Nghị viện châu Âu: Điều trần về tình hình Biển Đông
Trưa 7/8, Nghị viện châu Âu đã có phiên điều trần về tình hình an ninh và quân sự tại Biển Đông.
Phiên điều trần do Uỷ ban Đối ngoại và Tiểu ban An ninh Quốc phòng của Nghị viện châu Âu tổ chức. Cử toạ đã nghe 4 thuyết trình của các nhà nghiên cứu từ Bỉ, Anh và Đài Loan. Trong phần trình bày ngắn gọn của mình, ông Janathan Holslag từ Viện nghiên cứu Trung Quốc đương đại tại Bruxelles cho biết, các nước châu Âu lo ngại trước tình hình hiện nay tại Biển Đông, nhất là từ khi Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền phần lớn vùng biển này, gây nên phản ứng mạnh mẽ của các quốc gia Đông Nam Á.
Tiếp đó, bà Theresa Fallon, từ Viện nghiên cứu châu Á, đã so sánh các quy định của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển và các yêu sách lãnh hải phi lý của Trung Quốc và nhấn mạnh, sự mất ổn định trong vùng biển này đang có nguy cơ kéo theo một cuộc chạy đua vũ trang.
Video đang HOT
Ông Yann-Huei Song, người Đài Loan, từ Viện nghiên cứu châu Âu và Mỹ tỏ ra lo ngại về xu hướng dân tộc chủ nghĩa đang trỗi dậy tại Trung Quốc và một số nước trong khu vực, làm cho không khí chung ngày càng căng thẳng.
Các bài thuyết trình đều ít nhiều lưu ý châu Âu nên quan tâm nhiều hơn tới tình hình hiện nay tại Biển Đông và gợi ý rằng, các kinh nghiệm và sáng kiến của châu Âu có thể giúp hoá giải phần nào vấn đề hiện nay tại vùng biển này. Một học giả đã kêu gọi châu Âu ra nghị quyết thể hiện quan điểm về Biển Đông, giống như cách mà Thượng viện Mỹ đã làm hồi năm ngoái.
Trong các câu hỏi, các nghị sĩ châu Âu tỏ rõ sự quan tâm đến việc bảo vệ quyền lợi của các nước nhỏ xung quanh vùng Biển Đông, trước một Trung Quốc to lớn và tham vọng và bảo đảm thông thương hàng hải. Châu Âu có lợi ích khi tham gia giải quyết căng thẳng hiện nay tại Biển Đông, dựa trên các luật lệ được quốc tế thừa nhận và áp dụng từ nhiều năm nay. Cơ chế đàm phán đa phương và lựa chọn giải quyết tranh chấp tại các cơ quan tài phán quốc tế được nhắc tới như các giải pháp phù hợp để làm dịu tình hình tại vùng biển này.
Theo Dantri
Ông John Kerry không mặn mà với chiến lược hướng về châu Á
Thượng nghị sĩ Mỹ John Kerry - Ảnh: Reuters
Thượng nghị sĩ John Kerry, người được đề cử vào chức Ngoại trưởng Mỹ, ủng hộ mối quan hệ gần gũi hơn với Trung Quốc và không tin tưởng vào nhu cầu tăng cường hiện diện quân sự tại châu Á - Thái Bình Dương.
Phát biểu tại phiên điều trần của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ hôm 25.1, ông Kerry kêu gọi thể hiện "tư duy mới mẻ" khi vạch ra chính sách ngoại giao và kế hoạch quan hệ với Trung Quốc, Iran và Trung Đông.
Chính quyền Tổng thống Barack Obama đã ưu tiên tăng cường hiện diện tại châu Á trong bối cảnh nhiều nước lo ngại về sự trỗi dậy quân sự của Trung Quốc.
Khi được hỏi làm cách nào Mỹ có thể tăng cường hiện diện quân sự mà không bị kéo vào các tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và các nước láng giềng, ông Kerry đã tỏ ra không mặn mà với chính sách của ông Obama.
"Tôi không tin rằng tăng cường quân sự là điều quan trọng lúc này. Đó là điều tôi muốn suy xét cẩn thận", hãng AFP trích lời ông Kerry.
"Chúng ta có nhiều căn cứ tại đó hơn bất kỳ quốc gia nào khác, kể cả Trung Quốc, trong lúc này. Các ngài biết đấy, người Trung Quốc nhìn vào đó và nói: Nước Mỹ đang làm gì? Họ đang cố gắng bao vây chúng ta? Điều gì đang diễn ra?", ông Kerry nói tiếp.
Cựu ứng cử viên tổng thống Mỹ nói điều quan trọng là tăng cường quan hệ với Trung Quốc, điều mà chính quyền Mỹ theo đuổi.
Theo TNO
Bà Clinton nổi đóa tại phiên điều trần vụ Benghazi Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã nổi đóa tại phiên điều trần hôm 23.1, bác bỏ cáo buộc của các nghị sĩ đảng Cộng hòa là bà đã che giấu thông tin về vụ tấn công lãnh sự quán Mỹ ở thành phố Benghazi (Libya), theo tin tứcAFP đăng tải ngày 24.1. Trong trạng thái giận dữ, nữ Ngoại trưởng Mỹ không giải...