Nghỉ việc vì COVID-19, hàng xóm rủ nhau nấu cơm gửi tặng tuyến đầu chống dịch
Những ngày TP.HCM áp dụng Chỉ thị 16, cư dân thuộc nhà B, Lô CD, chung cư Bình Khánh (TP Thủ Đức) rủ nhau cùng nấu cơm gửi tặng lực lượng tuyến đầu chống dịch.
TP.HCM giãn cách xã hội Chỉ thị 16 khiến nhiều người ở nhà, mất việc. Thay vì nghỉ ngơi, ở không, trằn trọc cơm áo gạo tiền, nhóm cư dân thuộc nhà B, Lô CD, chung cư Bình Khánh, TP Thủ Đức đã rủ nhau thành lập “Bếp nấu tiếp tế chống dịch COVID nhà B”.
Xuất phát từ việc hằng ngày phải chứng kiến sự vất vả của những y bác sĩ, bệnh nhân đang ngày đêm chiến đấu chống dịch tại khu vực bệnh viện dã chiến phường An Khánh, TP Thủ Đức, Bếp nhà B đã ra đời, cùng chung tay thổi lửa nấu cơm tiếp sức cho bệnh viện.
Bếp nhà B hoạt động từ lúc TP.HCM áp dụng Chỉ thị 16, bếp bắt đầu với 50 suất ăn từ kinh phí cư dân tự bỏ ra. Chỉ sau một buổi, nhiều đơn vị khác ngỏ ý xin hỗ trợ nên bếp nấu thêm và hiện nay lên tới 140 suất mỗi ngày. Người góp tiền, người góp sức, cứ vậy, những phần ăn với đầy tình yêu thương được chuyển đến cho các y bác sĩ cũng như các lực lượng chức năng đang làm việc tại Bệnh viện dã chiến ở phường An Khánh, TP Thủ Đức.
“Nhìn hình ảnh những y, bác sĩ ngất đi khi phải làm việc với cường độ cao trong nhiều giờ khiến tôi không khỏi ám ảnh, tôi muốn chuẩn bị những phần cơm thật sự chất lượng, giúp các y bác sĩ có thật nhiều năng lượng để chiến đấu với bệnh dịch”, anh Trần Văn Trường, Trưởng nhóm Bếp nhà B chia sẻ.
Gia đình anh Vũ Nhật Linh và chị Nguyễn Thị Nại, cư dân chung cư Bình Khánh, phường An Khánh, TP Thủ Đức đang ngồi nấu đồ ăn dưới cái nắng của TP.HCM. Ngày thường, 2 vợ chồng tôi làm nghề buôn bán rau ở chợ Đo Đạc, nhưng nay chợ bị đóng cửa nên chúng tôi ở nhà, thấy anh Trường kêu gọi, không ngần ngại gì mà đồng ý luôn, chỉ mong sao góp 1 chút phần nhỏ vào công cuộc chống dịch cho thành phố”, anh Linh cho biết.
Anh Linh khoe anh rất tự hào mỗi khi nói về những phần cơm do Bếp nhà B làm. Hai vợ chồng anh đứng bếp đặt hết cái tâm cho từng món ăn, từ món mặn, món xào, món canh, ngay cả cơm cũng được chăm chút để chín đều, thơm ngọt.
Video đang HOT
“Càng làm việc, mình càng thấy trách nhiệm phải làm đầy đủ hơn chứ không phải chỉ làm cho xong. Mình cố gắng nấu thật ngon và đàng hoàng, đặt hết cái tâm vào bữa ăn cho các y bác sĩ, dân quân…”, anh Linh nói.
Từ khoảng 13h hàng ngày, thành viên đã thay phiên nhau tất bật phân công nhiệm vụ nấu nướng, sơ chế thức ăn, rau củ để kịp thời gian trao đến tay lực lượng tuyến đầu chống dịch. Hương vị bữa ăn được thay đổi đa dạng theo từng ngày và kèm thêm rau củ để đủ dinh dưỡng.
Khoảng 15h30, việc sơ chế, nấu ăn hoàn tất, các thành viên lại cùng nhau đóng gói từng phần cơm.
“Ban đầu chúng tôi chỉ vận động nguồn lực của cư dân nhà B nhưng hoạt động được lan tỏa nên nhiều mạnh thường quân, người dân hỗ trợ tiền bạc, lương thực phẩm. Đến nay Bếp nhà B đã nhận được gần 160 triệu tiền mặt và nhiều nhu yếu phẩm”, anh Trường nói thêm.
Những người đứng ra nấu và chuẩn bị đồ ăn tại Bếp nhà B cũng không phải có cuộc sống đầy đủ hay giàu có để làm chuyện cộng đồng. Họ là những tiểu thương bán rau ở chợ, là tài xế….họ cũng có hoàn cảnh chật vật. Những con người đùm bọc, chia sẻ nhau nhiệm vụ, để lan tỏa tình thương, góp sức hỗ trợ cho lực lượng tuyến đầu chống dịch.
Thực đơn thường 2 món mặn, 1 canh, rau xào thêm.
Mỗi phần cơm gửi đi đều đảm bảo đủ nguồn năng lượng cho các anh em tuyến đầu yên tâm hoàn thành nhiệm vụ.
Đúng 17h chiều, cơm cùng thức ăn đóng hộp cho vào xe chuẩn bị giao đến điểm tập kết.
Sau khi mặc bộ đồ bảo hộ, những đầu bếp kiêm lái xe đi thẳng vào cổng Bệnh viện dã chiến, nơi các bác sĩ, bộ đội dân quân đang đợi.
Do lượng thực phẩm hỗ trợ cho bếp ngày càng nhiều, anh Trường đang dự tính bàn với mọi người nấu thêm để trao tặng tới người có hoàn cảnh khó khăn.
“Chúng tôi dự định tính toán lại chiến lược nấu nướng, đối với những người khó khăn, nhóm dự định hỗ trợ lương thực tươi kèm các phần quà để họ chủ động nấu bất cứ khi nào và bất cứ món gì mình muốn. Riêng Bếp nhà B sẽ tiếp tục hành trình nấu cơm cho cho lực lượng tuyến đầu chống dịch”, anh Trường tâm sự.
Thành phố Hồ Chí Minh dự kiến mở rộng hỗ trợ đối tượng lao động tự do gặp khó khăn
Theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh, hiện nay, nhiều lao động tự do, khoảng 27.000 người đang nằm ngoài 6 nhóm hỗ trợ đã nêu trong Nghị quyết 09.
Họ chưa nhận được hỗ trợ và đời sống đang rất khó khăn.
Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh Lê Minh Tấn vừa có văn bản khẩn đề nghị Ủy Ban Nhân dân Thành phố Thủ Đức và 21 quận, huyện rà soát, thống kê lao động tự do gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, ngoài 6 nhóm công việc lao động tự do đã nêu trong Nghị quyết 09 của Hội đồng Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
Cụ thể, TP Thủ Đức và 21 quận, huyện cần rà soát, thống kê những lao động làm các nhóm công việc sau:
1. Bảo mẫu, quét dọn, giúp việc gia đình thuê
2. Bảo vệ, giữ xe, rửa xe thuê; sửa xe, vá xe nhỏ lẻ; bán báo dạo, đánh giày hoặc công việc có tính chất tương tự
3. Bán hàng và trợ giúp bán hàng thuê (trong cửa hàng tại chợ, quầy hàng, điểm buôn bán nhỏ, tạp hóa)
4. Xử lý hạt giống để nhân giống (làm hạt giống...), đốn lá (lợp nhà...)
5. Đánh bắt thủy sản ven biển và nội địa - tự làm hoặc làm thuê tại các hộ kinh doanh khai thác, đánh bắt thủy sản (như bắt cá, cào nghêu, làm mồi câu, kéo lưới, đan lưới, đánh lưới...)
6. Thợ hồ (thợ nề), phụ hồ, thợ sơn, thợ mộc, thợ phụ - tự làm hoặc làm việc theo nhóm (mang tính riêng lẻ, độc lập), hoặc làm thuê tại các hộ kinh doanh xây dựng dân dụng
7. Tài xế, phụ xe, lơ xe, tiếp viên, nhân viên làm thuê tại các hộ kinh doanh vận tải
8. Xe ôm công nghệ
9. Tự làm hoặc làm thuê tại các hộ kinh doanh trong lĩnh vực chế biến thực phẩm, may gia công, làm hàng thủ công, mỹ nghệ
10. Nhóm công việc khác do Ủy Ban Nhân dân Thành phố Thủ Đức và quận, huyện đề xuất bổ sung.
Sở Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh yêu cầu việc thống kê phải thực hiện nhanh chóng, hoàn thành trước ngày 24-7 để Sở báo cáo Ủy Ban Nhân dân Thành phố. Theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh, hiện nay, nhiều lao động tự do, khoảng 27.000 người đang nằm ngoài 6 nhóm hỗ trợ đã nêu trong Nghị quyết 09. Họ chưa nhận được hỗ trợ và đời sống đang rất khó khăn.
Vì thế, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh đang xem xét, đề xuất Thành phố Hồ Chí Minh bổ sung hỗ trợ những lao động này từ nguồn Quỹ phòng chống dịch Covid-19.
Nếu đề xuất được thông qua, dự kiến những người lao động này sẽ nhận được hỗ trợ từ ngày 25/7 trở đi. Thành phố Hồ Chí Minh sẽ cố gắng hỗ trợ tối đa, không để một ai vì tác động của dịch Covid-19 mà rơi vào cảnh khốn khổ, khó khăn.
Chị 7 tuổi bế em một tháng tuổi đi điều trị Covid-19 ở BV dã chiến TPHCM Bệnh viện dã chiến số 7 tại TPHCM tiếp nhận hàng trăm ca F0 mỗi ngày, trong đó có không ít trường hợp cả gia đình già trẻ, lớn bé bồng bế nhau đi điều trị Covid-19. Chiều tối 15/7, Bệnh viện dã chiến điều trị Covid-19 số 7 tại khu tái định cư Bình Khánh (TP Thủ Đức) tiếp tục đón hàng...