành viên, ủng hộ việc sửa đổi hiệp ước.
Trong một tuyên bố, nghị sĩ Christophe Grudler, người dẫn đầu cuộc vận động tại Nghị viện châu Âu, nhấn mạnh động thái trên là “dấu hiệu tập thể” giúp củng cố lộ trình khí hậu của EU.
EU nhất trí quy định hạn chế khí methane trong nhiên liệu hóa thạch nhập khẩu
Ngày 15/11, Liên minh châu Âu (EU) đã đạt được thỏa thuận về quy định giới hạn phát thải khí methane (metan) trong khí đốt và dầu thô nhập khẩu vào khối này kể từ năm 2030.
Đây được xem là bước tiến nữa của EU hướng tới mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050.
Cờ Liên minh châu Âu (EU). Ảnh: IRNA/TTXVN
Sau cuộc đàm phán kéo dài suốt đêm, các nhà đàm phán thuộc 27 nước thành viên EU và Nghị viện châu Âu (EP) đã nhất trí áp đặt giới hạn cường độ phát thải khí methane đối với các nhiên liệu hóa thạch mà các nhà sản xuất nước ngoài xuất khẩu sang châu Âu. Văn kiện này cũng bao gồm các quy định mới yêu cầu ngành sản xuất than đá, khí đốt và dầu mỏ phải đo lường, báo cáo và đánh giá lượng khí methane phát thải. Bên cạnh đó, các nhà sản xuất khí đốt và dầu mỏ tại châu Âu buộc phải giám sát và khắc phục sự cố rò rỉ khí methane trong hoạt động khai thác. Quy định mới này sẽ được trình lên Nghị viện châu Âu và cần sự phê chuẩn lần cuối của các nước thành viên EU.
Trong tuyên bố, Hội đồng Liên minh châu Âu nhấn mạnh luật trên buộc các nhà xuất khẩu dầu khí vào châu Âu phải có nghĩa vụ giám sát, báo cáo và xác minh việc phát thải khí methane từ nay đến ngày 1/1/2027 và cường độ phát thải khí methane tối đa từ nay đến năm 2030.
Các quy định nhập khẩu mới được dự báo sẽ tác động đến các nhà cung cấp khí đốt lớn như Mỹ, Algeria và Nga. Sau khi Nga cắt giảm nguồn cung khí đốt cho châu Âu từ năm ngoái, Na Uy đã trở thành nhà cung cấp khí đốt qua đường ống lớn nhất của châu Âu. Na Uy là một trong những quốc gia khai thác nhiên liệu hóa thạch với cường độ phát thải khí methane thấp nhất thế giới.
Khí methane là nguyên nhân lớn thứ hai gây ra biến đổi khí hậu sau khí CO2 và trong ngắn hạn, khí này khiến nhiệt độ Trái Đất tăng nhanh hơn.
Việc cắt giảm nhanh chóng lượng khí thải methane trong thập kỷ này được đánh giá là yếu tố quyết định nếu thế giới muốn giảm thiểu những tác động nghiêm trọng của biến đổi khí hậu.
Nghị viện châu Âu thông qua luật cấm bán ô tô chạy bằng xăng và dầu diesel Nghị viện châu Âu (EP) ngày 14/2 đã chính thức thông qua luật cấm bán ô tô mới chạy bằng xăng và dầu diesel trong Liên minh châu Âu (EU) từ năm 2035, nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang xe điện trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Bơm xăng cho phương tiện tại một trạm bán xăng ở Rome,...